Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lưu Tống Hậu Phế Đế”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 5 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q717946 Addbot
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 39:
Tương Đông vương trở thành hoàng đế (tức Minh Đế) sau vụ [[Lưu Tống Tiền Phế Đế|Tiền Phế Đế]] (con trai Hiếu Vũ Đế) bị ám sát vào năm 465, sau đó, Minh Đế đã lập Lưu Dục làm [[thái tử]] vào năm 466. Khi Thái tử lớn hơn, ông được coi là một đứa trẻ hiếu động quá mức và thích thực hiện những thứ nguy hiểm, chẳng hạn như leo kỳ cán. Lưu Dục thường thay đổi tâm tính và rất bốc đồng, đến nỗi các hầu cận của ông đã không thể ngăn cản ông có những hành vi bạo lực. Minh Đế thường lệnh cho Trần quý nhân đánh Thái tử để trừng phạt. Năm 470, Minh Đế lập cung riêng cho Thái tử.
 
Năm 472, Minh Đế qua đời, và Thái tử Dục lên ngôi lúc mới chín tuổi, tức Hậu Phế Đế. Hậu Phế Đế phong cho chính thất của phụ hoàng, tức Hoàng hậu [[Vương Trinh Phong]] (王貞風), làm hoàng [[hoàng thái hậu|thái hậu]], còn Trần quý phi được phong làm "hoàng thái phi."
 
== Trị vì ==
Sau khi Hậu Phế Đế đăng cơ, triều đình về mặt chính danh nằm trong tay hai đại thần cấp cao mà Minh Đế đã ủy thác là [[Trữ Uyên]] (褚淵) và [[Viên Xán]] (袁粲). Tuy nhiên, các thân tín của Minh Đế do [[Nguyễn Điền Phu]] (阮佃夫) và [[Vương Đạo Long]] (王道隆) lãnh đạo, tiếp tục lớn mạnh sau hậu trường và có ảnh hưởng lớn, Trữ và Viên không thể hạn chế quyền lực của họ. Trữ và Viên ngay sau đó đã đưa thêm một họ hàng xa của Tiền Phế Đế là [[Hán Xung Đế|Lưu Bỉnh]] (劉秉) lên bậc ngang với họ để có thể tham gia vào việc quyết định các vấn đề quan trọng. Năm 473, mẫu thân của Viên Xán mất, và Viên đã rời khỏi triều đình để chịu tang ba năm.
 
Chính quyền của Hậu Phế Đế gần như ngay lập tức đã phải đối phó với hoàng thúc duy nhất còn sống là Quế Dương vương [[Lưu Hưu Phạm]] (劉休範), ông ta đồng thời cũng là thứ sử của Giang Châu (江州, nay là [[Giang Tây]] và [[Phúc Kiến]]). Lưu Hưu Phạm không hài lòng vì mình chỉ được phong làm tư không thị trung rồi thái úy. (Do lo sợ các huynh đệ sẽ lên ngôi sau khi mình qua đời, Minh Đế đã giết chết tất cả các họ vào năm 471, Lưu Hưu Phản thoát nạn vì Minh Đế coi ông ta là một người bất tài.) Đến mùa hè năm 474, Lưu Hưu Phản tuyên bố nổi loạn, vu cáo Vương Đạo Long và một thuộc hạ khác của Minh Đế là [[Dương Vận Trường]] (楊運長) là chủ mưu trong cái chết của Kiến An vương [[Lưu Hưu Nhân]] (劉休仁) và Ba Lăng vương [[Lưu Hưu Nhược]] (劉休若). Rút lấy bài học từ cuộc nổi loạn thất bại trước đó vì tiến quân quá chậm, Lưu Hưu Phạm đã hạ lệnh cho quân của mình tiến về kinh thành [[Kiến Khang]] nhanh nhất có thể, và quân của Lưu Hưu Phạm đã chỉ mất năm ngày để đến kinh thành. Tướng [[Nam Tề Cao Đế|Tiêu Đạo Thành]] đã tình nguyện đối mặt với quân của Lưu Hưu Phạm, và mặc dù quân của Lưu Hưu Phạm ban đầu đã chiếm ưu thế trước quân của Tiêu, song các trận chiến không phân thắng bại. Trong khi đó, các thuộc hạ của Tiêu Đạo Thành là [[Hoàng Hồi]] (黃回) và [[Trương Kính Nhi]] (張敬兒) đã đề xuất một âm mưu, theo đó thì họ sẽ giả vờ đầu hàng Lưu Hưu Phạm và sau đó ám sát ông ta, và Tiêu đã đồng ý. Đúng như kế hoạch, Hoàng và Trương sau đó đã vờ hàng Lưu Hưu Phạm và nắm lấy cơ hội để giết chết ông ta. Tuy nhiên, quân của Lưu Hưu Phạm đã không biết chuyện Lưu Hưu Phạm đã chết và họ lúc đầu vẫn tiếp tục chiến đấu. Một tướng của Lưu Hưu Phạm tên là Đinh Văn Hào (丁文豪) ngay sau đó đã giao chiến và đánh bại quân của Vương Đạo Long và [[Lưu Miễn]] (劉勔), và giết chết được hai tướng này, sau đó bao vây hoàng cung. Tuy nhiên, cuối cùng thì quân của Đinh đã biết về việc Lưu Hưu Phạm đã chết, và bắt đầu tự sụp đổ. Tiêu và Viên (đã trở lại triều đình do tình trạng nguy cấp) sau đó đã đánh bại đám quân còn lại của Lưu Hưu Phạm, kết thúc cuộc nổi loạn. Sau chiến thắng, Tiêu Đạo Thành được thăng chức, trở thành một trong những người ra các quyết định cùng với Viên, Trữ và Lưu Bỉnh.