Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lý Khắc Dụng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 9 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q714164 Addbot
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 1:
'''Lý Khắc Dụng''' ([[chữ Hán]]: 李克用, [[856]]-[[908]]), vốn có họ '''Chu Tà''' ([[chữ Hán]]: 朱邪), còn đọc là Chu Gia hay Chu Da ([[chữ Hán]]: 朱爷). Ông là danh tướng cuối đời nhà Đường, người bộ tộc [[Sa Đà]], dân tộc [[Tây Đột Quyết]]. Sau khi con trai ông là [[Hậu Đường Trang Tông|Lý Tồn Úc]] kiến lập nhà [[Hậu Đường]] vào năm [[923]], ông được truy tôn làm Hậu Đường Thái Tổ.
 
==Xuất thân==
===Nguồn gốc tên gọi===
Lý Khắc Dụng sinh ra ở Tân Thành của Thần Vũ Xuyên<ref>Nay là phía bắc Nhạn Môn, [[Sơn Tây (Trung Quốc)|Sơn Tây, Trung Quốc]]</ref>. Tổ tiên của ông là người bộ lạc Xử Nguyệt, dân tộc Tây Đột Quyết, vì sống ở một nơi đồi cao trong sa mạc có tên là Sa Đà<ref>Nay là [[hoang mạc|sa mạc]] [http://en.wikipedia.org/wiki/Dzoosotoyn_Elisen_Desert Cổ Nhĩ Ban Thông Cổ], [[Tân Cương]]</ref>, mới lấy Sa Đà làm tên của bộ tộc, xưng là Sa Đà Đột Quyết, rồi lấy Chu Tà làm họ.
 
Tương truyền tổ tiên của Lý Khắc Dụng được sinh ra trong tổ chim điêu, tù trưởng lấy làm quái dị, đem cho các nhà luân lưu chăm sóc, nên mới có họ là “Chư Gia” (chữ Hán: 诸爷), tức là không được riêng ai chăm sóc. Truyền mãi về sau thành ra “Chu Tà”, tức là Chư đổi thành Chu, Gia đổi thành Tà, nhưng âm đọc thì không thay đổi.
Dòng 9:
Sau đó, bộ tộc Sa Đà vì chiến loạn mà chuyển về phía đông, dời đến ở khu vực ngày nay là một dải [[Định Tương]], [[Sơn Tây (Trung Quốc)|Sơn Tây]]. Ông tổ của Lý Khắc Dụng là Bạt Dã đã đi theo Đường Thái Tông đánh Cao Ly, Tiết Diên Đà người Hồi Hột. Quân Sa Đà có hàng vạn kị binh kiêu dũng thiện chiến, đời đời trung thành với nhà Đường.
 
Ông nội là Chu Tà Chấp Nghi, nhậm chức Thứ sử Úy Châu<ref>Nay là Linh Khâu, [[Sơn Tây (Trung Quốc)|Sơn Tây, Trung Quốc]]</ref>, Đại Bắc Hành doanh Chiêu thảo sứ. Cha là Chu Tà Xích Tâm, nhậm chức Thứ sử Sóc Châu <ref>Nay là Sóc Châu, Sơn Tây</ref>, vì thảo phạt Bàng Huân có công, được ban tên là Lý Quốc Xương, thăng làm Chấn Vũ Tiết độ sứ. Lý Khắc Dụng là con trai thứ 3 của Quốc Xương, vì thế mà có họ Lý.
 
===Tuổi trẻ nổi danh===
Dòng 21:
===Nhân loạn phản Đường, lánh nạn Thát Đát===
====Binh biến Vân Châu====
Năm Càn Phù thứ 5 nhà Đường (878), Đại Bắc<ref>Nay là phía bắc [[Sơn Tây (Trung Quốc)|Sơn Tây, Trung Quốc]]</ref> mất mùa, đường thủy vận không thông. Vân Châu<ref>Nay là thành phố Đại Đồng, Sơn Tây</ref> phòng ngự sứ Đoạn Văn Sở chẳng những giảm đi một lượng lớn lương gạo và thuốc men của quân sĩ, mà còn chấp pháp nghiêm khắc, khiến cho sĩ tốt oán hận. Lý Khắc Dụng đang làm Vân Trung biên phòng đốc tướng, bộ hạ vẫn thường than thở với ông, rồi Sa Đà binh mã sứ Lý Tận Trung cùng nha tướng Khang Quân Lập, Tiết Chí Cần, Trình Hoài Tín, Lý Tồn Chương… thừa cơ ủng hộ ông tiến vào Vân Châu, có đến vạn người đi theo. Đến lúc này trong thành phát sinh binh biến, bọn họ nội ứng ngoại hợp, giết chết Đoạn Văn Sở.
 
Sau đó, các tướng dâng thư lên [[Đường Hy Tông|Đường Hi Tông]], thỉnh cầu cho Lý Khắc Dụng nhậm chức Vân Châu phòng ngự sứ, triều đình chẳng những cự tuyệt yêu cầu này, mà còn định phát binh thảo phạt Vân Châu.
 
Vừa vặn lúc này, quân khởi nghĩa nông dân [[Hoàng Sào]] vượt qua [[Trường Giang]], đánh lên phía Bắc. Triều Đường muốn ổn định lòng người, đành phong cho Lý Khắc Dụng làm Vân Châu phòng ngự sứ, Kiểm hiệu Công bộ thượng thư.
 
====Bành trướng thế lực====
Tháng 2, triều đình lệnh cho thái phó Lư Giản Phương làm Vân Châu phòng ngự sứ. Tháng 5, Lý Khắc Dụng và Lý Quốc Xương hợp binh đánh phá Già Lỗ quân<ref>Nay là đông bắc Hồng Cốc Bảo, đông nam Khả Lam, Sơn Tây</ref>, tiếp theo tiến đánh Ninh Vũ<ref>Nay thuộc [[Sơn Tây (Trung Quốc)|Sơn Tây, Trung Quốc]]</ref> cùng Hà Lam quân<ref>Nay là giáp Khả Lam, Sơn Tây</ref>. Tháng 6, quân Sa Đà thiêu hủy Đường Lâm <ref>Nay là gò Đường Lâm, đông nam Nguyên Bình, Sơn Tây</ref>, huyện Quách<ref>Nay là Quách Dương trấn, phía bắc Nguyên Hồ, Sơn Tây</ref>, tiến vào ranh giới Hãn Châu<ref>Nay là Hãn Châu, Sơn Tây</ref>.
 
[[Nhà Đường]] không cam tâm nhìn cha con Lý Quốc Xương lớn mạnh. Tháng 7, triều đình điều quân của các quân Nghĩa Thành, Trung Vũ, Chiêu Nghĩa, Hà Dương hội họp ở Tấn Dương<ref>Nay là tây nam Thái Nguyên, Sơn Tây</ref>, nhằm chế ngự quân Sa Đà. Tháng 8, quân Sa Đà đánh phá ngoại thành Khả Lam quân, lại ở Hồng Cốc <ref>Nay là Hồng Cốc Bảo, đông nam Khả Lam, Sơn Tây</ref> đánh bại quân Đường.
 
Tháng 10, [[Đường Hy Tông|Đường Hi Tông]] lệnh cho Chiêu Nghĩa tiết độ sứ Lý Quân, Lư Long tiết độ sứ [[Lý Khả Cử]] ở U Châu cùng Thổ Cốc Hồn tù trưởng [[Hách Liên Đạc]], [[Bạch Nghĩa Thành]], Sa Đà tù trưởng An Khánh, Tát Cát tù trưởng Mễ Hải Vạn, hợp binh ở Úy Châu<ref>Nay là huyện Úy, [[Hà Bắc (Trung Quốc)|Hà Bắc, Trung Quốc]]</ref> thảo phạt cha con Lý Quốc Xương. Mùa xuân năm Càn Phù thứ 6 (879), Lý Khắc Dụng đánh bại quân Đường, Lý Quân trúng tên mà chết.
 
Năm sau, nhà Đường phái nguyên soái [[Lý Trác]] soái mấy vạn quân, một lần nữa thảo phạt Lý Khắc Dụng. Cha con Lý Quốc Xương không chống nổi, đưa người ngựa chạy đến bộ tộc [[Người Tatar|Thát Đát]] của biên giới phía bắc.
 
====Lánh nạn Thát Đát====
Thủ lĩnh Thát Đát ban đầu che chở cho họ. Không lâu sau, [[Thổ Dục Hồn|Thổ Cốc Hồn]] tù trưởng Hách Liên Đạc phái người tìm cách ly gián, người Thát Đát dần dần đâm ra nghi kị. Lý Khắc Dụng biết việc đó, vờ như không biết gì. Ông tổ chức nhiều cuộc săn bắn, thể hiện tài cưỡi ngựa bắn tên, bộc lộ sự kiêu dũng của mình. Người Thát Đát hết sức khâm phục, không dám manh động.
 
Khi ấy, [[Hoàng Sào]] từ Giang Hoài vượt sông sang bờ bắc, mũi giáo nhắm thẳng vào [[Trường An]]. Nghe được tin này, Lý Khắc Dụng vui vẻ ra mặt, cho mổ [[bò]] bày tiệc, mời thủ lĩnh Thát Đát đến, rồi nói:
Dòng 74:
===Chu Ôn mưu sát, đội mưa thoát hiểm===
====Truy kích Hoàng Sào====
[[Hoàng Sào]] chạy về phía nam đến Thái Châu, hàng phục [[Tần Tông Quyền]], rồi đánh Trần Châu. [[Hậu Lương Thái Tổ|Chu Ôn]] bèn cầu cứu Lý Khắc Dụng. Ông cũng muốn mở rộng địa bàn, nhân tiện phái binh giáp công quân khởi nghĩa Hoàng Sào.
 
Năm Trung Hòa thứ 4 (884), Lý Khắc Dụng đưa 5 vạn quân cứu Trần Châu, ra khỏi Thiên Tỉnh quan, mượn đường Hà Dương, nhưng tiết độ sứ Hà Dương là [[Gia Cát Sảng]] không cho, ông bèn từ Hà Trung vượt sông. Tháng 4, ông đánh bại Thượng Nhượng ở Thái Khang, lại đánh bại Hoàng Nghiệp ở Tây Hoa. Hoàng Sào vừa đánh vừa chạy, đến Trung Mâu, chưa kịp vượt sông, Khắc Dụng đuổi kịp, nghĩa quân kinh hãi tan vỡ. Gần đến Phong Khâu, nghĩa quân lại thua trận, Hoàng Sào kịp chạy thoát thân.
Dòng 91:
 
====Triều đình hòa giải====
Lý Khắc Dụng thảng thốt chạy về Tấn Dương<ref>Nay là tây nam Thái Nguyên, [[Sơn Tây (Trung Quốc)|Sơn Tây, Trung Quốc]]</ref>, vốn muốn lập tức phát binh báo thù, vợ ông là Lưu thị cho rằng việc này thiếu chứng cứ, khuyên ông tâu rõ lên triều đình, để có thể danh chính ngôn thuận thảo phạt Chu Ôn.
 
Lý Khắc Dụng nghe lời Lưu thị, dâng tấu lên [[Đường Hy Tông|Đường Hi Tông]], nói rõ tội trạng của Chu Ôn, thỉnh cầu hoàng đế hạ chiếu thảo phạt. Nhưng triều đình cho rằng hai người đều là hai [[tiết độ sứ]], có thực lực quân sự, muốn cả hai cùng tồn tại, kềm chế lẫn nhau, Đường Hi Tông hạ chiếu khuyên đôi bên hòa giải.
 
Đồng thời, hoàng đế vì muốn an ủi Lý Khắc Dụng, nhân chiến công phá Hoàng Sào, gia phong Khắc Dụng làm Lũng Tây quận vương. Chu Ôn vì toàn lực đối phó dư đảng của Hoàng Sào là Tần Tông Quyền ở mặt tây, muốn tránh việc trước mặt sau lưng đều có địch, đem các thứ vàng bạc làm lễ vật trọng hậu đến tạ tội với Lý Khắc Dụng.
Dòng 110:
 
====Từ quân thành giặc====
Năm Quang Khải thứ nhất (885), Mạnh Phương Lập chết, em trai là [[Mạnh Thiên]] nối nghiệp. Năm Đại Thuận thứ nhất (890), Lý Khắc Dụng đánh phá Mạnh Thiên, chiếm lấy 3 châu Hình, Minh, Từ, rồi khiến An Kim Tuấn đánh Hách Liên Đạc ở Vân Châu. Tiết độ sứ Lư Long [[Lý Khuông Uy]] ở U Châu đến cứu Đạc, giao chiến ở Úy Châu, Kim Tuấn đại bại. Thế là Lý Khuông Uy, Hách Liên Đạc, [[Hậu Lương Thái Tổ|Chu Ôn]] cùng dâng biểu xin triều đình nhân lúc ông vừa thất bại mà thảo phạt.
 
[[Đường Chiêu Tông]] cho rằng Lý Khắc Dụng phá Hoàng Sào có công lớn, không thể phạt, rồi đưa chuyện này xuống cho các quan tứ phẩm ở đài, tỉnh nghị luận. Phần lớn mọi người đều nói không thể phạt. Chỉ có tể tướng Trương Tuấn cho rằng trước đây quân Sa Đà từng bức Hi Tông chạy ra Hưng Nguyên, tội đáng chết, có thể phạt. Quân dung sứ Dương Phục Cung, vốn chơi khá thân với Khắc Dụng. Cũng can rằng không thể phạt, Chiêu Tông đồng ý.
Dòng 124:
===Đánh phá bốn mặt, từ giặc thành quân===
====Đánh phá bốn mặt====
Tháng 4, Lý Khắc Dụng đánh Vân Châu phòng ngự sứ Hách Liên Đạc, vây ông ta hơn trăm ngày, Đạc chạy về [[Thổ Dục Hồn|Thổ Cốc Hồn]]. Tháng 8, ông cướp bóc ở Thái Nguyên, ra Tấn, Giáng, cướp phá Hoài, Mạnh đến Hình Châu, rồi tấn công tiết độ sứ Thành Đức là Vương Dung ở Trấn Châu.
 
Lý Khắc Dụng dựng rào ở phía tây Thường Sơn, đưa hơn 10 kỵ binh vượt sông Hô Đà để dò xét quân địch, gặp mưa lớn, nước ngập mặt đất đến vài thước. Người Trấn Châu tập kích ông, Khắc Dụng trốn ở trong rừng, nguyền rằng: “Ta mà lấy được Thái Nguyên thì ngựa không kêu nữa.” Ngựa của bọn họ chợt không kêu nữa. Tiền quân của ông do Lý Tồn Hiếu chỉ huy đã lấy được Lâm Thành, lập tức tấn công Nguyên Thị. Lý Khuông Uy cứu Vương Dung, ông đưa quân về Hình Châu.
Dòng 187:
====Lâm chung giao tên====
Sách “Ngũ đại sử khuyết văn” của Vương Vũ Xưng, người đời [[nhà Tống|Tống]], chép rằng:
:Lý Khắc Dụng vào lúc lâm chung, giao cho Lý Tồn Úc 3 mũi tên, nói rằng: “Cha con Lưu Nhân Cung phản bội ta, [[Gia Luật A Bảo Cơ]] của [[Khiết Đan]] bội ước với chúng ta, [[Hậu Lương Thái Tổ|Chu Ôn]] và chúng ta không đội chung trời, ta giao cho con 3 mũi tên, mũi thứ nhất mong con thảo phạt Lưu Nhân Cung, mũi thứ 2 mong con đánh bại Khiết Đan, mũi thứ 3 mong con tiêu diệt Chu Ôn. Hy vọng con sẽ hoàn thành 3 nguyện vọng của ta.”
:[[Hậu Đường Trang Tông|Lý Tồn Úc]] đem 3 mũi tên ấy đặt trong miếu thờ, khi xuất chinh lại lấy ra, mang theo trên chiến trường. Sau này, Tồn Úc dẹp Yên, đánh bại Khiết Đan, diệt Lương, mỗi lần đắc thắng lại đưa từng mũi tên về miếu, cho thấy đã hoàn thành một nguyện vọng của Lý Khắc Dụng.
 
Trong “Tư trị thông giám khảo dị”, [[Tư Mã Quang]] nhận xét:
Dòng 226:
 
===Con trai===
* [[Hậu Đường Trang Tông]] [[Hậu Đường Trang Tông|Lý Tồn Úc]]
* Vĩnh Vương Lý Tồn Bá
* Ung Vương Lý Tồn Mĩ
Dòng 238:
===Thập tam thái bảo===
Lý Khắc Dụng đã nuôi dưỡng và đào tạo nên 13 viên kiêu tướng, đều mang hàm Thái bảo.
# Đại thái bảo [[Hậu Đường Minh Tông|Lý Tự Nguyên]] (nguyên danh: Mạc Cát Liệt, người Sa Đà), con nuôi, về sau là Hậu Đường Minh Tông.
# Nhị thái bảo [[Lý Tự Chiêu]] (sơ danh: Lý Tiến Thông, nguyên tính: Hàn), cháu nuôi, về sau trúng tên vào đầu, tử thương ở Trấn Châu.
# Tam thái bảo [[Hậu Đường Trang Tông|Lý Tồn Úc]], con trai, về sau là Hậu Đường Trang Tông.
# Tứ thái bảo [[Lý Tồn Tín]] (nguyên danh: Trương Ô Lạc, người Hồi Hột), con nuôi, bệnh mất.
# Ngũ thái bảo [[Lý Tồn Tiến]] (nguyên danh: Tôn Trọng Tiến), con nuôi, tử trận ở Trấn Châu.