Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lý Khắc Dụng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Vẽ tranh che khuyết: chính tả, replaced: gẫy → gãy using AWB
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 37:
 
====Lánh nạn Thát Đát====
Thủ lĩnh Thát Đát ban đầu che chở cho họ. Không lâu sau, [[Thổ Dục Hồn|Thổ Cốc Hồn]] tù trưởng Hách Liên Đạc phái người tìm cách ly gián, người Thát Đát dần dần đâm ra nghi kị. Lý Khắc Dụng biết việc đó, vờ như không biết gì. Ông tổ chức nhiều cuộc săn bắn, thể hiện tài cưỡi ngựa bắn tên, bộc lộ sự kiêu dũng của mình. Người Thát Đát hết sức khâm phục, không dám manh động.
 
Khi ấy, [[Hoàng Sào]] từ Giang Hoài vượt sông sang bờ bắc, mũi giáo nhắm thẳng vào [[Trường An]]. Nghe được tin này, Lý Khắc Dụng vui vẻ ra mặt, cho mổ [[bò]] bày tiệc, mời thủ lĩnh Thát Đát đến, rồi nói:
Dòng 46:
===Công thần cần vương, vẽ tranh che khuyết===
====Nhận lệnh dẹp loạn====
Hoàng Sào đã chiếm được kinh sư, năm Trung Hòa thứ nhất (881), Đại Bắc giám quân sứ [[Trần Cảnh Tư]] đưa quân Sa Đà đã đầu hàng trước đó, cùng hàng vạn người các tộc Thổ CốcDục Hồn, An Khánh tiến về kinh sư. Đi đến Giáng Châu, quân Sa Đà làm loạn, cướp bóc mà trở về.
 
Theo đề xuất của Đại Đồng tiết độ sứ Lý Hữu Kim, em trai của Lý Quốc Xương, Cảnh Tư cũng đồng ý rằng: quân Sa Đà không phải Lý Khắc Dụng làm tướng thì không xong, bèn đem chiếu thư đến Thát Đát triệu ông trở về, được Hoàng đế chuẩn tấu, phong cho ông làm Đại Châu thứ sử, Nhạn Môn dĩ bắc hành doanh tiết độ sứ.
Dòng 124:
===Đánh phá bốn mặt, từ giặc thành quân===
====Đánh phá bốn mặt====
Tháng 4, Lý Khắc Dụng đánh Vân Châu phòng ngự sứ Hách Liên Đạc, vây ông ta hơn trăm ngày, Đạc chạy về [[Thổ Dục Hồn|Thổ Cốc Hồn]]. Tháng 8, ông cướp bóc ở Thái Nguyên, ra Tấn, Giáng, cướp phá Hoài, Mạnh đến Hình Châu, rồi tấn công tiết độ sứ Thành Đức là Vương Dung ở Trấn Châu.
 
Lý Khắc Dụng dựng rào ở phía tây Thường Sơn, đưa hơn 10 kỵ binh vượt sông Hô Đà để dò xét quân địch, gặp mưa lớn, nước ngập mặt đất đến vài thước. Người Trấn Châu tập kích ông, Khắc Dụng trốn ở trong rừng, nguyền rằng: “Ta mà lấy được Thái Nguyên thì ngựa không kêu nữa.” Ngựa của bọn họ chợt không kêu nữa. Tiền quân của ông do Lý Tồn Hiếu chỉ huy đã lấy được Lâm Thành, lập tức tấn công Nguyên Thị. Lý Khuông Uy cứu Vương Dung, ông đưa quân về Hình Châu.
Dòng 177:
Năm Thiên Phục thứ 4 (904), Chu Ôn ép Chiêu Tông dời đô đến Lạc Dương, đổi niên hiệu là Thiên Hữu. Lý Khắc Dụng không công nhận niên hiệu Thiên Hữu, vẫn dùng niên hiệu Thiên Phục.
 
Năm Thiên Phục thứ 5 (905), Lý Khắc Dụng gặp [[GiaDa Luật A Bảo Cơ]], người [[Khiết Đan]], thề nguyện kết làm anh em.
 
Năm Thiên Phục thứ 6 (906), quân Lương tấn công Thương Châu của [[Yên (Ngũ đại)|nước Yên]], Yên vương Lưu Nhân Cung cầu cứu. Lý Khắc Dụng hận Nhân Cung phản phúc, không muốn nhận lời, con trai ông là Lý Tồn Úc can rằng: “Lúc này ta nên cứu hắn! Tình thế thiên hạ ngày nay, 7, 8 phần 10 đã quy phục nước Lương, mạnh như Triệu, Ngụy, Trung Sơn, còn không dám làm trái. Từ đây đến phía bắc Hoàng Hà, người Lương còn sợ ai nữa, có chăng chỉ là chúng ta và Nhân Cung, nếu Yên, Tấn hợp sức, không phải là phúc của Lương vậy! Đại trượng phu không nến cố chấp oán nhỏ, vả lại hắn phản bội ta mà ta lại cứu hắn, như thế để tỏ ra là ta lấy đức đãi người, một công đôi việc, không thể có mất mát gì cả.” Khắc Dụng lấy làm phải, bèn vì nước Yên mà ra quân đánh Lộ Châu. Quân Lương giải vây lui về, ông lấy Lý Tự Chiêu làm Lộ Châu lưu hậu.
 
Mùa đông năm sau, ông phát bệnh. Trong năm này, Chu Ôn diệt Đường, kiến lập nhà Hậu Lương. Khắc Dụng lại dụng niên hiệu Thiên Hữu, là năm Thiên Hữu thứ 4 (907).
Dòng 187:
====Lâm chung giao tên====
Sách “Ngũ đại sử khuyết văn” của Vương Vũ Xưng, người đời [[nhà Tống|Tống]], chép rằng:
:Lý Khắc Dụng vào lúc lâm chung, giao cho Lý Tồn Úc 3 mũi tên, nói rằng: “Cha con Lưu Nhân Cung phản bội ta, [[GiaDa Luật A Bảo Cơ]] của [[Khiết Đan]] bội ước với chúng ta, [[Hậu Lương Thái Tổ|Chu Ôn]] và chúng ta không đội chung trời, ta giao cho con 3 mũi tên, mũi thứ nhất mong con thảo phạt Lưu Nhân Cung, mũi thứ 2 mong con đánh bại Khiết Đan, mũi thứ 3 mong con tiêu diệt Chu Ôn. Hy vọng con sẽ hoàn thành 3 nguyện vọng của ta.”
:[[Hậu Đường Trang Tông|Lý Tồn Úc]] đem 3 mũi tên ấy đặt trong miếu thờ, khi xuất chinh lại lấy ra, mang theo trên chiến trường. Sau này, Tồn Úc dẹp Yên, đánh bại Khiết Đan, diệt Lương, mỗi lần đắc thắng lại đưa từng mũi tên về miếu, cho thấy đã hoàn thành một nguyện vọng của Lý Khắc Dụng.