Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tiền Tần”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuanUt-Bot! (thảo luận | đóng góp)
n clean up, replaced: Phía Đông → phía đông, Phía tây → phía tây (2)
Dòng 1:
{{Thập lục quốc}}
'''Tiền Tần''' ([[350]]-[[394]]) là một nước trong thời kỳ [[Ngũ Hồ thập lục quốc]] vào cuối thời kỳ [[nhà Tấn|nhà Đông Tấn]] (265-420). Nước này do thủ lĩnh bộ tộc [[người Đê |Đê]] là [[Phù Hồng|Bồ Hồng]] sáng lập năm 350. Đầu tiên, Tiền Tần chỉ chiếm giữ vùng Quan Trung, sau đó mở rộng lãnh thổ sang ba phía đông, bắc và tây, từng có thời gian tiêu diệt hết các quốc gia khác của người Hồ ở miền bắc Trung Quốc và uy hiếp sự tồn tại của [[nhà Tấn]]. Nhưng sau thất bại ở [[trận Phì Thủy]], Tiền Tần nhanh chóng suy yếu và tan rã (394).
 
==Hình thành và phát triển==
Dòng 44:
Nhờ dùng mưu kế của Vương Mãnh, Phù Kiên giành ngôi báu từ tay bạo chúa Phù Sinh, lần lượt mở mang đất đai ra xung quanh.
 
Tại phương bắc khi đó ngoài Tiền Tần có các nước Tiền Yên của họ Mộ Dung, nước Bắc Đại của họ Thác Bạt. Hai nước này đều của người Tiên Ti. Phíaphía tây là nước Tiền Lương của họ Trương người Hán, vẫn trung thành với nhà Đông Tấn. Địch thủ chính của Tiền Tần khi đó thực ra chỉ có nước Tiền Yên vốn cùng chiếm giữ trung nguyên với Tiền Tần. Do đó, mục tiêu đầu tiên của Tần là diệt Yên.
 
Nhờ chính sách hòa hợp dân tộc, thu hút nhân tài người Hán, Tiền Tần dưới tay Phù Kiên lớn mạnh rất nhanh.
Dòng 70:
Năm 383, bất chấp sự phản đối của nhiều văn thần, Phù Kiên cất đại quân đi đánh Đông Tấn để thống nhất Trung Quốc. Ông chủ quan kiêu hãnh nói rằng, quân Tần chỉ cầm ném roi ngựa xuống sông Trường Giang là đủ lấp sông rồi. Ông sai em là tướng tiên phong là Phù Dung cầm 27 vạn quân đi trước, đánh chiếm được Thọ Xuân.
 
Phíaphía Đôngđông Tấn, sau khi Hoàn Ôn mất, Tạ An nắm quyền. Tạ An tỏ ra là người mềm mỏng hơn Hoàn Ôn, không hiếp chế vua Tấn. Khi quân Tần kéo đến, Tạ An tiến cử cháu là [[Tạ Huyền]] với [[Tấn Hiếu Vũ Đế]] Tư Mã Diệu làm tướng, mang 8 vạn quân ra đóng ở Lạc Giản đón quân Tần. Tạ Huyền đóng quân cách Lạc Giản 25 dặm, ngại thế quân Tần mạnh không dám tiến.
 
Khi hai bên sắp đối trận, Phù Kiên đã mắc sai lầm là tin tưởng vào hàng tướng người Hán của Đông Tấn mới hàng là Chu Tự, sai Tự đi dụ hàng Đông Tấn. Chu Tự còn nhớ Đông Tấn, nên mang hết tình hình Tiền Tần tiết lộ cho Tạ Huyền, khuyên nên chủ động đánh quân Tần trước khi đại quân 100 vạn kịp họp đông đủ. Tự còn hẹn làm nội ứng cho quân Tấn.
Dòng 98:
Năm sau, một đại tướng người Khương là Diêu Tràng, nhân bị sai đi đánh Tây Yên bại trận, sợ bị Phù Kiên bắt tội, bèn ly khai, lập ra nước [[Hậu Tần]].
 
Khi cầm đại quân xuống phía nam, Phù Kiên đã giao cho tướng [[Lã Quang]] (cũng người dân tộc Chi) đi dẹp các nước thiểu số phía Tâytây thuộc nước Tiền Lương cũ và nhân bắt một mỹ nhân nổi tiếng của vùng ấy mang về cho ông. Dẹp xong vùng Tây Lương, Quang nhân Phù Kiên bại trận bèn cắt đất Lương xưng làm Lương vương, lấy luôn mỹ nhân đó và lập ra nước [[Hậu Lương]] (384).
 
Năm sau, một thủ lĩnh người Tiên Ti khác là Khuất Phục Quốc Nhân cũng nổi dậy xé đất Tần, lập ra nước [[Tây Tần]] (ở vùng [[Cam Túc]] ngày nay).