Khác biệt giữa bản sửa đổi của “USS Indianapolis (CA-35)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
n clean up, replaced: xoay sở → xoay xở (2) using AWB
Dòng 31:
|Ship honors=10 [[Ngôi sao Chiến đấu]]
|Ship captured=
|Ship fate= Bị tàu ngầm Nhật ''[[I-58 (tàu ngầm Nhật)|''I-58'']]'' đánh chìm ngày [[30 tháng 7]] năm [[1945]]
|Ship status=
}}
Dòng 58:
'''USS ''Indianapolis'' (CA-35)''' là một [[tàu tuần dương hạng nặng]] thuộc [[Portland (lớp tàu tuần dương)|lớp ''Portland'']] của [[Hải quân Hoa Kỳ]], là chiếc tàu chiến thứ hai của Hải quân Mỹ được đặt [[USS Indianapolis|cái tên này]] theo tên thành phố [[Indianapolis]] thuộc tiểu bang [[Indiana]]. Nó có một vị trí nổi bật trong lịch sử do những tình huống đưa đến việc bị đánh chìm, dẫn đến một trong những tổn thất về sinh mạng ngoài biển lớn nhất trong lịch sử Hải quân Hoa Kỳ.
 
Vào ngày [[30 tháng 7]] năm [[1945]], không lâu sau khi chuyển giao những bộ phận quan trọng của [[Little Boy|quả bom nguyên tử đầu tiên]] sử dụng trong chiến đấu đến căn cứ không quân tại [[Tinian]], chiếc tàu tuần dương trúng phải ngư lôi phóng từ [[tàu ngầm]] [[Hải quân Đế quốc Nhật Bản|Nhật]] ''[[I-58 (tàu ngầm Nhật)|''I-58'']]'', và bị chìm chỉ sau 12 phút. Trong số 1.196 thành viên thủy thủ đoàn hiện diện trên tàu, có khoảng 300 người đã chìm theo nó. Số 800 người còn lại phải đối mặt với đói khát và sự tấn công của [[cá mập]], khi họ trôi nổi chờ đợi được giúp đỡ với rất ít bè cứu sinh và hầu như không có thực phẩm và nước uống. Hải quân Mỹ chỉ biết đến vụ chìm tàu sau khi những người sống sót được một đội bay [[Lockheed Ventura|PV-1 Ventura]] tuần tra thường xuyên phát hiện bốn ngày sau đó. Chỉ có 316 thủy thủ sống sót.<ref>http://www.ussindianapolis.org/crew.htm</ref> ''Indianapolis'' là một trong những tàu chiến Mỹ cuối cùng bị đánh chìm bởi hoạt động thù địch của đối phương trong [[Chiến tranh thế giới thứ hai|Chiến tranh Thế giới thứ hai]]; sau đó chỉ có chiếc tàu ngầm ''[[USS Bullhead (SS-332)|USS Bullhead]]'' bị máy bay Nhật tấn công bằng mìn sâu và có lẽ đã chìm vào ngày [[6 tháng 8]] năm [[1945]].
 
== Thiết kế và chế tạo ==
Dòng 70:
 
===1942===
[[Tập tin:USS Sturtevant (DD-240) and USS Indianapolis (CA-35).jpg|nhỏ|300px|Bên trên chiếc ''Indianapolis'' trong chuyến Duyệt binh Hạm đội của Tổng thống ngoài khơi [[thành phố New York]] ngày [[31 tháng 5]] năm [[1934]]. Nhìn từ bên trên cấu trúc thượng tầng ra phía đuôi tàu trong khi tàu khu trục ''[[USS Sturtevant (DD-240)|''Sturtevant'']]'' tháp tùng, một thủy phi cơ trinh sát [[Vought]] [[03U Corsair]] trên máy phóng bên mạn phải của ''Indianapolis'', và cờ hiệu của Tổng thống treo trên cột cờ chính.]]
Hoạt động tác chiến đầu tiên của nó trong chiến tranh là tại [[Nam Thái Bình Dương]], sâu trong vùng biển do Nhật Bản chi phối ở khoảng 560&nbsp;km (350 dặm) về phía Nam [[Rabaul]] thuộc [[New Britain]]. Xế trưa ngày [[20 tháng 2]] năm [[1942]], các tàu chiến Mỹ bị tấn công bởi 18 [[máy bay ném bom]] hai động cơ chia thành hai đợt. Trong trận chiến diễn ra sau đó, 16 chiếc trong số đó bị bắn rơi bởi hỏa lực phòng không của các con tàu và [[máy bay tiêm kích]] cất cánh từ tàu sân bay ''[[USS Lexington (CV-2)|''Lexington'']]''. Mọi con tàu đều vô hại, và họ còn bắn rơi hai thủy phi cơ trinh sát đang bám theo. Vào ngày [[10 tháng 3]], được tăng cường thêm tàu sân bay ''[[USS Yorktown (CV-5)|''Yorktown]]'']], Lực lượng Đặc nhiệm đã tấn công các cảng [[Lae]] và [[Salamaua]] thuộc New Guinea nơi quân Nhật đang tập trung những lực lượng đổ bộ. Máy bay xuất phát từ các tàu sân bay Mỹ đã hoàn toàn gây bất ngờ cho đối phương khi cất cánh từ phía Nam, vượt qua dãy núi cao [[núi Owen Stanley|Owen Stanley]] để nhào xuống tấn công các tàu bè Nhật Bản. Trong khi gây tổn thất nặng nề cho tàu chiến và tàu vận tải của đối phương, các phi công Mỹ còn bắn rơi nhiều máy bay Nhật tìm cách cất cánh để bảo vệ căn cứ. Thiệt hại về phía Mỹ là nhẹ.
 
''Indianapolis'' sau đó quay trở về Hoa Kỳ để đại tu và cải biến tại [[Xưởng hải quân Mare Island]]. Sau đợt tái trang bị, ''Indianapolis'' hộ tống một đoàn tàu vận tải đi đến [[Úc|Australia]], rồi sau đó hướng khu vực [[Bắc Thái Bình Dương]] nơi một tình huống bấp bênh xảy ra do việc quân Nhật [[Trận chiến quần đảo Aleut|đổ bộ lên quần đảo Aleut]]. Đặc điểm thời tiết dọc theo chuỗi quần đảo khô khan cằn cỗi này là lạnh giá, [[sương mù]] dai dẳng và khó dự đoán trước, [[mưa]] và [[mưa tuyết]] liên tục, cùng những cơn bão bất ngờ với gió hung hãn và biển động mạnh.
Dòng 78:
 
===1943===
Vào [[tháng một|tháng 1]] năm [[1943]], ''Indianapolis'' hỗ trợ cho việc chiến đóng [[Amchitka]], cho phép Đồng Minh lập thêm một căn cứ khác trên chuỗi quần đảo Aleut. Trong đêm [[19 tháng 2]], khi ''Indianapolis'' và hai tàu khu trục tuần tra khu vực Tây Nam [[đảo Attu]] với hy vọng ngăn chặn tàu bè đối phương tăng cường lực lượng và tiếp liệu cho lực lượng tại Kiska và Attu, nó bắt gặp chiếc tàu hàng Nhật Bản ''Akagane Maru''. Chiếc tàu hàng tìm cách chống trả nhưng đã phải chịu đựng hỏa lực pháo của ''Indianapolis''. ''Akagane Maru'' nổ tung với một lực rất mạnh và chìm với toàn bộ thủy thủ đoàn , có thể do nó được chất đầy đạn dược. Trong suốt mùa Xuân và mùa Hè, ''Indianapolis'' tiếp tục hoạt động tại vùng biển Aleut hộ tống các đoàn tàu vận tải Mỹ và hỗ trợ cho các cuộc đổ bộ. Vào [[tháng năm|tháng 5]], Đồng Minh tái chiếm Attu, lãnh thổ đầu tiên mà Hoa Kỳ giành lại được từ phần đất bị Nhật Bản chiếm đóng từ đầu chiến tranh. Sau khi Attu được kiểm soát, lực lượng Mỹ tập trung sự chú ý lên Kiska, vị trí cố thủ cuối cùng của đối phương tại Aleut. Tuy nhiên, quân Nhật đã xoay sởxở tìm các triệt thoái toàn bộ lực lượng trú đóng tại đây dưới sự che chở của sương mù dày đặc và liên tục, trước khi lực lượng Đồng Minh đổ bộ lên đảo này vào ngày [[15 tháng 8]].
 
Sau khi được tái trang bị tại [[Xưởng hải quân Mare Island]], ''Indianapolis'' di chuyển đến [[Hawaii]] nơi nó trở thành [[soái hạm]] của [[Phó Đô đốc]] [[Raymond A. Spruance]], Tư lệnh [[Đệ Ngũ Hạm đội Hoa Kỳ|Đệ Ngũ hạm đội Hoa Kỳ]]. Nó rời [[Trân Châu Cảng]] vào ngày [[10 tháng 11]] cùng với thành phần chủ lực của Lực lượng Tấn công Phương Nam cho [[Chiến dịch Galvanic]], cuộc đổ bộ chiếm đóng [[quần đảo Gilbert]]. Vào ngày [[19 tháng 11]], ''Indianapolis'' bắn pháo xuống [[đảo san hô Tarawa]] và ngày hôm sau [[trận Makin|dội pháo]] lên [[Makin (đảo)|Makin]]. Sau đó chiếc tàu tuần dương quay trở lại Tarawa hoạt động hỗ trợ hỏa lực cho cuộc đổ bộ. Trong ngày hôm đó, hỏa lực phòng không của nó đã bắn rơi một máy bay đối phương, cùng nả pháo lên các điểm cố thủ của đối phương trong khi các đơn vị đã đổ bộ lên bờ chiến đấu chống lại quân trú phòng Nhật Bản trong [[trận Tarawa]] đẫm máu và tốn kém. Nó tiếp tục vai trò này cho đến khi hòn đảo được tuyên bố kiểm soát ba ngày sau đó. Việc chinh phục [[quần đảo Marshall]] được tiếp nối một cách khó nhọc bằng chiến thắng tại quần đảo Gilbert. ''Indianapolis'' một lần nữa trở thành soái hạm của Hạm đội 5.
Dòng 89:
Trong [[tháng sáu|tháng 6]], Hạm đội 5 bận rộn với việc tấn công lên [[quần đảo Mariana]]. Cuộc [[trận chiến đảo Saipan|công kích]] lên [[Saipan]] bắt đầu bởi những máy bay xuất phát từ tàu sân bay vào ngày [[11 tháng 6]], rồi tiếp nối bằng lực lượng tàu nổi từ ngày [[13 tháng 6]], trong đó ''Indianapolis'' đảm trách vai trò chủ lực. Đúng ngày đổ bộ [[15 tháng 6]], Đô đốc Spruance nhận được báo cáo về một hạm đội Nhật Bản lớn bao gồm thiết giáp hạm, tàu sân bay, tàu tuần dương và tàu khu trục đang hướng về phía Nam để giải tỏa áp lực đe dọa các lực lượng của họ đang trú đóng tại Mariana. Vì các hoạt động đổ bộ tại Saipan phải được bảo vệ bằng mọi giá, Đô đốc Spruance không thể kéo lực lượng tàu nổi mạnh mẽ của mình quá xa nơi đổ bộ. Vì vậy, một lực lượng tàu sân bay nhanh đã được tung ra đối phó với mối đe dọa của hạm đội Nhật trong khi một lực lượng khác tấn công các căn cứ không quân Nhật Bản tại [[Đảo Iō|Iwo Jima]] và [[Chichi Jima]] tại [[Bonin]] và [[quần đảo Volcano]], những nơi có khả năng xuất phát các cuộc không kích của đối phương.
 
Hạm đội phối hợp Mỹ đã đối đầu với Hạm đội Nhật vào ngày [[19 tháng 6]] trong [[Trận chiến biển Philippines|Trận chiến biển Philippine]]. Máy bay từ tàu sân bay Nhật, hy vọng sử dụng các sân bay tại [[Guam]] và Tinian để tiếp nhiên liệu và tái vũ trang để tấn công tàu bè Đồng Minh gần bờ, đã bị ngăn chặn bởi máy bay tiêm kích và hỏa lực pháo của các tàu Đồng Minh hộ tống. Ngày hôm đó, Hải quân Mỹ báo cáo đã diệt được 426 máy bay Nhật trong khi chỉ bị tổn thất 29 chiếc.<ref>[http://www.cannon-lexington.com/Pages/Turkey%20Shoot.htm Marianas Turkey Shoot]</ref> Bản thân ''Indianapolis'' bắn rơi một máy bay ném bom-ngư lôi. Cuộc không chiến trong ngày này đã được hạm đội Mỹ biết đến dưới tên gọi "Cuộc săn vịt trời Marianas vĩ đại". Khi sự kháng cự bằng không quân của Nhật bị quét sạch, máy bay từ tàu sân bay Mỹ đã truy đuổi và đánh chìm tàu sân bay ''[[Hiyō (tàu sân bay Nhật)|''Hiyō]]'']], hai tàu khu trục và một tàu chở dầu cũng như gây hư hại nặng cho nhiều chiếc khác. Hai tàu sân bay khác ''[[Taihō (tàu sân bay Nhật)|''Taihō'']]''''[[Shōkaku (tàu sân bay Nhật)|''Shōkaku]]'']] trước đó đã bị tàu ngầm đánh chìm.
 
''Indianapolis'' quay trở lại Saipan vào ngày [[23 tháng 6]] để tiếp tục các hoạt động hỗ trợ pháo tại đây, và sáu ngày sau đó di chuyển đến Tinian [[trận Tinian|tiêu diệt]] các công trình phòng thủ trên bờ. Trong thời gian đó, Guam bị chiếm lĩnh; và ''Indianapolis'' là chiếc tàu Đồng Minh đầu tiên tiến vào [[cảng Apra]] kể từ khi căn cứ Mỹ tại đây thất thủ vào đầu chiến tranh. Chiếc tàu tuần dương tiếp tục hoạt động tại quần đảo Mariana trong vài tuần lễ tiếp the sau cho đến khi di chuyển đến Tây Caroline nơi có kế hoạch cho các cuộc đổ bộ tiếp theo. Từ ngày [[12 tháng 9|12]] đến ngày [[29 tháng 9]], nó bắn pháo xuống đảo [[Peleliu]] trong nhóm đảo [[Palau Group]], cả trước và sau khi diễn ra [[trận Pepeliu|cuộc đổ bộ]]. Sau đó nó di chuyển đến [[manus (đảo)|đảo Manus]] thuộc [[quần đảo Admiralty]] nơi nó hoạt động trong 10 ngày trước khi quay trở về Xưởng hải quân Mare Island.
Dòng 101:
Mục tiêu tiếp theo của lực lượng Mỹ là [[Okinawa]] thuộc [[quần đảo Nansei|quần đảo Ryukyu]], vốn nằm trong tầm hoạt động của máy bay xuất phát từ các đảo chính quốc. Lực lượng đặc nhiệm tàu sân bay nhanh được giao nhiệm vụ vô hiệu hóa các sân bay tại miền Nam Nhật Bản cho đến khi chúng không còn có thể tung ra những sự kháng cự trên không hiệu quả vào cuộc đổ bộ sắp đến. Họ lên đường từ Ulithi vào ngày [[14 tháng 3]] hướng đến Nhật Bản. Vào ngày [[18 tháng 3]], nó tung ra cuộc tấn công từ một vị trí cách 160&nbsp;km (100 dặm) về phía Đông Nam đảo [[Kyushu|Kyūshū]], nhắm vào mục tiêu là các sân bay trên đảo Kyūshū cũng như những tàu bè còn lại của hạm đội Nhật Bản trong các cảng [[Kobe]] và [[Kure, Hiroshima|Kure]] ở phía Nam Honshū. Nhật Bản phát hiện ra lực lượng đặc nhiệm Mỹ vào ngày [[21 tháng 3]], đã tung ra 48 máy bay tấn công các con tàu. Lực lượng tuần tra chiến đấu trên không gồm 24 máy bay tiêm kích đã đánh chặn và bắn rơi toàn bộ số máy bay Nhật Bản.
 
Cuộc bắn phá chuẩn bị xuống Okinawa bắt đầu vào ngày [[24 tháng 3]]. ''Indianapolis'' trải qua 7 ngày rải đạn pháo 203&nbsp;mm (8 inch) xuống các công sự phòng thủ tại các bãi đổ bộ. Trong thời gian này, máy bay đối phương liên tục tấn công các tàu bè Mỹ. Bản thân ''Indianapolis'' đã bắn rơi sáu máy bay và làm hư hại hai chiếc khác. Ngày [[31 tháng 3]], quan sát viên trên tàu phát hiện một máy bay tiêm kích đối phương ló ra khỏi ánh sáng buổi bình minh và bổ nhào xuống cầu tàu theo hướng thẳng đứng. Các khẩu đội phòng không 20&nbsp;mm của con tàu khai hỏa, nhưng trong vòng 15 giây chiếc máy bay đã ở bên trên con tàu. Hỏa lực phòng không ác liệt đã khiến nó bị chệch đi, nhưng viên phi công đối phương đã xoay sởxở cắt bom từ độ cao 8&nbsp;m (25&nbsp;ft) trước khi đâm máy bay của mình xuống mặt biển gần mạn trái đuôi tàu. Quả bom xuyên qua sàn tàu, đi ngang qua phòng ăn và chỗ ngủ của thủy thủ đoàn trước khi xuyên thủng thùng chứa nhiên liệu rồi xuyên luôn qua đáy tàu và phát nổ dưới nước bên dưới tàu. Vụ nổ rung động làn thủng hai lổ trên lườn tàu và làm thiệt mạng chín thành viên thủy thủ đoàn. Những vách ngăn của lườn tàu đã ngăn chặn được sự ngập nước lan rộng. ''Indianapolis'' bị nghiêng nhẹ qua mạn trái và về phía đuôi, di chuyển đến gặp gỡ chiếc tàu sửa chữa thực hiện các sửa chữa khẩn cấp. Tại đây đã xác định các trục chân vịt bị hư hại, vỡ thùng chứa nhiên liệu và hỏng thiết bị tinh lọc nước. Chiếc tàu tuần dương phải thực hiện chuyến hành trình dài vượt Thái Bình Dương quay trở về Xưởng hải quân Mare Island bằng chính động lực của nó.
 
=== Bị mất ===
[[Tập tin:USS Indianapolis-last voyage chart.jpg|nhỏ|240px|Lộ trình dự định của ''Indianapolis'' từ Guam đến [[Philippines]]]]
Sau khi hoàn tất việc sửa chữa và đại tu, ''Indianapolis'' được lệnh đi đến đảo Tinian, mang theo các linh kiện và nguyên liệu [[Urani]]um cho trái [[vũ khí hạt nhân|bom nguyên tử]] ''[[Little Boy]]'' mà sau đó sẽ được ném xuống [[Hiroshima]]. ''Indianapolis'' rời San Francisco vào ngày [[16 tháng 7]], đi đến Trân Châu Cảng vào ngày [[19 tháng 7]], rồi lại lên đường một mình không tàu hộ tống đến Tinian vào ngày [[26 tháng 7]]. Sau đó ''Indianapolis'' được gửi đến Guam, nơi một số thành viên thủy thủ đoàn mãn hạn phục vụ được thay thế bởi các thủy thủ khác. Rời Guam ngày [[28 tháng 7]], nó bắt đầu di chuyển hướng đến [[Leyte (đảo)|Leyte]] nơi dự định tiến hành huấn luyện trước khi tiếp tục đi đến Okinawa gia nhập Lực lượng Đặc nhiệm 95 dưới quyền Phó Đô đốc [[Jesse B. Oldendorf]]. Lúc 00 giờ 14 phút ngày [[30 tháng 7]], nó bị đánh trúng hai quả ngư lôi từ tàu ngầm Nhật ''[[I-58 (tàu ngầm Nhật)|''I-58'']]'' dưới quyền chỉ huy của [[Mochitsura Hashimoto]]. Các vụ nổ đã gây hư hại nghiêm trọng, khiến ''Indianapolis'' bị chìm chỉ trong 12 phút. Chiếc tàu ngầm Nhật đã tiếp cận mà không bị phát hiện trước khi tấn công vì chiếc tàu chiến Mỹ không có các thiết bị dò tìm tàu ngầm hiệu quả.
 
Khoảng 300 người trong số 1.196 thành viên thủy thủ đoàn thiệt mạng do vụ chìm tàu. Số 880 người còn lại, với một ít bè cứu sinh và nhiều người thậm chí không có áo phao, nổi trên mặt nước chờ đợi được cứu vớt.<ref>{{chú thích web | url=http://www.history.navy.mil/faqs/faq30-5.htm | title=Recollections of the sinking of USS Indianapolis (CA-35) by CAPT Lewis L. Haynes, MC (Medical Corps) (Ret.), the senior medical officer on board the ship. | publisher=Navy Medicine | author=Lewis L. Haynes | date=Jul.-Aug. 1995 | accessdate=2009-04-04}}</ref> Tuy nhiên, các cấp chỉ huy Hải quân đã không nhận được tin tức gì về việc nó bị đánh chìm, do việc nó không tới được điểm đến vào ngày dự định không được ghi nhận và báo cáo. Những người còn sống sót chỉ được phát hiện sau đó bốn ngày rưỡi, lúc 10 giờ 25 phút ngày [[2 tháng 8]] bởi phi công Đại úy Wilbur (Chuck) Gwinn và phi công phụ Đại úy Warren Colwell trong một chuyến bay tuần tra thường lệ.<ref name="proceedings">Marks (tháng 4 năm 1981) trang 48-50</ref> Chỉ có 321 người được vớt lên khỏi nước còn sống, và sau cùng chỉ còn 316 người sống sót. Họ bị thiếu hụt nước và thực phẩm, một số tìm được ít khẩu phần và đồ hộp trong các mảnh vụn trôi nổi, trong khi phải chịu đựng tình trạng [[giảm nhiệt]], [[mất nước]], [[ngộ độc muối]], [[phơi nắng]], [[đói]] và bị cá mập tấn công, trong khi một số bị những người khác tấn công trong những tình trạng [[suy giảm trí nhớ|mất trí]], [[mê sảng]] và [[ảo giác]] khác nhau.<ref>In Harm's Way: The Sinking of the USS Indianapolis and the Extraordinary Story of Its Survivors</ref> Kênh truyền hình ''[[Discovery Channel]]'' khẳng định việc chiếc ''Indianapolis'' bị đắm đã đưa đến một trong những cuộc tấn công của cá mập nhắm vào con người lớn nhất trong lịch sử, do loài [[cá mập mũi trắng đại dương]] thực hiện. Chương trình này cũng cho rằng hầu hết các trường hợp thiệt mạng của ''Indianapolis'' đều do phơi nắng, ngộ độc muối và [[khát nước]], và xác những người chết bị cá mập lôi đi.
 
Gwinn lập tức cho thả một bè cứu sinh và một máy phát sóng vô tuyến. Mọi đơn vị không lực và hải quân có khả năng hoạt động ứng cứu đều được cho tách ra đi đến hiện trường ngay lập tức. Một thủy phi cơ [[Consolidated PBY Catalina|PBY Catalina]] do Đại úy R. Adrian Marks được gửi đến để trợ giúp và báo cáo.<ref name="proceedings"/> Trên đường bay đến nơi xảy ra sự cố, Marks bay bên trên tàu khu trục hộ tống ''[[USS Cecil J. Doyle (DE-368)|''Cecil J. Doyle'']]'' và đã ra tín hiệu cho thuyền trưởng của nó, Bộ trưởng hải quân Hoa Kỳ tương lai, Đại tá Hải quân [[W. Graham Claytor, Jr.]] về tình trạng khẩn cấp. Bằng sáng kiến của riêng mình, Claytor quyết định chuyển hướng đến nơi xảy ra tai nạn.
 
Đến hiện trường nhiều giờ trước chiếc ''Cecil J. Doyle'', đội bay của Marks bắt đầu thả các bè cứu sinh và tiếp liệu. Trông thấy thủy thủ bị cá mập tấn công, Marks bất chấp mọi quy định thường lệ cho hạ cánh máy bay xuống mặt biển. Ông bắt đầu đi chậm trên mặt biển vớt những người bơi riêng lẽ vốn chịu nguy cơ bị cá mập tấn công cao nhất.<ref name="proceedings"/> Biết được họ là thủy thủ đoàn của tàu tuần dương ''Indianapolis'', ông gọi điện thông báo tin tức và yêu cầu được trợ giúp ngay lập tức. ''Cecil J. Doyle'' trả lời đang lúc nó trên đường đi. Khi thân máy bay của Marks đã chất đầy người, những người còn sống sót sau đó được buộc vào cánh máy bay bằng dây dù, nặng đến mức gây hư hỏng cho đôi cánh khiến nó không còn có thể bay được và phải bị đánh chìm.<ref name="proceedings"/> Marks và đội bay của ông đã cứu được 56 người trong ngày hôm đó.<ref name="proceedings"/>
Dòng 115:
USS ''Cecil J. Doyle'' là chiếc tàu đầu tiên đến được hiện trường.<ref name="proceedings"/> Tiếp cận chiếc Catalina của Marks trong bóng đen hoàn toàn, ''Cecil J. Doyle'' phải dừng lại để tránh gây tổn thương cho những người còn sống sót, và bắt đầu cho chuyển những người còn sống sót của Marks lên tàu. Bất chấp sự an toàn cho chính con tàu của mình, Claytor cho hướng thẳng đèn pha tìm kiếm sáng nhất của tàu mình lên trời phục vụ như một cột mốc dẫn đường cho các tàu ứng cứu khác.<ref name="proceedings"/> Dấu hiệu này cũng nhằm thông báo cho đa số những người còn sống là lực lượng tiếp cứu đã đến nơi.<ref name="proceedings"/>
 
Các tàu khu trục ''[[USS Helm (DD-388)|''Helm'']]'', ''[[USS Madison (DD-425)|''Madison'']]''''[[USS Ralph Talbot (DD-390)|''Ralph Talbot'']]'' đã nhận được lệnh đi tiếp cứu từ Ulithi, cùng với những chiếc ''[[USS Dufilho (DE-423)|''Dufilho'']]'', ''[[USS Bassett (APD-73)|''Bassett]]'']]''[[USS Ringness (LPR-100)|''Ringness'']]'' từ hướng [[Philippines]]. Họ đã nỗ lực truy tìm những người có cơ may sống sót cho đến ngày [[8 tháng 8]].
 
=== Thiếu sót của Hải quân trong việc chìm tàu ===