Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ernest Mandel”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 19 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q165121 Addbot
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 9:
Ngay từ lúc còn nhỏ Mandel đã làm quen với các tác phẩm văn học và âm nhạc cổ điển cũng như học nhiều ngoại ngữ. Thông qua cha của ông, thành viên của [[Liên minh Spartakus]] do [[Rosa Luxemburg]] và [[Karl Liebknecht]] thành lập, Mandel cũng đã quen thuộc với các tác phẩm cổ điển của Chủ nghĩa Marx.
 
Khước từ ngay cả [[phong trào Xã hội-Dân chủ]] lẫn [[Chủ nghĩa cộng sản#Chủ nghĩa Stalin|Chủ nghĩa Stalin]] và dưới ảnh hưởng của cuộc [[Nội chiến Tây Ban Nha]], người học sinh trung học Mandel bắt đầu hoạt động chính trị từ khoảng năm [[1937]] cho một tổ chức Trosky nhỏ tại Bỉ (''Parti Socialiste Révolutionnaire- PSR'') và trở thành thành viên của tổ chức này vào năm [[1938]]. Trong thời gian này PSR đã là phân bộ Bỉ của [[Đệ Tứ Quốc tế]] do [[Leo Trosky]] và những người cùng chí hướng tuyên bố thành lập năm [[1938]].
 
Sau khi [[Chiến tranh thế giới thứ hai|Đệ nhị thế chiến]] bùng nổ và Bỉ bị quân đội Đức chiếm đóng năm [[1940]], vừa mới bắt đầu học đại học tại Trường Đại học Tự do (''Université Libre'') ở Bruxelles, Mandel đã phải ngưng học trong mùa thu [[1941]] vì lực lượng chiếm đóng đóng cửa trường. Trong tháng 12 năm 1941 Ernest Mandel đi vào hoạt động bí mật và từ đấy hoạt động trong phong trào chống phát xít (''[[Résistance]]''), viết truyền đơn và viết bài cho các sách nhỏ (''pamphlet'') của cha, người cũng hoạt động bí mật. Mặc dù bị bắt giam nhiều lần như trong tháng 12 năm [[1942]] và trong tháng 3 năm [[1944]] và bị giam trong các trại giam ở Bỉ, ông đã có thể trốn thoát được hai lần và cuối cùng, trong tháng 4 năm [[1945]], được quân đội [[Khối Đồng Minh thời Chiến tranh thế giới thứ hai|Đồng Minh]] giải thoát từ một trại giam ở Đức, nơi ông bị chuyển đến trong năm 1944.
 
Trong thời gian tự do, Mandel vẫn kiên quyết tiếp tục hoạt động chính trị bí mật. Năm 1942 ông được bầu vào Bộ Chính trị của ''Parti Communiste Révolutionnaire'' (PCR), là tên mới của PSR. Trong tháng 11 năm 1943 ông bí mật đến [[Paris]] và tham dự hội nghị bí mật của những người theo [[Chủ nghĩa Trosky]] tại [[châu Âu]] trong tháng 2 năm [[1944]].
Dòng 26:
Tại Bỉ, trong nửa thập niên sau của những năm 1960, Mandel chuyên tâm xây dựng các đảng phái chủ nghĩa xã hội cánh tả nhỏ trong vùng Flandern và Wallonien mà cuối cùng từ những đảng đó phân bộ Bỉ của ''Fourth International'' được tái thành lập. Trong những năm của thập niên 1960 Mandel chú tâm vào các đề tài cải cách cấu trúc chống tư bản chủ nghĩa, việc công nhân kiểm soát sản xuất và hoạt động cho một cấu trúc liên bang cho nước Bỉ, là nước chịu nhiều ảnh hưởng của mâu thuẫn giữa hai vùng Wallonie và Flandres (Đọc [[Xung đột Wallonie-Flandres]]). Ngoài ra từ [[1954]] cho đến [[1963]] Mandel là thành viên và chuyên gia cố vấn trong Ủy ban Nghiên cứu của Liên hiệp Công đoàn Bỉ FGTB (''Fédération Général du Travail Belgique'') và là người cộng tác tin cậy của [[André Renard]], người lãnh đạo công đoàn Wallonie được lòng dân và có nhiều ảnh hưởng. Cả hai người đã đóng vai trò quan trọng trong vụ tổng đình công ở Bỉ vào cuối [[1960]] đầu [[1961]] và trong phong trào công đoàn của Bỉ trong thời gian này.
 
Năm [[1962]] Mandel tiếp tục việc học đại học đã phải bỏ dỡ năm 1941 vì chiến tranh và vì nước Bỉ bị chiếm đóng. Ông tiếp tục học ngành kinh tế tại Bruxelles và Paris và đỗ bằng ''Licencié'' tại ''École Practique des Hautes Etudes ''của trường [[Sorbonne|Đại học Sorbonne]] tại Paris năm [[1967]]. Mặc dù hoạt động chính trị trong nước và quốc tế rất tích cực nhưng ông vẫn tiếp tục nghiên cứu và đạt học vị phó tiến sĩ đầu năm [[1972]] tại trường [[Đại học Tự do Berlin]] (''Freie Universität Berlin'').
 
Trong những năm của thập niên 1960 Ernst Mandel cũng bắt đầu xuất hiện thường xuyên hơn trên trường quốc tế ngoài môi trường chung quanh đại học và Trosky mà trong đó các sách do ông viết đã góp phần quan trọng. Qua một lượng lớn sách và bài viết được xuất bản, seminar, các chuyến đi giảng bài và tranh luận công khai ông đã có nhiều ảnh hưởng đến phong trào sinh viên đang nở rộ.
Dòng 34:
Ông đã nhận [[Giải thưởng Alfred Marshall]] của Trường [[Đại học Cambridge]] (''University of Cambridge'') năm [[1978]] cho loạt bài giảng về [[Alfred Marshall]] của ông.
 
Cuối những năm 1960 và trong thập niên 1970 chính phủ một số nước phương Tây đã cấm không cho ông nhập cảnh và giảng dạy. Ngoài những nước khác ông đã không được phép vào Mỹ, Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, [[Thụy Sĩ|Thụy Sỹ]] và [[Úc]] trong nhiều năm. Tại Cộng hòa Liên bang Đức nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ thời đấy [[Hans-Dietrich Genscher]] đã cấm ông không được phép nhập cảnh năm [[1972]], việc chỉ được bãi bỏ năm [[1978]]. Ông chỉ được vào các nước thuộc khối phương Đông từ năm [[1989]], ngoại trừ [[Nam Tư]], nơi ông đã tham dự nhiều hội nghị của các nhà khoa học xã hội chủ nghĩa ngay trong những năm của thập niên 1970 và 1980.
 
Đặc biệt các cuộc tranh luận nổi tiếng của ông với các lý thuyết gia của chủ nghĩa Marx đã góp phần làm cho nhiều người biết đến ông. Thí dụ như với [[Che Guevara]] và [[Charles Bettelheim]] về tổ chức của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa; với [[Paul Sweezy]], [[Hillel Ticktin]], [[Alec Nove]] về bản chất của sự quan liêu [[Xô viết]]. Trung tâm của các cuộc thảo luận khác là các đề tài kinh tế thị trường chống với kinh tế kế hoạch, lý thuyết của [[chủ nghĩa tư bản nhà nước]] hay tương lai của [[chủ nghĩa xã hội]] sau khi chính quyền xã hội chủ nghĩa tại các nước Đông Âu sụp đổ. Mandel cũng đã có nhiều cuộc tranh luận công khai thú vị với nhiều nhà hoạt động chính trị như [[Gregor Gysi]], [[Felipe González]] và [[Joop den Uyl]].
Dòng 43:
 
==Ảnh hưởng==
Là một nhà tuyên truyền không mệt mỏi cho một sự chọn lựa khác đối với cả [[xã hội]] [[tư bản]] lẫn [[chủ nghĩa cộng sản#Chủ nghĩa Stalin|chủ nghĩa Stalin]] dựa trên nền dân chủ [[Xô viết]] và tự quản lý, Mandel đã có ảnh hưởng lớn nhất trong những thập niên 60 và 70 của thế kỷ 20. Nếu như một thời bị đe dọa sẽ đi vào lãng quên sau bước ngoặt của lịch sử thế giới [[1989]]/[[1990]] – cũng như toàn thể truyền thống của chủ nghĩa Marx và chủ nghĩa xã hội – thì có thể nhận thấy rằng sự chú ý về tác phẩm và cuộc đời của Ernest Mandel đã hồi sinh theo sự xuất hiện của phong trào chống [[toàn cầu hóa]] tư bản chủ nghĩa.
 
==Tác phẩm==