Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hợp kim”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 1 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q37756 Addbot
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 1:
[[Tập tin:Steel wire rope.png|nhỏ|250px|phải|[[Thép]] là hợp kim của [[sắt]] và [[cacbon]] và các [[nguyên tố]] khác có [[sức bền vật liệu|độ bền]] cao]]
 
'''Hợp kim''' là [[dung dịch]] rắn của nhiều nguyên tố [[kim loại]] hoặc giữa nguyên tố kim loại với nguyên tố phi kim. Hợp kim mang tính kim loại (dẫn nhiệt cao, dẫn điện, dẻo, dễ biến dạng, có ánh kim...).
 
* Hợp kim đơn giản: Hợp kim được tạo thành trên cơ sở kim loại, giữa hai kim loại với nhau (như latông: Cu và Zn); giữa kim loại với á kim (như thép, gang: Fe và C) song nguyên tố chính của hợp kim vẫn là kim loại
** [[Hợp kim của sắt|Hợp kim sắt]], hay còn gọi là [[hợp kim đen]]: hợp kim với thành phần chủ yếu là sắt với các nguyên tố khác
** [[Hợp kim màu]], là hợp kim của các kim loại khác ngoài sắt. Trong số này có [[đồng thau]], [[đồng điếu]], [[hợp kim của nhôm|hợp kim nhôm]], [[vàng tây]]...
** [[Hợp kim gốm]], còn gọi là hợp kim bột: hợp kim của [[cacbua vonfram]] kết hợp với [[coban]] (Co), có lúc thêm [[titan cacbua]]
* Hợp kim phức tạp: Hợp kim có nguyên tố chính là kim loại với hai hay nhiều nguyên tố khác.
Dòng 14:
Đặc tính sản phẩm hợp kim ''giống kim loại'' thông thường khác với đặc tính của kim loại hợp thành, đôi khi còn khác hẳn.
 
Hợp kim luôn cho ta những đặc tính vượt trội so với kim loại nguyên chất hợp thành. Ví dụ, [[thép]](hợp kim của sắt) có [[sức bền vật liệu|độ bền]] vượt trội so với kim loại hợp thành của nó là [[sắt]]. Đặc tính [[vật lý học|vật lý]] của hợp kim không khác nhiều kim loại được [[hợp kim hoá]], như [[mật độ]], [[độ kháng cự]], [[tính điện]] và [[hệ số dẫn nhiệt]], nhưng các đặc tính [[cơ khí]] của hợp kim lại có sự khác một cách rõ rệt, như [[độ bền kéo]], [[độ bền cắt]], [[độ cứng]], khả năng chống [[ăn mòn]]...
 
Không giống như kim loại nguyên chất, nhiều hợp kim không có một [[nhiệt độ nóng chảy|điểm nóng chảy]] nhất định. Thay vì, chúng có một miền nóng chảy bao gồm trạng thái các khối [[chất rắn]] hòa lẫn với khối [[chất lỏng]]. Điểm [[nhiệt độ]] bắt đầu chảy được gọi là [[đường đông đặc]] và hoàn thành việc hóa lỏng hoàn toàn gọi là [[đường pha lỏng]] trong [[giản đồ trạng thái]] của hợp kim.
 
== Hợp kim ngày nay ==
Dòng 22:
Thuật ngữ hợp kim ngày nay mang ý nghĩa rộng hơn so với lúc nó xuất hiện. Trước đây các vật liệu công nghiệp chứa một vài nguyên tố được chế tạo chủ yếu bằng cách nấu chảy. Ngày nay nhiều vật liệu thu được bằng cả các phương pháp khác, chẳng hạn như bằng phương pháp [[luyện kim bột]], bằng con đường khuếch tán; các hợp kim có thể thu được khi hóa bụi bằng [[plasma]] trong quá trình kết tinh từ pha hơi trong chân không, khi [[điện phân]].
 
Giống như kim loại, hợp kim có cấu tạo tinh thể. Hợp kim thường được cấu tạo bằng các tinh thể: [[tinh thể hỗn hợp]], [[dung dịch rắn|tinh thể dung dịch rắn]] và [[tinh thể hóa học]].
 
Trong loại hợp kim có tinh thể hỗn hợp hoặc là dung dịch rắn, kiểu liên kết chủ yếu là [[liên kết kim loại]]. Trong loại hợp kim có tinh thể là hợp chất hóa học, kiểu liên kết là [[liên kết cộng hóa trị]].