Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bành Hồ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Lịch sử: clean up, replaced: {{cite web → {{chú thích web (2) using AWB
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 36:
Năm 1661, [[Trịnh Thành Công]] đã xuất binh từ [[Kim Môn]], trước sau chiếm lĩnh Bành Hồ và khu vực do Hà Lan thống trị trên đảo Đài Loan, sau đó thiết lập An Phủ ti tại Bành Hồ. Năm 1683, thủy sư đề đốc [[nhà Thanh]] là [[Thi Lang]] tại [[hải chiến Bành Hồ]] đã đại phá hạm đội [[vương quốc Đông Ninh|họ Trịnh]], đánh chiếm Bành Hồ, tướng họ Trịnh là [[Lưu Quốc Hiên]] (劉國軒) phải rút chạy về Đài Loan, chính quyền họ Trịnh sau đó đầu hàng quân Thanh. Sau đó, triều Thanh đặt Bành Hồ dưới quyền cai quản của [[huyện Đài Loan (1684-1887)|huyện Đài Loan]] ở nam bộ Đài Loan hiện nay. Năm 1767, [[thông phán]] [[Hồ Kiến Vĩ]] (胡建偉) hoàn thành việc biên soạn "Bành Hồ kỉ lược" (澎湖紀略), trở thành cuốn sách ghi chép hoàn chỉnh đầu tiên về Bành Hồ. Năm 1778, một tháp [[hải đăng]] được xây trên [[Tây Tự]], hoàn thành vào năm sau, khởi đầu cho việc xây các hải đăng ở khu vực Đài Loan.
 
Tháng 3 năm 1885, quần đảo Bành Hồ bị người Pháp đánh chiếm trong những tuần cuối cùng của [[Chiến tranh Pháp-Thanh|Chiến tranh Thanh-Pháp]], và họ đã chỉ rút đi bốn tháng sau đó. [[Chiến dịch Bành Hồ]] là chiến dịch cuối cùng của đô đốc [[Amédée Courbet]], ông đã giành được các thắng lợi trong các trận hải chiến và trở thành một anh hùng dân tộc tại [[Pháp]]. Courbet nằm trong số các chỉ huy và thủy thủ Pháp đã chết vì [[bệnh tả]] trong thời gian Pháp chiếm đóng quần đảo Bành Hồ. Ông qua đời trên tàu đô đốc ''Bayard'' của mình tại cảng Mã Công vào ngày 11 tháng 6 năm 1885.{{sfnp|Loir|1886|pp=291–317}}. Năm 1887, Hải Đàn trấn [[tổng binh]] [[Ngô Hoành Lạc]] (吳宏洛) nhậm chức Bành Hồ thủy sư tổng binh, giám sát xây dựng thành Bành Hồ (Ma Cung).
[[Tập tin:Hoko Prefectural Office.JPG|nhỏ|phải|Thính xá Bành Hồ thính, thời thuộc Nhật, nay là khu vực trị sở chính quyền huyện Bành Hồ]]
Trong [[chiến tranh Thanh-Nhật|chiến tranh Giáp Ngọ]] giữa Trung Quốc và [[Nhật Bản]], quân Nhật đã tiến hành [[chiến dịch Bành Hồ (1895)|chiến dịch Bành Hồ]] trong thời gian 23–26 tháng 3 năm 1895. Quân Nhật giành được chiến thắng với tổn thất tối thiểu, lính Thanh hầu hết đều đầu hàng và được người Nhật cho hồi hương về Trung Quốc đại lục. Tuy nhiên, một đợt bùng phát dịch tả sau đó đã khiến hơn 1.500 lính Nhật thiệt mạng trong vòng vài ngày.<ref>{{chú thích sách|author=Davidson, J. W.|title=The Island of Formosa, Past and Present|year=1903|location=London|pages=268}}</ref>{{sfnp|Takekoshi|1907|pp=82}} Với việc chiếm đóng Bành Hồ, người Nhật có thể ngăn cản việc có thêm quân Thanh được đưa đến Đài Loan, thuyết phục các nhà đàm phán Đại Thanh tại Shimonoseki rằng Nhật Bản đã quyết tâm để thôn tính Đài Loan. Với [[Hiệp ước Shimonoseki|Điều ước Mã Quan]] ký kết vào tháng 4 năm 1895, triều đình Thanh đã nhượng Bành Hồ cho Nhật Bản. Tuy vậy, người Nhật Bản cho rằng họ có thể sẽ gặp phải kháng cự khi cố gắng chiếm đóng Đài Loan, và việc chiếm được Bành Hồ đã đảm bảo thành công của [[chiến tranh Ất Mùi|chiến dịch]] xâm lược Đài Loan của người Nhật vào sau đó.{{sfnp|Takekoshi|1907|pp=80–82}} Sau đó, người Nhật thành lập "Bành Hồ (Hoko) đảo thính" tại quần đảo Bành Hồ, rồi đổi thành "Bành Hồ thính", trực thuộc [[Tổng đốc Đài Loan|Đài Loan tổng đốc phủ]]. Năm 1920, Bành Hồ thính được đổi thành Bành Hồ quận thuộc [[Cao Hùng châu|Cao Hùng (Takao) châu]], đến năm 1926 thì Bành Hồ quận đổi lại thành Bành Hồ thính, trực thuộc trực tiếp Đài Loan tổng đốc phủ. Năm 1923, hoàng thái tử [[Hirohito]] khi đến Đài Loan đã thị sát Bành Hồ. Trong [[chiến tranh Trung-Nhật]], [[Mã Công cảnh bị phủ|Mã Công (Mako) cảnh bị phủ]] là một căn cứ chính của [[Hải quân Đế quốc Nhật Bản]] và là một điểm thượng tải trong cuộc [[Nhật Bản xâm lược Philippines|xâm lược Philippines]] của Nhật.
 
Trong [[Tuyên bố Cairo]] năm 1943, [[Hoa Kỳ]], [[Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland|Anh Quốc]], và [[Trung Hoa Dân Quốc]] đã tuyên bố rằng "tất cả các lãnh thổ mà Nhật Bản đã chiếm đoạt từ người Trung Quốc như [[Mãn Châu]], Đài Loan và Bành Hồ phải được trao trả cho Trung Hoa Dân Quốc." Ngày 26 tháng 7 năm 1945, ba chính phủ đã đưa ra [[Tuyên bố Potsdam]], thông báo rằng "Các điều khoản của Tuyên bố Cairo sẽ được thực hiện." Trong [[Hiệp ước San Francisco]], Nhật Bản đã từ bỏ chủ quyền đối với Đài Loan và Bành Hồ.