Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Dãy núi Kavkaz”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 1 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q5477 Addbot
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 26:
* Rặng [[Dãy núi Tiểu Kavkaz|Tiểu Kavkaz]].
 
Rặng Đại Kavkaz bắt đầu từ [[khu bảo tồn tự nhiên Kavkaz]] ở gần thành phố [[Sochi]] thuộc [[Nga]] ở bờ đông bắc của biển Đen, kéo dài theo hướng đông-đông nam tới gần [[Baku]] trên bờ biển Caspi, còn rặng Tiểu Kavkaz chạy song song với rặng Đại Kavkaz, với khoảng cách trung bình khoảng 100 km về hướng nam. Rặng [[Dãy núi Meskheti|Meskheti]] là một phần của hệ thống Tiểu Kavkaz. Rặng Đại và Tiểu Kavkaz được nối liền bởi [[dãy núi Likhi]], tách rời [[vùng đất thấp Kolkhida]] với [[vùng trũng Kura]]. Ở phía đông nam là [[dãy núi Talysh]]. Rặng Tiểu Kavkaz và [[sơn nguyên Armenia|cao nguyên Armenia]] tạo nên [[cao nguyên liên Kavkaz]]. Đỉnh cao nhất của dãy núi Kavkaz là đỉnh [[Elbrus]] thuộc rặng Đại Kavkaz, với chiều cao 5.642 mét (18.510 ft) so với mực nước biển. Những ngọn núi ở gần Sochi sẽ là vùng tổ chức [[Thế vận hội Mùa đông 2014]].
 
== Địa chất ==
Dòng 32:
[[Tập tin:Aragats in snow.jpg|nhỏ|300px|phải|Đỉnh [[Aragats]] cao 2.143 m tại [[Armenia]] là đỉnh núi cao nhất tại dãy Tiểu Kavkaz.]]
 
Khu vực này có nhiều trầm tích đá như [[đá hoa cương|granit]], [[gơnai|đá gơnai]], trầm tích [[dầu mỏ]] (trữ lượng ước tính tới 200 tỷ thùng) và nhiều trầm tích [[hơi đốt]].
 
== Xác định vị trí địa lý ==
Không có định nghĩa hay sự thống nhất rõ ràng về việc dãy núi Kavkaz là một phần của [[châu Âu]] hay một phần của [[châu Á]]. Phụ thuộc vào các cách nhìn nhận khác nhau mà đỉnh núi cao nhất châu Âu hoặc là [[Elbrus]] (5.642 m) hoặc là [[Mont Blanc]] tại dãy núi [[Anpơ|Alps]], trên biên giới Pháp-Italia, với độ cao 4.810 m.
 
Dãy núi Kavkaz nằm ở phần giữa của [[mảng Á-Âu]] giữa châu Âu và châu Á. Do ở khu vực này, đây là mảng ổn định về mặt địa chất, nên rất khó xác định đường đi chính xác của ranh giới châu lục. Vì thế, trong lịch sử, đường ranh giới này đã thay đổi từ vị trí nhiều lần. Người [[Hy Lạp]] cổ đại coi [[Bosporus|Bosphorus]] và dãy núi Kavkaz là ranh giới của châu Âu. Sau này, quan điểm như vậy đã thay đổi một vài lần vì các lý do chính trị. Trong [[giai đoạn Di cư|thời kỳ Di cư]] (giai đoạn từ khoảng năm 300 tới khoảng năm 700) và thời kỳ [[Trung Cổ|Trung cổ]], Bosphorus và [[sông Đông]] là đường phân chia hai châu lục.
 
Ranh giới giữa hai châu lục được sĩ quan quân đội và nhà địa lý người [[Thụy Điển]], [[Philip Johan von Strahlenberg]], định nghĩa dựa trên lịch sử. Theo đó, ông cho rằng ranh giới này chạy theo các đỉnh của [[dãy núi Ural]], sau đó chạy theo [[sông Emba]] và bờ [[biển Caspi]], trước khi chạy qua [[vùng trũng Kuma-Manych]], nằm cách dãy núi Kavkaz 300 km về phía bắc. Năm [[1730]], đường ranh giới này đã được [[Sa hoàng|Nga hoàng]] chấp thuận và kể từ đó được nhiều nhà khoa học công nhận. Theo định nghĩa này, dãy núi Kavkaz là một phần của châu Á và như thế thì đỉnh núi cao nhất châu Âu sẽ là [[Mont Blanc]].
 
Ngược lại, [[La Grande Encyclopédie]] vẽ ranh giới giữa châu Âu và châu Á ở phía nam của cả hai dãy Đại và Tiểu Kavkaz. Như thế thì các đỉnh [[Elbrus]] và [[Kazbek]] đều là các đỉnh núi thuộc châu Âu.
Dòng 79:
Khí hậu của dãy núi Kavkaz dao động theo cả chiều thẳng đứng (theo độ cao) và theo chiều nằm ngang (theo tọa độ địa lý của các điểm). Nhiệt độ nói chung giảm khi độ cao tăng lên. Nhiệt độ trung bình hàng năm tại [[Sukhumi]], [[Abkhazia]] tại mực nước biển là 15 độ C trong khi trên sườn của đỉnh [[Kazbek]] ở cao độ 3.700 m thì nhiệt độ trung bình hàng năm là -6,1 độ C. Các sườn núi phía bắc của dãy Đại Kavkaz có nhiệt độ trung bình thấp hơn so với nhiệt độ trung bình tại các sườn núi phía nam khoảng 3 độ C. Vùng cao nguyên của dãy Tiểu Kavkaz tại [[Armenia]], [[Azerbaijan]] và [[Gruzia]] có sự tương phản sắc nét về nhiệt độ giữa các tháng mùa hè và các tháng mùa đông do có tính chất khí hậu lục địa nhiều hơn.
 
Lượng mưa tăng theo chiều từ đông sang tây trong phần lớn các khu vực. Độ cao đóng một vai trò quan trọng trong khu vực Kavkaz và các rặng núi nói chung có lượng mưa lớn hơn so với các vùng thấp. Khu vực phía đông bắc ([[Dagestan]]) và phần phía nam của Tiểu Kavkaz là khô cằn nhất. Lượng mưa hàng năm tối thiểu đạt 250 mm (8,4 inch) tại [[vùng trũng Caspi]] ở phía đông bắc. Phần phía tây của dãy núi Kavkaz có lượng mưa cao. Các sườn phía nam của dãy Đại Kavkaz nhận được nhiều mưa hơn so với các sườn phía bắc. Lượng mưa hàng năm tại khu vực Tây Kavkaz nằm trong khoảng 1.000-4.000 mm, trong khi khu vực Đông và Bắc Kavkaz ([[Chechnya]], [[Ingushetiya|Ingushetia]], [[Kabardino-Balkaria]], [[Ossetia]], [[Kakheti]], [[Kartli]]…), lượng mưa hàng năm chỉ đạt 600-1.800 mm (23,6-70,9 inch). Lượng mưa hàng năm cao nhất là 4.100 mm tại khu vực xung quanh đỉnh Mtirala thuộc [[dãy núi Meskheti]] tại [[Adjara|Ajaria]]. Lượng mưa của dãy Tiểu Kavkaz (miền nam [[Gruzia]], [[Armenia]], miền tây [[Azerbaijan]]), không bao gồm [[dãy núi Meskheti]], nằm trong khoảng 300–800 mm mỗi năm.
 
Dãy núi Kavkaz được biết đến vì có lượng tuyết rơi nhiều, mặc dù nhiều khu vực sườn núi không nằm dọc theo hướng gió lại không nhận được nhiều tuyết. Điều này đặc biệt đúng cho dãy Tiểu Kavkaz, vốn bị cô lập một cách tương đối với các ảnh hưởng của khí hậu ẩm ướt từ [[biển Đen]] và nhận được lượng mưa tương đối ít hơn (trong dạng tuyết) so với dãy Đại Kavkaz. Độ dày che phủ tuyết trong mùa đông tại Tiểu Kavkaz nằm trong khoảng 10–30 cm. Dãy Đại Kavkaz (đặc biệt là các sườn núi tây nam) có lượng tuyết rơi nhiều. Các trận [[tuyết lở]] khá phổ biến trong giai đoạn từ tháng 11 năm trước tới tháng 4 năm sau.
Dòng 86:
 
== Cảnh quan ==
Khu vực dãy núi Kavkaz có cảnh quan biến đổi chủ yếu theo độ cao và tương ứng với khoảng cách tới các nguồn chứa nước lớn. Khu vực này chứa các [[quần xã sinh vật]] nằm trong phạm vi từ các cánh rừng/đầm lầy, các vùng đất thấp cận nhiệt đới tới các [[sông băng]] (ở tây và trung Kavkaz) cũng như các [[thảo nguyên Á-Âu|thảo nguyên]]/bán [[hoang mạc|sa mạc]] cao nguyên và các [[đồng cỏ núi cao]] ở miền nam (chủ yếu là [[Armenia]] và [[Azerbaijan]]).
 
Các sườn núi phía bắc của dãy Đại Kavkaz được các cánh rừng [[chi Sồi|sồi]], [[chi Trăn|trăn]], [[chi Phong|phong]] và [[chi Tần bì|tần bì]] che phủ ở các cao độ nhỏ trong khi rừng [[chi Bạch dương|bạch dương]] và [[họ Thông|thông]] che phủ tại các cao độ lớn hơn. Một số nơi và vùng sườn núi trong khu vực này che phủ bởi các dạng đồng cỏ kiểu [[thảo nguyên Á-Âu]]. Các khu vực sườn núi thuộc tây bắc Đại Kavkaz ([[Kabardino-Balkaria]], [[Cherkessia]]…) còn có cả các cánh rừng [[chi Vân sam|vân sam]] và [[chi Linh sam|linh sam]]. [[Khí hậu núi cao|Đới núi cao]] thay thế các cánh rừng từ khoảng 2.000 m trên mực nước biển. Đường băng giá vĩnh cửu/[[sông băng]] nói chung bắt đầu từ khoảng cao độ 2.800-3.000 m. Các sườn núi đông-nam của Đại Kavkaz được các cánh rừng bạch dương, sồi, phong, trăn và tần bì che phủ. Rừng bạch dương chiếm ưu thế chủ yếu tại các khu vực cao. Sườn núi tây-nam của Đại Kavkaz che phủ bởi các cánh rừng kiểu [[Colchis]] (sồi, [[chi Hoàng dương|hoàng dương]], bạch dương, dẻ, trăn, [[chi Du|du]]) tại các cao độ nhỏ với rừng cây lá kim và hỗn hợp (vân sam, linh sam và bạch dương) chiếm ưu thế ở các độ cao lớn hơn. Đới núi cao tại các sườn núi phía nam có thể xuất hiện từ cao độ tới 2.800 m trên mực nước biển trong khi đường [[sông băng]]/tuyết bắt đầu từ cao độ khoảng 3.000-3.500 m.