Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Io (vệ tinh)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎''Galileo'': Thêm thể loại, replaced: sao Thổ → Sao Thổ using AWB
n Thêm thể loại, replaced: sao Diêm Vương → Sao Diêm Vương (2) using AWB
Dòng 47:
Hoạt động núi lửa của Io là nguyên nhân gây ra phần lớn những đặc điểm độc đáo của vệ tinh này. Các cột khói núi lửa và các dòng dung nham trên Io tạo ra những thay đổi bề mặt lớn và tô lên đó nhiều màu sắc đỏ, vàng, trắng, đen và xanh, chủ yếu vì các hợp chất lưu huỳnh. Nhiều dòng chảy dung nham lớn, dài hơn 500 km, cũng là đặc điểm của bề mặt. Những quá trình núi lửa này khiến bề mặt của Io được so sánh với một chiếc bánh [[pizza]]. Các chất do núi lửa phun ra là vật liệu tạo thành khí quyển mỏng và loang lổ của Io và quyển từ lớn của Sao Mộc.
 
Io đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của thiên văn học ở thế kỷ 17 và 18. Nó được [[Galileo Galilei]] phát hiện năm 1610, cùng với các vệ tinh loại Galile khác. Sự khám phá này đã khiến [[Thuyết nhật tâm|mô hình Copernicus]] về hệ Mặt Trời được chấp nhận rộng hơn, sự phát triển các định luật chuyển động của [[Johannes Kepler|Kepler]] và việc đo lần đầu tiên vận tốc ánh sáng. Trước kia, từ Trái Đất, Io chỉ được quan sát là một chấm ánh sáng nhỏ, cho tới tận cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 con người mới xác định các đặc điểm bề mặt của nó ở tỷ lệ lớn, như vùng cực đỏ sẫm và các vùng xích đạo sáng. Năm 1979, hai tàu vũ trụ ''[[Chương trình Voyager|Voyager]]'' đã phát hiện Io là một thế giới hoạt động địa chất mạnh, với nhiều đặc trưng núi lửa, nhiều ngọn núi lớn, và một bề mặt trẻ không có dấu hiệu hố va chạm rõ rệt. Tàu vũ trụ ''Galileo'' đã thực hiện nhiều chuyến bay ngang ở cự ly gần trong thập niên 1990 và đầu thập niên 2000, thu thập dữ liệu về kết cấu bên trong và thành phần bề mặt của Io. Những chuyến phi hành đó đã phát hiện ra mối quan hệ giữa quyển từ của Sao Mộc và vệ tinh Io cũng như sự tồn tại của một vành đai bức xạ có trung tâm trên quỹ đạo Io. Việc khám phá Io vẫn tiếp tục trong những tháng đầu năm 2007 với chuyến bay ngang qua ở cự ly xa của tàu vũ trụ hướng tới saoSao Diêm Vương là ''[[New Horizons]]''.
 
== Tên gọi ==
Dòng 120:
=== Những quan sát tiếp theo ===
[[Tập tin:Iosurface vi.png|nhỏ|280px|Những thay đổi trên các đặc điểm bề mặt trong tám năm giữa hai lần quan sát của ''Galileo'' và ''New Horizons'']]
Sau khi ''Galileo'' bốc cháy trong khí quyển Sao Mộc tháng 9 năm 2003, những quan sát mới về hoạt động núi lửa trên Io được thực hiện bởi những kính thiên văn trên Trái Đất. Đặc biệt, hình ảnh [[thích ứng quang học]] từ [[Đài quan sát W. M. Keck|kính thiên văn Keck]] ở [[Hawaii]] và hình ảnh từ kính thiên văn Hubble đã cho phép các nhà thiên văn học giám sát các núi lửa đang hoạt động của Io<ref name=Marchis2005>{{chú thích tạp chí | last=Marchis |first=F. |coauthors=''và ctv.'' |title=Keck AO survey of Io global volcanic activity between 2 and 5 µm |journal=Icarus |volume=176 |issue= |pages=96–122 |date=2005 |url= |doi = }}</ref><ref name=SpencerBlog02232007>{{chú thích web |url=http://planetary.org/blog/article/00000874/ |title=Here We Go! |accessdate=3-6-2007 |last=Spencer |first=John |coauthors= |date=23-2-2007 |year= |month= |format= |work= |publisher= |pages= |language= |archiveurl= |archivedate= |quote= }}</ref>. Hình ảnh này cho phép các nhà khoa học giám sát hoạt động núi lửa trên Io, thậm chí khi không có tàu vũ trụ trong hệ Sao Mộc. Tàu vũ trụ ''[[New Horizons]]'', trên đường tới [[saoSao Diêm Vương]] và [[vành đai Kuiper]], đã bay ngang qua hệ Sao Mộc và Io ngày [[28 tháng 2]] năm [[2007]]. Trong lần gặp mặt, nhiều quan sát với Io từ cự ly xa đã được tiến hành. Những kết quả ban đầu gồm các hình ảnh một đám khói lớn tại Tvashtar, cung cấp những quan sát đầu tiên về lớp khói núi lửa lớn nhất của Io từ những quan sát đám khói Pele năm 1979<ref name=NHTvashtarimage>{{chú thích web |url=http://pluto.jhuapl.edu/gallery/missionPhotos/pages/031307.html |title=A Midnight Plume |accessdate=21-4-2007 |last= |first= |coauthors= |date=13-3-2007 |year= |month= |format= |work= |publisher= |pages= |language= |archiveurl= |archivedate= |quote= }}</ref>. ''New Horizons'' cũng ghi lại các hình ảnh một núi lửa gần [[Girru Patera]] trong những giai đoạn đầu của một vụ phun trào, và nhiều cuộc phun trào núi lửa đã xảy ra từ thời Galileo.
 
Phi vụ sắp tới duy nhất đã được lập kế hoạch cho hệ Sao Mộc, ''[[Juno (tàu vũ trụ)|Juno]]'', không có thiết bị chụp ảnh đủ mạnh để thực hiện thám sát khoa học bề mặt Io. Phi vụ Europa/Hệ Sao Mộc, một dự án liên kết NASA/ESA hiện đang ở giai đoạn nghiên cứu ý tưởng, sẽ có thể nghiên cứu Io từ xa cũng như trong bốn lần bay ngang qua. Nếu được hai cơ quan vũ trụ này phê chuẩn, hai tàu vũ trụ sẽ tới hệ Sao Mộc trong khoảng thời gian 2021-2024<ref name=GreeleyOPAG>{{chú thích web |url=http://www.lpi.usra.edu/opag/march_08_meeting/presentations/greeley.pdf |title=Preliminary Report of the Joint Jupiter SDT |accessdate=10-4-2008 |last=Greeley |first=R. |coauthors= |date=31-3-2008 |year= |month= |format= |work= |publisher=Outer Planets Assessment Group |pages= |language= |archiveurl= |archivedate= |quote= }}</ref>. Một phi vụ có thể diễn ra khác, ''Io Volcanic Observer'', sẽ được thực hiện vào năm 2013 với tư cách một phi vụ khám phá khoa học và gồm nhiều chuyến bay ngang qua Io khi bay trên quỹ đạo Sao Mộc, tuy nhiên ở thời điểm hiện tại (2008), dự án này cũng mới chỉ ở giai đoạn nghiên cứu ý tưởng<ref name=DudinskiOPAG>{{chú thích web |url=http://www.lpi.usra.edu/opag/march_08_meeting/presentations/dudzinski.pdf |title=Radioisotope Power for NASA's Space Science Missions |accessdate=10-4-2008 |last=Dudzinski |first=L. A. |coauthors= |date=31-3-2008 |year= |month= |format= |work= |publisher=Outer Planets Assessment Group |pages= |language= |archiveurl= |archivedate= |quote= }}</ref>.