Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lăng Đồng Khánh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 10:
}}
 
'''Lăng Ðồng Khánh''' hay '''Tư Lăng'''(思陵) là một di tích trong [[quần thể di tích Cố đô Huế|quần thể di tích cố đô Huế]] đây là nơi an táng vua [[Đồng Khánh]], lăng tọa lạc giữa một vùng quê thuộc [[làng Cư Sĩ]], xã [[Dương Xuân]] ngày trước (nay là thôn [[Thượng Hai]], xã [[Thủy Xuân]], thành phố [[Huế]]).
 
== Lịch sử ==
[[Đồng Khánh|Ðồng Khánh]] tên là Nguyễn Phúc Ưng Ðường, con trai cả của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai (1845-1876), người sinh thành 3 vị vua: [[Kiến Phúc]] (1883-1884), [[Hàm Nghi]] (1884-1885) và [[Đồng Khánh|Ðồng Khánh]] (1886-1888). Ca dao [[Huế]] từng nói về vương nghiệp của ba ông vua này:
:''Một nhà sinh đặng ba vua''
:''Vua còn, vua mất, vua thua chạy dài.''
 
Ðồng Khánh là anh cả nhưng lại được đưa lên ngai vàng sau cùng. Bấy giờ, khi vua [[Hiệp Hòa]] bị giết (1883), [[Tôn Thất Thuyết]] và [[Nguyễn Văn Tường]] lập Hoàng tử Ưng Ðăng (con nuôi vua [[Tự Đức|Tự Ðức]], em thứ hai của Ưng Ðường) lên làm vua, lấy niên hiệu là Kiến Phúc. Ở ngôi được 8 tháng thì [[Kiến Phúc]] qua đời, em trai là Ưng Lịch được kế vị, đặt niên hiệu Hàm Nghi. [[Hàm Nghi]] trị vì được một năm thì kinh đô thất thủ (5-7-1885), phải rời ngai vàng theo Tôn Thất Thuyết ra Sơn phòng Tân Sở, phát chiếu [[Phong trào Cần Vương|Cần Vương]] kháng [[Pháp]]. Triều thần và chính phủ bảo hộ đưa anh trai Hàm Nghi vào ngai vàng đang để trống, đó là Ðồng Khánh. Ðồng Khánh làm vua được 3 năm thì qua đời vào giữa tuổi 25. Nhà vua không ngờ mình chết sớm như vậy nên chưa hề lo nghĩ đến sinh phần mai sau của mình. Lăng Ðồng Khánh hiện hữu, thực chất là nơi vua Ðồng Khánh tá túc vĩnh viễn trong điện thờ thân phụ của ông. Sự ra đời của khu lăng tẩm này khá nhiều trắc trở.
 
Sau khi lên ngôi, Ðồng Khánh thấy lăng mộ của cha mình ở [[Cư Sĩ]] chưa có điện thờ nên sai Bộ Công dựng điện Truy Tư cạnh đó để thờ cha. [[Ðiện Truy Tư]] khởi công vào tháng 2 năm 1888, đến tháng 10 năm đó hoàn tất về căn bản. Ðồng Khánh rước bài vị của [[Kiên Thái Vương]] về thờ trong điện, đồng thời tiếp tục hoàn chỉnh công trình. Thế nhưng, trong khi công việc kiến trúc đang tiếp tục thì Ðồng Khánh mắc bệnh và đột ngột qua đời. Vua Thành Thái (1889-1907) kế vị trong bối cảnh đất nước gặp nhiều khó khăn, kinh tế suy kiệt nên không thể xây cất lăng tẩm quy củ cho vua tiền nhiệm, đành lấy điện Truy Tư đổi làm [[Ngưng Hy]] để thờ vua Ðồng Khánh. Thi hài nhà vua cũng được an táng đơn giản trên quả đồi có tên là [[Hộ Thuận Sơn]], cách điện Ngưng Hy 30m về phía Tây. Toàn bộ khu lăng tẩm được gọi tên là [[Tư Lăng]].
Dòng 23:
Tháng 8 năm 1916, sau khi lên ngôi được 3 tháng, vua Khải Ðịnh (1916-1925), con trai vua Ðồng Khánh đã tu sửa điện thờ và xây cất lăng mộ cho cha mình. Toàn bộ khu lăng mộ từ [[Bái Ðình]], [[Bi Ðình]] đến [[Bửu Thành]] và [[Huyền Cung]] đều được kiến thiết dưới thời Khải Ðịnh, đến tháng 7-1917 mới hoàn thành. Riêng điện Ngưng Hy cùng Tả Hữu Tùng Viện; Tả Hữu Tùng Tự tiếp tục được tu sửa cho đến năm 1923.
 
Ra đời trong quá trình dài như thế, lăng Ðồng Khánh mang dấu ấn hai trường phái kiến trúc của hai thời điểm lịch sử khác nhau. Nếu phong cách cổ truyền thực sự dừng chân trong kiến trúc [[lăng Tự Ðức]] và phong cách hiện đại được thể hiện rõ nét trong kiến trúc [[lăng Khải Ðịnh]] sau này thì lăng Ðồng Khánh là một bước trung chuyển. Sự tồn tại khá biệt lập của hai khu vực lăng và tẩm càng làm rõ thêm điều này. Ở khu vực tẩm điện, nhìn tổng thể, các công trình vẫn mang dáng xưa: lối kiến trúc trùng thiềm điệp ốc ở chính điện và các nhà cửa phụ thuộc, vẫn những hàng cột sơn son thếp vàng lộng lẫy với đồ án trang trí tứ linh, tứ quý... quen thuộc. Ðáng chú ý là điện Ngưng Hy, một công trình vốn được coi là nơi bảo lưu bậc nhất nghệ thuật sơn son thếp vàng, nghệ thuật sơn mài nổi tiếng của [[Việt Nam]]. Trên các đố bản ở nội thất là hàng loạt các ô hộc trang trí các đề tài mai điểu, tùng lộc, liên áp, trúc tước... bằng sơn mài, ghép khảm và chạm nổi. Ðặc biệt trong chính điện còn có 24 đố bản vẽ các bức tranh trong điển tích Nhị thập tứ hiếu kể về những tấm gương hiếu thảo ở [[Tên gọi Trung Quốc|Trung Hoa]].
 
== Quá trình xây dựng ==
Dòng 43:
 
== Xem thêm ==
*[[Đồng Khánh|Vua Đồng Khánh]]
== Tham khảo ==
* Bửu Ngôn - Du lịch 3 miền - Nhà xuất bản Văn Nghệ .