Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vương Đôn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 6 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q712016 Addbot
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 1:
'''Vương Đôn''' ([[chữ Hán]]: 王敦, [[266]] – [[324]]), tự '''Xử Trọng''', người Lâm Nghi, Lang Gia <ref>Nay là phía bắc [[Lâm Nghi]], [[Sơn Đông]]</ref>, quyền thần, tướng lĩnh nhà [[Nhà Tấn|Đông Tấn]] trong [[lịch sử Trung Quốc]].
 
==Lập thân thời loạn==
Dòng 12:
Bấy giờ, [[Thái phó]] [[Tư Mã Việt]] đang khống chế triều đình ở Huỳnh Dương, cho triệu Vương Đôn đến. Ông nhận định đây là Việt muốn giết sạch những ngươi không ăn cánh với mình, quả nhiên bọn Trung thư lệnh Mâu Bá hơn 10 người bị bắt giữ và sát hại. Sau đó Tư Mã Việt muốn nhậm mệnh cho ông làm Dương Châu thứ sử, Phan Thao cho rằng nếu để Vương Đôn ra ngoài, sau này sẽ không thể khống chế được, Việt không nghe.
 
Sau khi đến Dương Châu, Vương Đôn cùng em họ [[Vương Đạo]] ra sức giúp đỡ Lang Gia vương [[Tấn Nguyên Đế|Tư Mã Duệ]] tạo dựng danh tiếng ở Giang Nam. Vì Duệ dựa vào tài lực của anh em họ Vương để kiến lập lực lượng, người thời bấy giờ có câu nói: "''Vương và Mã, chung thiên hạ.''”
 
Sau đó triều đình triệu Vương Đôn về làm thượng thư. Nhưng ông nhiều lần trì hoãn, ở lại Dương Châu, không đi nhậm chức. [[Tấn Nguyên Đế|Tư Mã Duệ]] vì thế lấy ông nhậm chức An đông quân tư tế tửu. Dương Châu thứ sử Lưu Đào lâm bệnh mất, Duệ lấy Đôn làm Dương Châu thứ sử, gia phong Quảng Vũ tướng quân. Sau đó, ông lại được nhậm thêm chức Tả tướng quân, Đô đốc chinh thảo quân sự, Giả tiết.
 
Sau loạn Vĩnh Gia, [[Tấn Hoài đế]] bị bắt đi, Tư không Tuân Phiên đề cử Tư Mã Duệ làm minh chủ, nhưng khi ấy Giang Châu thứ sử [[Hoa Dật]] không chịu phục tùng sự chỉ huy của Duệ, vì vậy Duệ phái Vương Đôn cùng Lịch Dương nội sử [[Cam Trác]] và Dương liệt tướng quân [[Chu Phóng]] tiến đánh Hoa Dật, Dật thua chạy rồi bị giết.
Dòng 23:
 
==Nguồn gốc họa loạn==
Năm Kiến Vũ đầu tiên ([[317]]), nhân lúc [[Tấn Mẫn Đế]] bị bắt, Tư Mã Duệ đổi tước làm Tấn vương, nắm giữ đại quuyền. Lúc này Vương Đôn được tiến vị làm Chinh nam tướng quân. năm sau Mẫn đế bị giết, Tư Mã Duệ lên ngôi, tức là [[Tấn Nguyên Đế]], kiến lập nhà [[Nhà Tấn|Đông Tấn]]. Vương Đôn được đổi phong làm Thị trung, thăng nhiệm Đại tướng quân, Giang Châu mục. Vương Đôn lấy cớ thảo phạt Đỗ Tằng thất bại xin tự biếm chức, miễn nhiệm Thị trung, rồi không nhận chức Châu mục. Sau đó Nguyên đế phong cho ông làm Kinh Châu mục, ông dâng biểu xin từ chối nhận chức Mục, chỉ nhận chức Thứ sử.
 
Về sau Nguyên đế dần dần trọng dụng Lưu Quỹ, tìm cách kềm chế tiếng tăm ngày càng lớn của sĩ tộc họ Vương ở Lang Gia, Vương Đôn dâng thư vì [[Vương Đạo]] bày tỏ sự bất bình, khiến cho Nguyên đế càng thêm ghét sợ ông. Năm Thái Hưng thứ 3 (320), Nguyên đế đổi Tương Châu thứ sử Cam Trác đi làm Lương Châu thứ sử, Vương Đôn yêu cầu để Tòng sự trung lang Trần Ban thay thế vị trí Tương Châu thứ sử <ref>"Tấn thư – Tiếu vương Tốn truyện" chép Vương Đôn muốn Thẩm Sung làm Tương Châu thứ sử</ref>, Nguyên đế lại lấy Tiếu vương [[Tư Mã Thượng Chi]] đi Tương Châu nhậm chức. Ông bèn dâng biểu bày tỏ những mối quan hệ hoàng đế – trung thần bị kẻ gian ly gián xưa nay, muốn làm Nguyên đế cảm động. Nguyên đế sau khi xem biểu lại càng e ngại, một mặt thì tăng thêm đãi ngộ đối với gia thuộc và quan viên của ông, một mặt thì phái Lưu Quỹ, Đái Uyên lĩnh binh ra ngoài, bề mặt là đề phòng chính quyền người Hồ ở phương bắc, thực tế là phòng bị Vương Đôn.
Dòng 35:
Sau khi vào thành Thạch Đầu, Vương Đôn không thèm đến Kiến Khang triều kiến Nguyên đế, còn buông thả quân đội cướp bóc khắp nơi. Quan dân đều bỏ trốn, bên cạnh Nguyên đế chỉ còn An đông tướng quân Lưu Siêu và 2 vị Thị trung, Nguyên đế đành phải cầu hòa. Vương Đôn gặp Vương Đạo, trách cứ ông ta ngày trước không nghe lời mình, đổi lập ấu chúa để ông nắm giữ triều chính, thì ngày nay họa loạn sẽ không phát sinh, làm cho họ Vương cơ hồ bị diệt vong. [[Vương Đạo]] dựa vào lý lẽ vững chắc để phản bác Vương Đôn, khiến cho Vương Đôn không cách gì tranh biện nữa.
 
Ông tự nhậm chức Thừa tướng, Giang Châu mục, tiến phong Vũ Xương quận công, lại tặng thêm Vũ Bảo, Cổ Xuy, để Thái thường Tuân Tung đến ban phong, rồi giả ý từ chối. Vương Đôn giết Chu Nghĩ, Đái Uyên, lại thấy Thái tử [[Tấn Minh Đế|Tư Mã Thiệu]] có dũng lược, muốn vu hãm tội bất hiếu để phế trừ đi, nhưng bị [[Ôn Kiệu]] ra sức phản đối nên việc không thành.
 
===Khống chế triều đình===
Dòng 45:
 
===Cái chết===
Năm Thái Ninh thứ 2 ([[324]]), Vương Đôn phát bệnh, bộ tướng Tiền Phụng, Thẩm Sung bàn nhau một mai ông chết đi, thì bọn họ chỉ còn cách khởi binh lật đổ nhà [[Nhà Tấn|Đông Tấn]]. Bọn họ khuyên Vương Đôn diệt trừ Chu Trát có danh tiếng cùng tâm phúc của Nguyên đế là Nhiễm Tằng và Công Thừa Hùng, ông đều làm theo.
 
Khi bệnh tình của Vương Đôn chuyển biến xấu đi, Minh đế một mặt phái thị trung Trần Quỹ đến thăm hỏi, một mặt ngầm tính toán việc thảo phạt. Nhà vua còn vi phục đến Vu Hồ quan sát doanh lũy của Vương Đôn, phái đại thần dò hỏi chỗ ở của ông.