Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Maurice Maeterlinck”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 1 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q49747 Addbot
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 7:
| pseudonym =
| birth_date = [[27 tháng 7]], [[1835]]
| birth_place = [[Gent|Ghent]], [[Bỉ]]
| death_date = [[16 tháng 2]], [[1907]]
| death_place = [[Nice]], [[Pháp]]
Dòng 30:
 
==Tiểu sử==
Maurice Maeterlinck sinh tại [[Gent|Ghent]] trong một gia đình [[tiếng Pháp|Pháp]] khá giả, bố làm công chứng, mẹ là con gái một luật sư giàu có. Sau khi tốt nghiệp luật tại [[Đại học Ghent]] vào năm 1885, Maeterlinck đi [[Paris]]. Năm 1886, ông gia nhập Đoàn Luật sư Ghent, viết thơ, kí, phê bình cho các báo và tạp chí như ''La Jeune Belgique'', ''La Wallonie''... Năm 1886 ông in truyện ngắn đầu tiên ''Le massacre des innocénts'' (Cuộc tàn sát những kẻ vô tội); năm 1889 ông xuất bản tập thơ đầu tiên và vở kịch đầu tiên, được nhà phê bình [[Octave Mirbeau]] của báo ''[[Le Figaro]]'' hết lời khen ngợi. Từ đó ông bỏ nghề luật sư. Trong những năm tiếp theo, ông viết hàng loạt vở kịch cổ tích, tượng trưng, kịch rối... Năm 1895 Maeterlinck cưới vợ là Leblan - diễn viên tham gia đóng các vở kịch của ông và năm 1896 sang [[Paris]] sinh sống. Maeterlinck ủng hộ nghệ thuật thuần túy, là một trong những đại diện tiêu biểu của trường phái tượng trưng cả trong thơ ca lẫn sân khấu, trong các tác phẩm của mình mở ra một thế giới đầy màu sắc, mộng ảo chống lại số phận khắc nghiệt. Năm 1909 ông viết xong vở kịch ''L'Oiseau Bleu'' (Con chim xanh), một kiệt tác của sân khấu kể về những cuộc phiêu lưu kiếm tìm hạnh phúc qua hình tượng con chim xanh và đã trở thành một điển cố văn học biểu tượng cho hạnh phúc tình yêu cũng như đã được dựng lên trong nhiều phim.
 
Maurice Maeterlinck được trao [[giải Nobel]] năm 1911 nhờ những tác phẩm kịch mang nội dung phong phú, giàu tưởng tượng đầy thi vị. Kịch của ông thể hiện những hệ thống triết lý hình thành một cách trực giác. Mô típ cái chết thường xuyên hiện diện trong tác phẩm của ông ở giai đoạn cuối mang thêm màu sắc của chủ nghĩa thần bí. Maeterlinck được coi là một trong những người khởi đầu của sân khấu kịch phi lí; các vở kịch của ông đến ngày nay vẫn được dàn dựng ở nhiều nước trên thế giới.
 
Trong [[Chiến tranh thế giới thứ nhất|Thế chiến thứ nhất]], ông xin vào dân quân nhưng không được chấp nhận vì quá tuổi và nhà văn đã thể hiện lòng yêu nước bằng hàng loạt cuộc nói chuyện tuyên truyền ở [[châu Âu]] và [[Hoa Kỳ|Mỹ]]. Năm 1939 [[Đức Quốc Xã|Đức quốc xã]] đe dọa chiếm cả châu Âu, Maeterlinck chạy sang [[Bồ Đào Nha]] và khi cảm thấy Bồ Đào Nha cũng sẽ bị chiếm, ông cùng với vợ sang Mỹ. Năm 1947 ông trở về [[Nice]], [[Pháp]].
 
Ngoài [[giải Nobel]], Maeterlinck được vua [[Leopold III của Bỉ|Leopold III]] tặng huân chương Đại thập tự (1920), huân chương Thanh kiếm của [[Bồ Đào Nha]] (1939) và được vua [[Albert I của Bỉ|Albert I]] phong tước hiệu Bá tước (1932). Ông mất tại [[Nice]], [[Pháp]].