Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Jayavarman VII”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Thêm thể loại, replaced: <references/> → {{tham khảo}} using AWB
Dòng 41:
== Jayavarman VII với đền Bayon ==
 
Bayon là khu đền súc tích với những trang trí chạm khắc bằng đá đẹp đẽ. Được xây dựng trong khoảng cuối [[thế kỷ thứ 12]] và đầu [[thế kỷ thứ 13]] như là đền chính thức của vua Jayavarman VII, tin theo [[Phật giáo Đại thừa]] khác với tín ngưỡng Ân[Ấn Độ giáo]] như các vua trước nhưng vẫn theo truyền thống vua thần (devaraja). Vua Jayavarman VII cải giáo sang [[Đại thừa]] vì các vua đời trước nối nghiệp vua [[Suryavarman II]] theo Ấn Độ giáo, người xây dựng [[Angkor Wat]] đã để quân [[Chiêm Thành]] đánh bại. Sau khi Jayavarman VII chết, những vua nối tiếp với tín ngưỡng khác nhau như Ấn Độ giáo, [[Phật giáo Nguyên thủy]], đã xây thêm cho ngôi đền dựa theo tín ngưỡng của mình.
 
Cấu trúc của Bayon gồm ba tầng mà cả ba tầng đều đổ nát nhiều, gạch đá nằm ngổn ngang khắp nơi. Hai tầng dưới bố trí theo hình vuông, tô điểm bằng những phù điêu trên tường. Tầng ba được sắp xếp theo hình tròn với nhiều tháp mà các mặt đá có hình khuôn mặt. Dãy hành lang ở tầng dưới là một kho tàng nghệ thuật với 11 ngàn bức phù điêu chạm khắc trên tường đá chạy dài 1200 mét, một tổng hợp liên quan đến lịch sử lẫn các truyền thuyết, miêu tả cảnh diễn hành của vua và hoàng gia, những trận đánh của vua Jayavarman VII với Chiêm Thành bằng cả thủy lẫn bộ chiến, ngoài ra còn miêu tả đời sống văn hóa, xã hội của một nền văn minh đã bị lãng quên từ bao thế kỷ. Nhiều khoảng tường công trình vẫn còn dở dang, chỉ còn để lại nét phát họa. Có lẽ bị bỏ dở khi vua Jayavarman VII qua đời.
 
Hình ảnh nổi bật nhất của Bayon vẫn là những ngọn tháp cao vút ở trung tâm bằng đá tảng, chạm khắc thành 2, 3 và chung chung là 4 khuôn mặt nhìn bốn hướng. Kiến trúc của [[Bayon]] được xem như có phong cách của trường phái [[baroque]], trong khi [[Angkor]] thuộc phái cổ điển5điển.
 
Sự tương đồng của vô số khuôn mặt khổng lồ ở trên các tháp của đền Bayon với các bức tượng khác của vua Jayavarman VII khiến nhiều học giả đi đến kết luận đây chính là khuôn mặt của nhà vua. Người khác thì cho là của [[Quán Âm Bồ Tát]] (Avalokitesvara hay Lokesvara). Nhà học giả chuyên về Angkor học [[Coedes]] thì lý luận rằng Jayavarman VII theo truyền thống của các [[vua Khmer]] tự cho mình là vua thần (devaraja), khác với các vua trước theo Ấn Độ giáo tự cho mình là hình ảnh của thần [[Shiva]], trong khi Jayavarman VII là một Phật tử nên cho hình ảnh [[Phật]][[Bồ tát]] là chính mình. Có tất cả 37 tháp đền đá tạc hình nhiều khuôn mặt nhìn xuống và nhìn đi bốn hướng như thể quan sát chúng sanh và che chở cho đất nước.
 
Bên trong đền có hai dãy hành lang đồng tâm ở tầng dưới, và một dãy ở tầng trên. Tất cả nằm dồn lại với nhau trong một không gian hạn hẹp bề 140 m và bề 160 m, trong khi phần chính của ngôi đền nằm ở tầng trên lại còn hẹp hơn với kích thước 70 m × 80 m; khác với Angkor Wat, người ta phải trầm trồ với qui mô to lớn và thoáng rộng của nó. Từ xa nhìn vào Bayon rải dài theo chiều ngang như một đống đá lổn chổn muốn vươn lên trời cao.