Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Whisky”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 68 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q281 Addbot
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 1:
[[Tập tin:Ruou whisky glendronach.jpg|nhỏ|phải|Single Malt Scotch Whisky]]
'''Uýt ki''' ([[tiếng Anh]], [[tiếng Pháp]]: '''Whisky''', tại [[Cộng hòa Ireland|Ireland]] và phần lớn nước [[Hoa Kỳ|Mỹ]] là '''Whiskey''') là một loại [[thức uống có cồn|đồ uống có chứa cồn]] được sản xuất từ [[ngũ cốc]] bằng cách [[lên men]] và [[chưng cất]].
 
Từ Whisky được nhắc đến lần đầu tiên vào năm [[1736]] xuất phát từ ''usisge beatha'' trong [[tiếng Gaelic tại Scotland]] hay từ ''uisce beatha'' trong [[tiếng Gaelic tại Ireland]] và có nghĩa là "nước của cuộc sống" (''uisge''/''uisce'': "nước", ''beatha'': "sống"). Khái niệm này đã phổ biến ngay từ [[thế kỷ 16]] / [[thế kỷ 17]] nhưng thời đấy người ta hiểu đấy không chỉ riêng là Whisky mà còn là những loại rượu chưng cất khác có thêm đồ gia vị.
Dòng 6:
== Lịch sử hình thành ==
=== Nguồn gốc ===
Vào [[thế kỷ 5|thế kỷ thứ 5]] các nhà tu [[Kitô giáo|Ki-tô giáo]], mà trước tiên là thánh [[Saint Patrick]] của Ireland, bắt đầu truyền giáo trong xứ sở của [[người Celt]] và mang các dụng cụ kỹ thuật cũng như hiểu biết về cách chế tạo [[dược phẩm]] và nước hoa đến [[Cộng hòa Ireland|Ireland]] và [[Scotland]]. Theo truyền thuyết thì họ là những người đầu tiên đã chưng cất một chất lỏng trong suốt: ''aqua vitae'' hay ''uisge beatha''. Sự hiểu biết này lan truyền trong các thế kỷ sau nhờ vào các tu viện được thành lập mà vào thời gian đó mà thường là trung tâm của các làng mạc và có mở quán rượu riêng.
 
Năm [[1494]] ''aquavite'' lần đầu tiên được nhắc đến trong các văn kiện thuế ở Scotland (''Exchequer Rolls'') khi nhà tu [[dòng Saint Benedict]], John Cor, của tu viện Lindores (thuộc vùng đất phong bá tước [[Fife]]) mua 8 boll [[mạch nha]] tại thủ đô của Scotland lúc bấy giờ là [[Dunfermline]]. Boll là một đơn vị đo lường dùng để đong ngũ cốc cũ của Scotland, tương đương với 210,1 [[lít]] hay 62 [[kilôgam|kg]]). Lượng 8 boll tương đương với khoảng 500 kg, đủ để sản xuất vào khoảng 400 chai rượu Whisky.
Dòng 33:
 
=== Các phương pháp đặc biệt ===
Để sản xuất loại ''Malt-Whisky'', lúa mạch được chế biến thành mạch nha bằng cách làm cho ẩm và cho nẩy mầm. Nhờ vậy [[enzymeenzym]]e được tạo thành và tạo khả năng hóa đường tinh bột sau đó. Sau 5 đến 8 ngày mạch nha xanh được hong khô. Tại Scotland người ta dùng một loại lò cổ truyền (''kiln'') và đốt một lượng than bùn nhất định trong lò. Việc này mang lại hương khói đặc trưng của một số Whisky Scotland. Mặc dầu là phương pháp này vẫn còn được sử dụng lác đác, việc gây mạch nha ngày nay được tiến hành trong các nhà máy lớn chuyên môn.
 
Để sản xuất Malt-Whisky của Scotland và Pot-Still-Whiskey của Ireland "bia" được chưng cất trong những bình bằng [[đồng (nguyên tố)|đồng]] có hình giống củ hành (''pot still'') có cổ phía trên giống như cổ của [[thiên nga]] (''swan neck''). Phần cất có nồng độ rượu từ 60% đến 75%. Tất cả các thử nghiệm thay thế đồng bằng các [[kim loại]] ít bị rỉ sét, dễ gia công và rẻ tiền hơn đều thất bại vì hương vị không đạt của Whisky được sản xuất. Việc chưng cất được tiến hành gián đoạn vì bao giờ cũng chỉ có thể gia công được một phần ''wash'' nhất định.
 
Các loại Whisky khác phần lớn được chưng cất bằng cột chưng cất (''patent still'', ''column still'' hay ''Coffey still''). Loại cột này do một người Scot là Robert Stein phát minh và thử nghiệm vào năm [[1826]] và được người Ireland là Aeneas Coffey cải tiến trong những năm sau đó. Bằng những cột chưng cất này, phần cất được sản xuất có nồng độ rượu tối đa là 94,8%. Loại cột này làm việc liên tục và đây cũng là một ưu điểm lớn về mặt phí tổn.
Dòng 57:
* '''Grain''' là tên loại Whisky được sản xuất từ [[lúa mạch]] mà thông thường là sử dụng thiết bị chưng cất cột được gọi là "kiểu Coffey".
* '''Rye''' là tên gọi loại Whisky chủ yếu được sản xuất từ [[lúa mạch đen]], ít nhất là 51%.
* '''Bourbon''' là tên gọi loại Whisky chủ yếu được sản xuất từ [[ngô|bắp]] (ít nhất là 51%) và được chưng cất với tối đa là 81 phần trăm thể tích rượu, đổ vào thùng chứa với tối đa là 63 phần trăm thể tích rượu.
 
=== Phân loại theo quy trình sản xuất ===
Dòng 97:
 
[[Tập tin:Whiskyfaesser-800.jpg|265px|nhỏ|phải|Thùng gỗ chứa Whisky]]
Ngược với Mỹ, gần như không bao giờ những thùng gỗ sồi còn mới được sử dụng để trữ mà chỉ những thùng trước đó chứa Bourbon hay Sherry, trong vài trường hợp riêng lẻ là những thùng chứa [[rượu Porto]] hay [[Rượu Rum|Rum]] (trường hợp ngoại lệ duy nhất: "Glenfiddich Solera Reserve" – một phần của loại Whisky này được trữ chín mùi trong một thời gian ngắn trong các thùng mới). Được sử dụng chủ yếu là các thùng gỗ sồi (''Quercus alba'') từ Mỹ mà vừa trữ Whiskey Mỹ xong. Đầu tiên xuất phát từ nguyên do phí tổn, ngày nay việc này trở thành một phần quan trọng trong truyền thống của Whisky vì việc này mang lại cho tất cả các loại Whisky một phần lớn vị đặc trưng của chúng. Ngoài ra việc trữ trong các thùng mới không khuyến khích đặc tính riêng biệt của một Single-Malts vì vị vanill-caramel đặc trưng của Bourbon Whiskey sẽ phủ trùm lên các tính chất này. Nguyên nhân phí tổn vẫn còn đóng một vai trò quan trọng: giá một thùng từ [[Hoa Kỳ|Mỹ]] vào khoảng 30 [[Euro]] trong khi thùng từ [[Tây Ban Nha]] là 300 Euro. Các thùng đã chứa [[Sherry]] từ Tây Ban Nha (''Quercus robur'') rất thích hợp cho loại Whisky "ngọt" của Speyside trong khi loại thùng gỗ sồi Mỹ đã chứa Bourbon được dùng cho Whisky của các đảo vì hương khói. Hãng làm thùng Speyside Cooperage tại Craigellachie đóng hằng năm khoảng 100.000 thùng gỗ sồi và sửa chữa thùng cho những lò nấu rượu lân cận. Trong năm [[2004]] vào khoảng 18 triệu thùng Whisky được trữ tại Scotland.
 
Whisky trong thùng, tùy theo độ mạnh lúc vô chai và thời gian trữ theo lệ thường có đến 70 phần trăm thể tích, được pha loãng với nước đến nồng độ uống. Loại vô chai không pha loãng, trực tiếp vô chai với độ mạnh của thùng và vì vậy hay có mùi thơm nồng hơn, ngày càng được ưa chuộng.
 
Scotland xuất khẩu hằng năm 700 triệu chai Whisky, chủ yếu là sang Mỹ, [[Pháp]], Tây Ban Nha và [[Nhật Bản|Nhật]].
 
=== Whiskey Ireland ===
Nhiều yếu tố khác nhau trong quá khứ đã dẫn đến sự tập trung cao độ trong ngành sản xuất Whiskey trên toàn [[đảo Ireland]]. Hiện nay người ta chỉ còn sản xuất đáng kể gần 100 loại khác nhau tại 3 địa điểm. ''Irish Distellers Group'', từ [[1987]] thuộc về nhóm [[Pernod Ricard]] của [[Pháp]], sản xuất trong một nhà máy công nghiệp hiện đại tại [[Midleton]], [[quận Cork]] ở miền Nam của [[Cộng hòa Ireland|Cộng hòa]] và song song với nhà máy này là tại [[quận Antrim]] ở [[Bắc Ireland]]. Antrim là địa điểm của lò nấu rượu nổi tiếng [[Old Bushmills]], được thành lập năm [[1608]] hay [[1784]], là lò nấu rượu lâu đời nhất vẫn còn sản xuất trên thế giới. Tại Midleton nhiều loại Whiskey John Jameson khác nhau được sản xuất từ năm [[1780]], thí dụ như ''Paddy'' và nhiều thương hiệu nhỏ hơn khác cho thị trường Ireland như ''John Power'' và ''Tullamore Dew'' là nhãn hiệu đặc biệt được biết đến nhiều tại [[Đức]] và [[Đan Mạch]]. ''Cooley Distillery'', độc lập và sáng tạo, vừa được thành lập năm [[1987]] tại [[Riverstown]] gần Bắc Ireland đóng một vai trò đặc biệt và mới đây vừa qua nhiều thương hiệu cũng được sản xuất tại hãng này.
 
Khách tham quan có thích thú về Whiskey Ireland có thể đến tham quan lò chưng cất biểu diễn Old Jameson tại Midleton cũng như bắt đầu từ năm [[1997]] là trong trung tâm thành phố [[Dublin]], tại Smithfield Village, Bow Street. Bên cạnh đó cũng có thể tham quan ''Lockes Distillery'' tại [[Kilbeggan]]. Các thiết bị lịch sử được trưng bày và thông tin về lịch sử của Whiskey được cung cấp trong lò nấu rượu đã ngưng hoạt động từ năm [[1953]] này.
Dòng 167:
Có thể đạt đến bằng cách pha loãng với nước. Phần nhiều các Whisky trên thị trường với 40 hay 43 phần trăm thể tích đã được pha loãng với nước trước đó đến độ mạnh có thể uống được. Việc giảm thêm nồng độ rượu trong ly đến khoảng 35% hay được khuyên nhủ, điều mà đặc biệt là tiếp tục giải phóng thêm hương thơm. Các loại Whisky được đong vào chai với độ mạnh của thùng (trong khoảng 60 phần trăm thể tích) thường quá mạnh để có thể uống không thêm nước. Qua việc cho thêm nước độ mạnh của rượu được giảm đi và những chất thơm của Whisky được giải phóng. Ngay người Scot và người Ireland cũng thường uống Whisky của họ với tỉ lệ pha loãng vào khoảng 1:1, việc phục vụ Whisky với một ly/bình nước là bắt buộc ở đấy.
 
Ngoài ra Whisky cũng thường được uống có thêm nước đá (''Whisky on the rocks''). Điều này thông thường làm giảm hương thơm vì một phần lớn các chất cho hương thơm ([[Rượu (hoá học)ancol|rượu]] trung bình, [[este]], [[phênol]]) bị lắng xuống do nhiệt độ lạnh, Whisky trở nên đục thấy rõ.
 
Người ta nên dùng Whisky ngon để pha chế cocktail nhưng Single Malts thì gần như là quá phí. Các Whisky này chỉ thích hợp một phần vì đặc tính có mùi khói. Các loại nhẹ hơn như Whisky Canada thích hợp tốt hơn. Bourbon Whisky được sử dụng trong cocktail chua (''sour'') vì vị những Whisky khác hài hòa không tốt với phụ gia chua.