Khác biệt giữa bản sửa đổi của “USS Tennessee (BB-43)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
n chính tả, replaced: xoay sở → xoay xở using AWB
Dòng 61:
== Thiết kế và chế tạo ==
=== Thiết kế ===
''Tennessee'' cùng với chiếc tàu chị em với nó ''[[USS California (BB-44)|''California'']]'' (BB-44) là những thiết giáp hạm Mỹ đầu tiên có sườn tàu được thiết kế theo kiểu "hậu-[[trận Jutland|Jutland]]". Nhờ kết quả của việc nghiên cứu và thử nghiệm một cách rộng rãi, việc bảo vệ sườn tàu bên dưới mực ngấn nước được cải tiến đáng kể so với các lớp thiết giáp hạm trước đó; và cả dàn pháo chính lẫn pháo hạng hai đều được trang bị [[hệ thống kiểm soát hỏa lực]]. [[Tennessee (lớp thiết giáp hạm)|Lớp thiết giáp hạm ''Tennessee'']] và ba chiếc thuộc [[Colorado (lớp thiết giáp hạm)|lớp ''Colorado'']] tiếp theo sau có thể dễ dàng nhận biết bởi hai cột buồm lớn chống đỡ hệ thống kiểm soát hỏa lực lớn bên trên. Đặc tính này giúp phân biệt năm chiếc thiết giáp hạm nhóm "Big Five" so với những chiếc còn lại cho đến tận [[Chiến tranh thế giới thứ hai|Thế chiến II]]. Vì các tháp pháo chính [[pháo 356 mm (14 inch)|356 mm (14 inch)]] của ''Tennessee'' có thể nâng lên cho đến 30<sup>o</sup> thay vì chỉ 15<sup>o</sup> trên những thiết giáp hạm trước đó, tầm bắn của những khẩu pháo này được tăng thêm 9.100 m (10.000 yard). Thêm vào đó, các thiết giáp hạm bắt đầu chở theo [[thủy phi cơ]] để hiệu chỉnh bắn pháo ở tầm xa, khả năng của ''Tennessee'' có thể bắn "bên kia đường chân trời" có một giá trị thực tiễn.
 
=== Chế tạo ===
Dòng 83:
Sáng ngày [[7 tháng 12]] năm [[1941]], ''Tennessee'' neo đậu bên mạn phải của “Hàng Thiết giáp hạm”, tên đặt cho dãi nước sâu thuận tiện cho việc neo đậu các tàu có lượng rẽ nước lớn, nằm dọc theo mặt Đông Nam của [[đảo Ford]] tại [[Trân Châu Cảng]].
 
Trong quá trình [[trận Trân Châu Cảng|trận tấn công Trân Châu Cảng]], ''Tennessee'' đã xoay sởxở đưa vào hoạt động các khẩu pháo phòng không và tìm cách bảo vệ cảng trong phạm vi có thể. ''Tennessee'' bị đánh trúng hai quả bom xuyên thép nổ ở tầm sâu.<ref name="wallin">Wallin, Homer N., VADM USN ''PEARL HARBOR: Why, How, Fleet Salvage and Final Appraisal'' United States Government Printing Office (1968) pp.193-4</ref> Quả đầu tiên đánh trúng khẩu pháo giữa của tháp súng số 2 khiến cả ba khẩu pháo đều không thể hoạt động.<ref name="wallin"/> Quả thứ hai xuyên qua nóc tháp súng số 3 và làm hư hại khẩu súng bên trái.<ref name="wallin"/> ''Tennessee'' chịu một cơn mưa mảnh đạn khi hầm đạn của chiếc ''[[USS Arizona (BB-39)|''Arizona'']]'' nổ tung và phần đuôi tàu bị chìm ngập trong biển lửa do dầu máy bị tràn ra từ chiếc ''Arizona''.<ref name="wallin"/> Sau khi được sửa chữa sơ bộ tại Trân Châu Cảng, ''Tennessee'' quay về [[Xưởng hải quân Puget Sound]] để được sửa chữa triệt để.
 
Ngoài việc sửa chữa các hư hỏng, chiếc thiết giáp hạm còn được nâng cấp hỏa lực pháp phòng không và trang bị các [[ra đa|radar]] tìm kiếm và kiểm soát hỏa lực; cũng như các cải biến khác để nâng cao khả năng sống sót của con tàu.
Dòng 91:
Khi các trận hải chiến thay đổi từ phương thức giáp chiến giữa các chiến hạm nổi sang kiểu đối đầu giữa các lực lượng tàu sân bay nhanh, những chiếc thiết giáp cũ như kiểu ''Tennessee'' trở nên quá chậm chạp không thể theo kịp những tàu sân bay hiện đại. ''Tennessee'' trải qua một thời gian cùng Lực lượng Đặc nhiệm 1 tuần tra khu vực Đông Thái Bình Dương do mối lo ngại rằng lực lượng hạm đội Nhật có thể liều lĩnh thực hiện một "đòn không kích cuối cùng" vào bờ Tây nước Mỹ.
 
Vào ngày [[1 tháng 8]] năm [[1942]], ''Tennessee'' lên đường rời San Francisco cùng Lực lượng Đặc nhiệm 1. Sau một tuần thực tập, những chiếc thiết giáp hạm hợp cùng tàu sân bay ''[[USS Hornet (CV-8)|''Hornet'']]'' (CV-8) lên đường đi đến khu vực Nam Thái Bình Dương hỗ trợ cho [[chiến dịch Guadalcanal]], và hộ tống chiếc tàu sân bay đến tận Hawaii. Đi đến Trân Châu Cảng ngày [[14 tháng 8]], ''Tennessee'' quay trở về Puget Sound ngày [[27 tháng 8]] để được hiện đại hóa.
[[Tập tin:USS Tennessee (BB43) 1943.jpg|nhỏ|USS Tennessee sau khi được cải tạo lại năm [[1943]].]]
Vào lúc ''Tennessee'' rời Xưởng hải quân Puget Sound ngày [[7 tháng 5]] năm [[1943]], nó mang một dáng vẻ hoàn toàn mới khác biệt hẳn so với trước đây. Việc cải biến đã tăng cường sự bảo vệ chống lại ngư lôi nhờ các ngăn kín nước bên trong được sắp xếp lại và cải tiến, một thiết kế cấu trúc thượng tầng gọn gàng hơn giúp vào công việc kiểm tra và chỉ huy trong khi lại ít gây trở ngại cho hỏa lực phòng không. Bản thân các khẩu pháo phòng không cùng radar kiểm soát hỏa lực cũng được nâng cấp. Hệ thống pháo hạng hai nguyên thủy gồm các khẩu pháo [[pháo 127 mm (5 inch)/51 caliber|127 mm (5 inch)/51]] cùng kiểu súng [[phòng không]] [[pháo 127 mm (5 inch)/25 caliber|127 mm (5 inch)/25]] được thay thế bằng 16 khẩu pháo đa dụng [[pháo 127 mm (5 inch)/38 caliber|127 mm (5 inch)/38]] bố trí thành tám tháp súng đôi và được điều khiển bằng bốn hệ thống kiểm soát hỏa lực [[Hệ thống kiểm soát hỏa lực Mark 37|Mk 37]].<ref name="breyer226"/>
Dòng 137:
Một lực lượng tương đối yếu dưới quyền chỉ huy của [[Phó Đô đốc]] [[Shoji Nishimura]], hướng đến phía Nam đảo Palawan và vượt qua biển Sulu để đi ngang giữa [[Mindanao]] và Leyte. Lực lượng của Nishimura sẽ vấp phải một lực lượng hỗn hợp các tàu chiến Mỹ, trong đó có ''Tennessee'', trong [[trận chiến vịnh Leyte#Trận chiến eo biển Surigao (25 tháng 10)|trận chiến eo biển Surigao]].
 
Khi chúng đi ngang mũi đảo Panaon vào lúc chiều tối ngày [[24 tháng 10]] và rạng sáng ngày [[25 tháng 10]], lực lượng Nhật Bản lọt vào một cái bẫy chết người do lực lượng của Đệ Thất hạm đội giăng ra. Chuẩn Đô đốc [[Jesse Oldendorf]] có trong tay sáu thiết giáp hạm: ''[[USS Mississippi (BB-41)|''Mississippi'']]'', ''[[USS Maryland (BB-46)|''Maryland'']]'', ''[[USS West Virginia (BB-48)|''West Virginia]]'']], ''Tennessee'', ''[[USS California (BB-44)|''California'']]''''[[USS Pennsylvania (BB-38)|''Pennsylvania'']]'', tất cả ngoại trừ Mississippi đều là những cựu binh từng bị hư hại tại Trân Châu Cảng; bốn [[tàu tuần dương]] hạng nặng :[[USS Louisville (CA-28)|USS ''Louisville'']] ([[soái hạm]]), ''[[USS Portland (CA-33)|''Portland'']]'', ''[[USS Minneapolis (CA-36)|''Minneapolis]]'']] và [[HMS Shropshire (83)|HMAS ''Shropshire'']]; bốn tàu tuần dương hạng nhẹ: [[USS Denver (CL-58)|USS ''Denver'']], ''[[USS Columbia (CL-56)|''Columbia'']]'', ''[[USS Phoenix (CL-46)|''Phoenix'']]''''[[USS Boise (CL-47)|''Boise'']]''; 28 [[tàu khu trục]] và 39 [[PT boat|tàu tuần tra-ngư lôi PT]].
 
Bên trên chiếc ''Tennessee'', các quan sát viên có thể thấy được ánh lửa từ phía xa của các quả đạn pháo khi các tàu tuần tra-ngư lôi và tàu khu trục đụng độ cùng lực lượng Nhật Bản, và không lâu sau đã có thể nghe thấy tiếng nổ. Lúc 03 giờ 02 phút, radar của chiếc thiết giáp hạm bắt được tín hiệu của lực lượng Nishimura đang tiến đến gần ở khoảng cách 40.000 m (44.000 yard) và bắt đầu theo dõi chiếc dẫn đầu. Đó chính là soái hạm của hạm đội Nhật, thiết giáp hạm ''[[Yamashiro (thiết giáp hạm Nhật)|''Yamashiro'']]''. Cùng với tàu tuần dương ''[[Mogami (tàu tuần dương Nhật)|''Mogami'']]'' và tàu khu trục ''[[Shigure (tàu khu trục Nhật)|''Shigure]]'']], đó là tất cả những gì còn lại của lực lượng Nhật Bản. Lúc 03 giờ 51 phút, Oldendorf ra lệnh cho các tàu tuần dương hai bên sườn nổ súng, và cuối cùng đến 03 giờ 56 phút, chiếc thiết giáp hạm khai hỏa ở khoảng cách 19.000 m (20.600 yard).
 
Hệ thống điều khiển hỏa lực bằng radar đã cho phép các thiết giáp hạm Mỹ có thể bắn trúng mục tiêu từ một khoảng cách mà phía Nhật không thể đáp trả do hệ thống điều khiển hỏa lực lạc hậu của họ. Những chiếc ''Yamashiro'' và ''Mogami'' bị phá hủy bởi các quả đạn pháo xuyên thép 356&nbsp;mm (14 inch) và 406&nbsp;mm (16 inch). ''Shigure'' quay mũi bỏ chạy, nhưng bị mất lái và chết đứng. ''Yamashiro'' chìm lúc 04 giờ 19 phút. Cho đến nay, [[Trận chiến vịnh Leyte#Trận chiến eo biển Surigao (25 tháng 10)|Trận chiến eo biển Surigao]] là trận chiến của [[hàng thiết giáp hạm]] cuối cùng trong lịch sử hải quân; ''Yamashiro'' là thiết giáp hạm cuối cùng đối đầu một chiếc khác trong chiến trận, và là một trong số ít ỏi những chiếc bị đánh chìm bởi một thiết giáp hạm khác trong Thế Chiến II. Trong số bảy tàu chiến của Nishimura, chỉ còn lại ''Shigure'' sống sót.