Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Heracles”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
n đứa bé khóc là Iphicles
Dòng 11:
 
[[Tập tin:Herakles snake Musei Capitolini MC247.jpg|nhỏ|phải|Heracles bóp chết rắn ngay khi còn trong nôi]]
Nữ thần Hera thù ghét Heracles, ngay đêm đó đã sai hai con [[rắn]] bò vào nôi của hai đứa trẻ để mổ [[chết]] Heracles. HeraclesIphicles khóc thét khiến hai vợ chồng Amphitryon chạy tới. Họ nhìn thấy một cảnh tượng kì lạ: Heracles đang cầm hai con rắn trên hai tay và bóp cổ chúng cho tới chết. Ngay từ hồi sơ sinh, Heracles đã bộc lộ sức mạnh phi thường. Lớn lên, cậu được theo học cách điều khiển xe ngựa, võ thuật, cung tên... và cả [[âm nhạc]], nghệ thuật, khoa học. Heracles vô cùng hứng thú với các môn võ nghệ, tiếc thay về khoa học và nghệ thuật, cậu rất lười và học dốt thậm tệ các môn này. Thầy giáo dạy nhạc trong một lần giận dữ vì Heracles không thuộc bài nên giơ tay đánh cậu. Heracles nổi cáu, vớ cây đàn lia (có người bảo là cái ghế), đánh vào đầu thầy. Không may, thầy dạy nhạc ngã xuống chết do đòn đánh quá mạnh. Người cha dượng Amphitrion lo sợ Heracles sẽ lại gây ra tội lỗi nên gửi cậu đến chỗ [[nhân mã]] Chiron - người từng dạy dỗ biết bao nhân tài của đất Hi Lạp. Ông hi vọng cảnh thanh bình trên núi cao sẽ làm dịu đi bản tính nóng nảy của con mình, hơn nữa như thế cũng hợp với sự phóng khoáng và hiếu động của cậu bé. Ở trên núi với thầy Chiron, Heracles dần trở thành học trò xuất sắc nhất về cả võ nghệ lẫn cung tên. Năm 18 tuổi, Heracles đã trở thành một chàng thanh niên khỏe mạnh, lực lưỡng, cao to, chàng từ giã thầy xuống núi, bắt đầu sự nghiệp giúp đỡ dân lành.
 
== Những chiến công đầu tiên & bi kịch gia đình ==