Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hữu luân”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 15 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q1340222 Addbot
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 1:
{{Phật giáo Tây Tạng}}
 
'''Hữu luân''' (zh. 有輪, sa. ''bhava-cakra'', pi. ''bhavacakka'') là vòng sinh tử, là bánh xe của sự tồn tại, chỉ cái luân chuyển của thế giới hiện hữu. Đây là cách nói và biểu tượng của người [[Tây Tạng]] chỉ [[Luân hồi]] (sa. ''saṃsāra''). Thế giới của [[Hữu tình]] hiển hiện dưới sáu dạng ([[Lục đạo]]): Thiên giới, loài A-tu-la, loài người là ba thiện giới nằm phía trên của bánh xe. Phía dưới của bánh xe là súc sinh, ngạ quỷ và địa ngục. Tất cả sáu loài này đều chịu khổ và sự hoại diệt. [[Chết|Cái chết]] được xem do [[Diêm vương]] gây ra, là người quay và giữ (cắn) chặt bánh xe.
 
Nguyên nhân của [[khổ (Phật giáo)|khổ]] được biểu tượng bằng ba con thú nằm ở trung tâm bánh xe: [[gà]] (chỉ tham), [[chi Lợn|lợn]] (chỉ [[Si (Phật giáo)|si]]) và [[rắn]] (sân hận). [[Chu vi]] của bánh xe được khắc ghi mười hai yếu tố của thuyết [[Duyên khởi]]. Biểu tượng của bánh xe tồn tại được hiểu dưới nhiều cách khác nhau. Đầu tiên, sáu nẻo tái sinh được trình bày dưới sáu cảnh tượng khác nhau. [[Tử thư]] xuất phát từ quan điểm này mà chỉ dẫn những gì cần phải làm lúc chết để được sinh vào các cõi tốt đẹp. Người ta cần hiểu các cõi này chính là sáu loại tâm thức hay sáu mẫu người tiêu biểu hay sáu loại trạng huống ngay trong đời sống bình thường.
 
Trên một bình diện khác, người xem có thể khám phá ra trong sáu cảnh tượng đó có trình bày sáu dạng xuất hiện của [[Quán Thế Âm]] với sáu cách khai thị khác nhau để chúng sinh cõi đó [[giải thoát]]. Ngay như câu [[Chân ngôn]]
Dòng 32:
*#[[A-tu-la]] (阿修羅, sa. ''asura''), là những thiên nhân hay ganh tị với những thiên nhân khác. [[Phật]] đứng ở giữa cõi Thiên và A-tu-la để tìm cách giải hoà.
*#Ngạ quỷ (餓鬼, sa. ''preta'') là những loài quỷ chịu khổ do cơn đói hoành hành. Đây là cõi của các chúng sinh tham lam, keo kiệt hoặc ham ăn trong các kiếp trước, nói ngắn gọn: không bao giờ biết đủ. Trong một vài cách trình bày người ta có thể thấy được cổ thon dài, miệng nhỏ nhưng bụng lại rất to. Thậm chí có hình trình bày nước hoá lửa hoặc thức ăn hoá thành xú uế khi ngạ quỷ đưa vào miệng. Quán Thế Âm Bồ Tát bắt ấn thí nguyện tay phải, chỉ tâm thức sẵn lòng cứu độ của mình.
*#[[Địa ngục]] (地獄, sa. ''naraka''). Địa ngục được phân thành hai phần, nóng và lạnh và mỗi phần đều được chia thành nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên, dù muốn hay không, thời gian trong địa ngục sẽ chấm dứt khi ác nghiệp đã được giải hoá. Trong điểm này thì Phật giáo khác với [[Thiên Chúa giáo|Thiên chúa giáo]].
*#Súc sinh (畜生, sa. ''paśu''), là những loài hữu tình không đủ khả năng suy nghĩ về trạng thái của mình và vì vậy, không thể tự giải thoát ra khỏi những khổ đau hiển nhiên. Chúng luôn luôn đứng trong một cuộc sống tranh chấp sống chết với nhau vì thức ăn, bị săn đuổi và sát hại. Chúng chỉ biết tuân theo những gì bản năng ép buộc. Phật cũng xuất hiện trong cõi này để cứu độ những sinh linh cùng khổ này.
*#Loài người (人, sa. ''nāra''). Mặc dù chịu nhiều nỗi khổ lớn như sinh, lão, bệnh, tử và li biệt nhưng cõi người được xem là cõi thuận lợi nhất, vì qua kinh nghiệm khổ đau loài người biết quý trọng giáo lí của Phật. Cơ hội giải thoát ra khỏi vòng sinh tử được xem là lớn nhất ở cõi này. [[Tất-đạt-đa Cồ-đàm|Phật Thích-ca]] ngồi trên toà, tay bắt ấn thí nguyện, khuyến khích loài người đến nghe pháp và tu tập.
 
* Vòng thứ ba từ bên ngoài: Phần tối đen bên phải, từ trên xuống chỉ sự sa đoạ khi tạo nghiệp ác, phần bên trái, từ dưới lên trên chỉ thiện nghiệp và sự thăng tiến.