Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bản đồ học”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 9:
Sự phát triển lớn trong việc lập bản đồ diễn ra khi [[hình học]] ra đời, nó đã được sử dụng lần đầu tiên ở [[Babylon]] vào khoảng [[thế kỷ 23 TCN]]. Bản đồ được khắc ở thành phố thánh thần [[Nippur]], trong thời kỳ Kassite ([[thế kỷ 14 TCN]] – [[thế kỷ 12 TCN]]) trong lịch sử Babylon, đã được tìm thấy ở Nippur [http://www-oi.uchicago.edu/OI/PROJ/NIP/PUB93/NSC/NSCFIG7.html]. Người [[Ai Cập]] cổ đại sau này cũng sử dụng hình học để đo đạc đất đai cũng như tái đo đạc nó sau những thời kỳ ngập lụt của [[sông Nin]] do các ranh giới đã bị mất đi.
 
Người [[Hy Lạp]] cổ đại đã bổ sung thêm tính nghệ thuật và khoa học cho bản đồ học. [[Strabo]] (khoảng [[63 TCN]] – khoảng [[21 TCN]]) được coi là cha đẻ của [[địa lý]] vì ông đã viết ''Geographia'' (Địa lý), trong đó ông dẫn chứng và phê bình các công trình của những người khác (phần lớn trong số họ ngày nay chúng ta không biết do Strabo không nói đến tên của họ). Ở Miletus, [[Thales]] (khoảng [[600 TCN]]) cho rằng Trái Đất là một chiếc đĩa bao bọc bởi nước. [[Anaximandros|Anaximander]] cũng ở Miletus giả thiết rằng Trái Đất có hình trụ vào cùng khoảng thời gian đó. Năm [[288 TCN]], [[Aristarchus]] ở Samos là người đầu tiên nói rằng [[Mặt Trời]] là trung tâm vũ trụ (xem [[thuyết nhật tâm]]). Vào khoảng năm [[250 TCN]], [[Eratosthenes]] ở Cyrene ước tính chu vi Trái Đất trong phạm vi 15% của giá trị mà ngày nay chấp nhận.
 
[[Pythagoras]] ở Ionia, người tạo ra sự sùng bái toán học đã phát triển nhiều niềm tin tín ngưỡng dựa trên các số mà sau này đã trở thành nền tảng của [[toán học]], đã là người nổi tiếng đầu tiên nói rằng Trái Đất có dạng hình cầu. [[Aristoteles|Aristotle]] sau đó đã đưa ra nhiều luận cứ để củng cố ý tưởng này. Các luận cứ đó có thể tổng quát hóa như sau:
Dòng 18:
* Một số ngôi sao chỉ có thể quan sát từ những phần nào đó của Trái Đất.
 
Người Hy Lạp cũng phát triển khoa học về [[ánh xạ bản đồ]], là các phương thức để thể hiện các bề mặt cong của Trái Đất lên trên mặt phẳng. [[Eratosthenes]], [[Anaximandros|Anaximander]] và [[Hipparchus (thiên văn)|Hipparchus]] được coi là đã phát triển ra hệ thống lưới của [[kinh độ]] và [[vĩ độ]] và Eratosthenes được coi là phát minh ra ánh xạ bản đồ theo hình chữ nhật đều khoảng cách vào khoảng năm [[200 TCN]]. [[Claudius Ptolemaeus|Claudius Ptolemy]] cũng phát minh ra một cách ánh xạ bản đồ bao gồm phương pháp [[hình nón khoảng cách đều]] vào khoảng năm [[150 TCN]].
 
Khoa học về bản đồ ở châu Âu đã ngủ quên trong thời [[Trung Cổ|Trung cổ]], khi các khái niệm triết học đã đi theo hướng tôn giáo. Mặc dù lĩnh vực này có tiến bộ theo một số hướng, chẳng hạn các phát minh của [[Roger Bacon]] về ánh xạ bản đồ và sự xuất hiện của ''portolano'' và sau đó là các hải đồ cổ để phục vụ cho nhu cầu về các tuyến hàng hải của người châu Âu, nhưng đã có rất ít lực đẩy để nghiên cứu có hệ thống hay ứng dụng của bản đồ học. Phần lớn các "bản đồ" thế giới của giai đoạn này là các biểu đồ vũ trụ của những người [[Thiên Chúa giáo|Thiên chúa giáo]] không thể coi như các thể hiện địa lý chính xác. Thông thường dù là vuông hay tròn, chúng đều tuân theo kiểu của cái gọi là "[[bản đồ T và O]]", trong đó thể hiện các khu vực châu lục như các phần của đĩa tròn và được bao quanh bởi [[đại dương]]. Các bản đồ cỡ lớn cũng có xu hướng nghiêng về dạng biểu đồ do các nhu cầu địa chính nói chung được thỏa mãn bằng các mô tả của ranh giới thay vì đo đạc. Ngược lại, người Trung Hoa trong thời gian này đã sử dụng [[hệ tọa độ]] chữ nhật phù hợp với thực tế nếu được đo đạc một cách gần đúng. Người Trung Hoa đã không vẽ bản đồ thế giới vì vũ trụ quan của họ đã không cung cấp niềm tin trong việc mô tả những vùng đất xa nằm ngoài phần hiểu biết của họ. Các tác phẩm đã cho thấy các nhà triết học Trung Hoa tin rằng Trái Đất phẳng. Với một số rất ít ngoại lệ các nhà thần học, nổi tiếng nhất là [[Lactantius]], còn đa phần các nhà triết học Thiên chúa giáo và [[Hồi giáo]] đều tán thành khái niệm của người Hy Lạp về dạng hình cầu của Trái Đất.