Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chủ nghĩa vị tha”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Parkjunwung (thảo luận | đóng góp)
Trang mới: “thumb|325px|Trao của [[bố thí cho người nghèo được coi là hành động vị tha ở …”
(Không có sự khác biệt)

Phiên bản lúc 06:40, ngày 6 tháng 6 năm 2013

Vị tha hay Chủ nghĩa Vị tha là nguyên lý hay hành động quan tâm tới lợi ích của người khác. Đây là một đức hạnh truyền thống ở nhiều nền văn hóa và là một khía cạnh nền tảng của rất nhiều truyền thống tôn giáo, mặc dù khái niệm "người khác" ở đây có thể khác nhau giữa các nền văn hóa và tôn giáo. Chủ nghĩa vị tha là sự đối nghịch của tính ích kỷ.

Trao của bố thí cho người nghèo được coi là hành động vị tha ở nhiều nền văn hóa và tôn giáo.

Vị tha có thể được phân biệt với nghĩa vụ và lòng trung thành. Vị tha là động cơ cung cấp một thứ gì đó có giá trị cho một ai mà không phải là bản thân mình, trong khi đó nghĩa vụ tập trung vào bổn phận tinh thần đối với một cá nhân cụ thể nào đó (ví dụ một vị chúa, một vị vua) hay với một tập thể (ví dụ chính phủ). Chủ nghĩa vị tha thuần túy là sự hy sinh một điều gì cho ai đó mà không phải là bản thân mình (ví dụ hy sinh thời gian, tiền bạc, của cải) mà không kỳ vọng sẽ được nhận bồi thường hay lợi ích, dù là trực tiếp, hay gián tiếp (ví dụ được ghi nhận cho hành vi ban ơn).

Hiện vẫn có nhiều tranh cãi liên quan tới việc liệu chủ nghĩa vị tha thực sự có tồn tại hay không. Thuyết vị kỷ tâm lý cho rằng không có hành động chia sẻ, giúp đỡ hay hy sinh nào có thể được coi là vị tha hoàn toàn, bởi người thực hiện sẽ nhận được phần thưởng về bản chất chính là sự hài lòng cá nhân. Tuy nhiên, tính hợp lý của lý luận này còn phụ thuộc vào việc liệu có thể coi những phần thưởng về bản chất như sự hài lòng là một "lợi ích" hay không.

Liên kết ngoài

General
  • Altruism trên chương trình In Our Time của BBC. (Nghe tại đây)
  • “Radiolab: "The Good Show". Mùa 9. Tập 1. 14 tháng 12 năm 2011. WNYC. Đã bỏ qua tham số không rõ |city= (trợ giúp); |series= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
Society
Philosophy and religion
Science