Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thuyết địa tâm”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Thêm thể loại, replaced: trái đất → Trái Đất (21) using AWB
n Thêm thể loại, replaced: Sao kim → Sao Kim (3) using AWB
Dòng 27:
Thuyết địa tâm được nhiều người tin theo bởi nó phù hợp với các quan sát thông thường. Đầu tiên, nếu Trái Đất thực sự chuyển động, thì một người trên đó phải quan sát thấy các ngôi sao cố định dời chỗ vì hiện thượng [[thị sai]]. Nói gọn, những hình dạng của [[các chòm sao]] phải thay đổi ở mức quan sát thấy trong năm. Trên thực tế, các ngôi sao ở quá xa so với Mặt trời và các hành tin tới mức chuyển động của chúng (thực sự có tồn tại) không thể quan sát thấy cho đến tận thế kỷ 19. Vì không thể quan sát thấy thị sai nên bất cứ một thuyết nào khác ngoài mô hình địa tâm đều bị bác bỏ.
 
Một sự quan sát có nhiều ảnh hưởng khác là Sao kimKim luôn có độ sáng ổn định trong mọi khoảng thời gian “và vì thế nó luôn ở cùng một khoảng cách so với Trái Đất”.{{citeneeded}} Trên thực tế điều đó xảy ra bởi vì phần ánh sáng mất đi trong các tuần của nó bù trừ cho kích thước biểu kiến thay đổi theo khoảng cách của Sao kimKim với Trái Đất. Những sự chống đối khác bao gồm ý tưởng do Aristotle đưa ra cho rằng những vật thể to lớn như Trái Đất theo trạng thái tự nhiên phải đứng yên và rằng phải cần có nhiều lực mới có thể làm chúng chuyển động. Một số người cũng tin rằng nếu Trái Đất quay quanh trục của nó thì không khí và các vật thể trên Trái Đất (như chim hay mây) sẽ bị bỏ lại đằng sau.
 
Một sai lầm lớn của các mô hình Eudoxus và Aristotle dựa trên các mặt cầu đồng thâm là họ không thể giải thích được sự thay đổi độ sáng của các hành tinh do sự biến đổi khoảng cách gây ra.
Dòng 66:
Với sự phát minh ra kính viễn vọng năm 1609, những cuộc quan sát đầu tiên do Galileo tiến hành (như Sao Thổ có các mặt trăng) đặt ra một số nghi vấn đối với những giáo lý của thuyết địa tâm nhưng không đe dọa nghiêm trọng tới vị trí của nó.
 
[[Tập tin:Phasesofvenus.jpg|nhỏ|Các tuần của Sao kimKim]]
Tháng 12 năm [[1610]], [[Galileo Galilei]] đã sử dụng [[kính viễn vọng]] của mình chứng minh rằng [[Sao Kim]] có trải qua các [[Các tuần Sao Kim|tuần]], giống như các [[tuần Mặt trăng]]. Đây là một bằng chứng cho thấy sự không chính xác của hệ Ptolemy.