Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vương cung thánh đường Thánh Phêrô”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 77 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q12512 Addbot
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 1:
{{1000 bài cơ bản}}'''Vương cung thánh đường Thánh Phêrô''' ([[latinh|tiếng Latinh]]: ''Basilica Sancti Petri'', [[tiếng Ý]]: ''Basilica di San Pietro in Vaticano'') là một trong bốn [[nhà thờ]] lớn nhất ở [[Vatican]]. Tên đầy đủ của công trình này là ''Vương cung thánh đường Tông Tòa Thánh Phêrô'', nhưng đôi khi được gọi tắt là ''Đền thờ Thánh Phêrô'' hoặc ''Nhà thờ Thánh Phêrô)''. Mặc dù không phải là nhà thờ "mẹ" của [[Giáo hội Công giáo Rôma]], cũng không phải là [[nhà thờ chính tòa]] của vị [[giám mục]] [[Roma|Rôma]] nhưng vương cung thánh đường Thánh Phêrô được coi là một trong các nơi linh thiêng nhất của đạo Công giáo. Trong nhiều trường hợp, hình ảnh mặt tiền của nó và [[Quảng trường Thánh Phêrô|quảng trường]] là đại diện cho Giáo hội Công giáo Rôma và [[Thành Vatican]].
 
Nhà thờ hiện nay được xây dựng từ ngày [[18 tháng 4]] năm [[1506]] và hoàn thành ngày [[18 tháng 11]] năm [[1626]]. Trước đó, vào [[thế kỷ 4|thế kỷ thứ 4]] cũng đã có một nhà thờ được xây dựng trên khu đất hiện tại. Truyền thống Giáo hội Công giáo Rôma tin rằng, khu vực dưới bàn thờ của vương cung thánh đường này là phần mộ của [[Thánh Phêrô]] - vị giám mục của Rôma và cũng là [[giáo hoàng]] đầu tiên. Vì lý do đó, nhiều giáo hoàng đầu tiên cũng đã được chôn cất trong nhà thờ này.
 
Nhà thờ Thánh Phêrô là nơi có nhiều tác phẩm nghệ thuật, đáng kể nhất là các tác phẩm của [[Michelangelo]].
Dòng 7:
{{wide image|Vatican StPeter Square.jpg|790px|alt=Panorama showing the facade of St Peter's at the centre with the arms of Berninis colonnade sweeping out on either side. It is midday and tourists are walking and taking photographs.|Toàn cảnh Thánh đường và Quảng trường Thánh Phêrô }}
 
Nhà thờ này được khởi công xây dựng ngày [[18 tháng 4]] năm [[1506]] trên nền một nhà thờ khác. Chính [[Giáo hoàng Giuliô II]] đã ra lệnh phá bỏ nhà thờ cũ này để xây nhà thờ mới với mong muốn đây sẽ là nơi chôn cất chính mình sau khi mất. Do đó, ông đã chọn [[họa sĩ|họa sỹ]] nổi tiếng [[Michelangelo]] làm người đứng đầu việc xây dựng công trình này. Tuy nhiên, Michelangelo phải nhường vị trí này cho [[Donato Bramante]] do một số tranh cãi về việc có nên phá bỏ nhà thờ cũ hay không. Bramante đã cho phá bỏ hầu hết nền nhà thờ 1.200 năm cùng với 4 cây cột.
 
Sau khi Giáo hoàng Giuliô II và Bramante lần lượt mất năm [[1513]] và [[1514]], công trình này bị gián đoạn nhiều lần và được chỉ huy bởi nhiều kiến trúc sư khác nhau. Trong đó có [[Raffaello]], người đã thiết kế và xây dựng nhà thờ với hình dáng giống một [[cây thập tự]]. Một thời gian sau, lần lượt các kiến trúc sư [[Sangallo]] và Michelangelo tiếp tục việc xây dựng. Đối với Michelangelo, đây là lần thứ 2 ông chỉ huy công trình này. Ông đã thiết kế [[mái vòm]] nổi tiếng, một kỳ tích của kỹ thuật xây dựng bởi đây là công trình xây bằng [[gạch]] có khoảng cách bắc cầu tự do lớn nhất (dài 24 m, ở độ cao 120 m). Tuy nhiên, Michelangelo không thể hoàn thành mái vòm này (ông mất năm [[1564]]) mà phải nhờ đến kiến trúc sư [[Giacomo della Porta]].