Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Estrogen”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã hủy sửa đổi của Khanhngujen (Thảo luận) quay về phiên bản của AlleinStein
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 1:
'''Estrogen'được chiết xuất từ tinh chất mầm đậu tương'' là một nhóm các hợp chất [[steroid]] đóng vai trò là [[nội tiết tố|hormon]] sinh dục nữ chính.
 
== Nguồn gốc và bản chất hóa học ==
Estrogen là một loại [[nội tiết tố|hormon]] do một số [[bộ phận sinh dục phụ nữ|cơ quan sinh dục nữ]] tiết ra. Đó là từ [[tế bào vỏ trong]] và [[tế bào hạt]] của [[nang noãn]] (hay nang trứng), [[thể vàng]] (hay còn gọi là hoàng thể) và [[nhau thai]]. Các thành phần này đều nằm ở [[buồng trứng]], riêng nhau thai có ở [[tử cung]] trong thời kỳ [[có thai]].
 
Estrogen tồn tại tự nhiên trong cơ thể ở 3 dạng: 17β-estradiol, estron và estriol. Trong đó 17β-estradiol là estrogen được bài tiết nhiều nhất và có tác dụng sinh học mạnh nhất. Còn estriol là estrogen yếu nhất, nó là dạng chuyển hóa của 17β-estradiol và estrone.
Dòng 11:
Estrogen trong máu lưu hành dưới 3 dạng: dạng tự do (là dạng hoạt động), dạng gắn với một [[protein]] (để lưu hành trong máu), và cuối cùng là dạng liên hợp (để thải ra ngoài).
 
Estrogen tự do khi đến [[tế bào đích]] ([[tiếng Anh]]: ''target cell'') sẽ [[khuếch tán]] qua màng [[tế bào]] để đến kết hợp với một [[thụ thể]] (tiếng Anh: ''receptor'') trong bào tương (hay còn gọi là [[tế bào chất]]) thành một phức hợp. Phức hợp này sẽ đi vào [[nhân tế bào]], gây ra 2 hiệu quả: sao chép [[ADN|DNA]] để nhân đôi tế bào và tăng tổng hợp [[ARN|RNA]].
 
Sau đó estrogen rời khỏi thụ thể và ra khỏi tế bào. Thời gian lưu lại trong nhân tế bào tùy thuộc vào loại estrogen - đó là hoạt tính mạnh hay yếu của mỗi loại estrogen.
Dòng 20:
**Estrogen làm tăng lượng máu đến tử cung, làm tăng số lượng [[cơ]] tử cung, giúp tử cung lớn và hoạt động tốt. Ở người phụ nữ bị cắt 2 [[buồng trứng]] thì tử cung bị teo, cơ tử cung nhỏ xuống và không hoạt động.
**Estrogen làm [[nội mạc tử cung]] dày lên, tăng trưởng, phát triển các tuyến trong nội mạc. Ở người phụ nữ đang [[điều trị]] thường xuyên bằng estrogen sẽ làm nội mạc tử cung phì đại, và nếu ngưng điều trị thì sẽ làm tróc lớp nội mạc, gây chảy máu do ngưng thuốc.
*Estrogen gây ra những biến đổi có chu kì của [[cổ tử cung]], của [[âm đạo]] theo [[kinh nguyệt|chu kì kinh nguyệt]] ở người phụ nữ. Nó tạo môi trường thuận lợi cho [[tinh trùng]] dễ dàng xâm nhập vào tử cung, tồn tại và di chuyển được, và vì vậy, nó tạo điều kiện cho sự [[thụ tinh]].
*Estrogen hỗ trợ sự phát triển của [[nang trứng]], và khi [[trứng]] rụng, estrogen sẽ làm tăng nhu động của [[vòi trứng]] để đón lấy trứng dễ dàng và đưa nang trứng vào trong tử cung thuận lợi.
 
Dòng 35:
 
=== Các tác dụng khác ===
*Gần ngày [[kinh nguyệt|hành kinh]] cơ thể người phụ nữ tích tụ [[nước]] và [[muối khoáng]] và có hiện tượng tăng cân.
*Estrogen làm các [[tuyến nhờn]] ở da tiết nhiều dịch vì vậy chất nhờn ở da loãng hơn và có tác dụng chống lại [[mụn trứng cá]].
*Estrogen còn có tác dụng làm giảm cholesterol trong huyết tương, giảm nguy cơ bị [[xơ vữa động mạch]] ở người phụ nữ. Và người phụ nữ ở lứa tuổi [[mãn kinh]], thì nguy cơ bị bệnh lý này tăng lên vì buồng trứng không còn tiết estrogen nữa.