Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bách Gia Chư Tử”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 36:
{{Chính|Mặc gia}}
 
[[Mặc gia]] được thành lập theo học thuyết của [[Mặc Tử]] [[470 TCN|470]]–kh – kh.[[391 TCN]]). Mặc dù trường phái này chỉ tồn tại trước thời [[nhà Tần]], Mặc học vẫn được coi là một phe đối lập chính với [[Khổng giáo]] trong giai đoạn Bách gia chư tử. Triết học của nó dựa trên ý tưởng kiêm ái: Mặc Tử tin rằng "tất cả mọi người đều bình đẳng trước thượng đế" (còn thượng đế thì bình đẳng trước ai? nên nhớ rằng Mặc Địch không phải là một nhà duy tâm, nên câu nói này chắc chắn không phải do ông phát biểu được!), và rằng con người phải học theo trời bằng cách thực hiện thuyết kiêm ái (yêu quý mọi người như nhau). Nhận thức luận của ông có thể được coi là những căn bản đầu tiên của chủ nghĩa kinh nghiệm; ông tin rằng nhận thức của chúng ta phải dựa trên năng lực tri giác – những kinh nghiệm giác quan của chúng ta, như nhìn và nghe – chứ không phải tưởng tượng và logíc bên trong, là những yếu tố tạo nên khả năng trừu tượng của chúng ta.
 
Mặc Tử biện hộ cho tính thanh đạm, lên án sự nhấn mạnh của Khổng giáo đối với đạo đức và nhạc, mà ông coi là phung phí. Ông coi chiến tranh là vô ích và ủng hộ hòa bình. Việc hoàn thành các mục tiêu xã hội, theo Mặc tử, là cần phải thống nhất tư tưởng và hành động. Triết lý chính trị của ông ủng hộ một chính thể quân chủ giống với sự cai trị của thần thánh: dân chúng phải luôn luôn vâng lời những người lãnh đạo, và những người lãnh đạo phải luôn theo ý nguyện của trời. Mặc học có thể có những yếu tố của chế độ nhân tài: Mặc Tử cho rằng những nhà cai trị phải chỉ định ra những quan chức theo phẩm hạnh và khả năng chứ không phải vì những mối quan hệ gia đình của họ. Mặc dù lòng tin của dân chúng vào Mặc gia đã giảm sút từ cuối thời Tần, những quan điểm của nó vẫn còn để lại dấu ấn trong tư tưởng [[Pháp gia]].
 
== Danh gia ==