Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vận tải đường sắt”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 1 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q22667 Addbot
n Thêm thể loại, replaced: <references/> → {{tham khảo}} using AWB
Dòng 6:
 
== Ưu điểm của vận tải đường sắt ==
[[Vận chuyển hàng hóa|Vận chuyển hàng hóa]] đường sắt là hình thức vận chuyển cơ giới trên bộ hiệu quả nhưng cần đầu tư lớn. Đường ray tạo bề mặt rất phẳng và cứng giúp các bánh tàu lăn với [[ma sát|lực ma sát]] ít nhất. Ví dụ, một toa tàu bình thường có thể mang 125 tấn hàng hóa trên bốn trục bánh. Khi xếp đầy tải, tiếp xúc của mỗi bánh với đường sắt chỉ trên bề mặt rộng bằng một đồng xu. Điều này giúp tiết kiệm [[năng lượng]], [[nhiên liệu]] so với các loại hình vận chuyển khác ví dụ đường nhựa. Đoàn tàu có mặt trước tiếp xúc nhỏ so với trọng lượng chúng chuyên chở, nhờ đó giảm lực cản không khí và giảm năng lượng tiêu tốn. Trong điều kiện tốt, một đoàn tàu cần ít năng lượng hơn so với vận chuyển đường bộ từ 50% đến 70% với cùng một khối lượng vận chuyển (hoặc cùng số hành khách). Hơn nữa, đường ray và các thanh tà vẹt phân phối lực nén của đoàn tàu đều khắp, cho phép mang tải lớn hơn vận chuyển đường bộ mà hao mòn đường lại thấp hơn.
 
Vận tải đường sắt sử dụng diện tích và không gian hiệu quả: trong cùng khoảng thời gian, hai làn đường sắt đặt có thể vận chuyển nhiều hàng hóa và hành khách hơn so với một con đường bốn làn xe. Với các lý do trên, vận chuyển đường sắt là loại hình vận chuyển công cộng chủ yếu ở rất nhiều quốc gia. Ở [[Châu Á]], hàng triệu người sử dụng đường sắt là phương tiện đi lại thường xuyên như tại [[Ấn Độ]], [[Trung Quốc]], [[Hàn Quốc]] và [[Nhật Bản]]. Đường sắt cũng rất phổ biến ở [[Châu Âu]].
Dòng 14:
== Lịch sử ngành đường sắt ==
=== Thời gian đầu ===
Tuyến đường ray đầu tiên là con đường Diolkos xây dựng thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên, dài 6,4 &nbsp;km dùng chuyển các thuyền qua eo đất [[Corinth]] ở [[Hy Lạp]]. Thời đó, để đi từ [[biển Ionian]] sang [[biển Aegea]], tàu thuyền phải đi vòng [[bán đảo Peloponnese]]. Con đường hàng hải này có ba mũi đá nhô ra biển làm nó trở nên vô cùng nguy hiểm, nhiều thương thuyền đã bị đắm nơi đây. Con đường Diolkos là giải pháp hữu hiệu đưa thuyền bè qua lại an toàn. Những con tàu nằm trên các xe chở do nô lệ hoặc súc vật kéo. Nền con đường là đá vôi, có hai rãnh song song để bánh xe lăn trong đó. Khoảng cách hai rãnh là 1,5 m (có lẽ đây là căn cứ cho tiêu chuẩn khổ đường sắt sau này). Diolkos được sử dụng hơn 1.300 năm cho đến giữa Thiên niên kỷ thứ nhất. Những xe goòng kéo bằng ngựa trên các lằn đá đầu tiên xuất hiện ở [[Hy Lạp]], [[Malta]] và các vùng thuộc [[Đế quốc La Mã]] ít nhất là 2.000 năm trước.
 
Vào khoảng năm 1550, đường ray xuất hiện trở lại ở [[Châu Âu]], nhưng bấy giờ ray làm bằng gỗ. Những đường ray đầu tiên của [[vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland|nước Anh]] được xây dựng vào đầu thế kỷ 17, chủ yếu là dùng chuyển [[than (định hướng)|than]] từ mỏ đến bờ [[sông]], [[kênh đào]] để chất lên thuyền. Thời kỳ này, bánh xe đã có gờ phía trong để chống trật ray, tuy vậy đường ray vẫn làm bằng gỗ nên chóng mòn và phải thay thế. Năm 1768, đường ray bắt đầu được phủ lớp sắt lên trên giúp cho chúng có bề mặt bền bỉ hơn nhiều.
Dòng 59:
 
== Tham khảo ==
{{tham khảo}}
<references/>
 
== Liên kết ngoài ==
Dòng 66:
 
{{Commonscat|Rail transport}}
 
{{Liên kết bài chất lượng tốt|de}}
 
[[Thể loại:Phương tiện giao thông]]
[[Thể loại:Vận tải đường sắt]]
 
{{Liên kết bài chất lượng tốt|de}}