Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sao Thủy”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Liên kết ngoài: clean up, replaced: {{Sister project links → {{Liên kết tới các dự án khác using AWB
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 118:
}}
 
'''Sao Thủy''' là hành tinh nhỏ nhất và gần [[Mặt Trời]] nhất trong tám [[hành tinh]] thuộc [[Hệ Mặt Trời]],{{efn|name=dwarf planet}} với [[chu kỳ quỹ đạo]] bằng 88 [[ngày]] [[Trái Đất]]. Nhìn từ Trái Đất, hành tinh hiện lên với [[chu kỳ giao hội]] trên quỹ đạo bằng xấp xỉ 116 ngày, và nhanh hơn hẳn những hành tinh khác. Tốc độ chuyển động nhanh này đã khiến người La Mã đặt tên hành tinh là [[Mercury (thần thoại)|Mercury]], vị thần liên lạc và đưa tin một cách nhanh chóng. Trong [[thần thoại Hy Lạp]] tên của vị thần này là [[Hermes]] (Ερμής). Tên [[tiếng Việt]] của hành tinh này dựa theo tên do Trung Quốc đặt, chọn theo nguyên tố ''[[Thủy (Ngũ hành)|thủy]]'' của [[Ngũ hành|Ngũ Hành]]; [[chữ Hán|chữ Nho]] viết là 水星.
 
Do hành tinh hầu như không có khí quyển để giữ lại nhiệt lượng, bề mặt Sao Thủy trải qua sự biến đổi nhiệt độ lớn nhất trong số các hành tinh, thay đổi từ {{convert|100|K}} vào ban đêm tới {{convert|700|K}} vào ban ngày. Trục quay của Sao Thủy có [[độ nghiêng trục quay|độ nghiêng]] nhỏ nhất trong Hệ Mặt Trời (khoảng {{frac|30}} độ), nhưng hành tinh lại có [[độ lệch tâm quỹ đạo]] lớn nhất.{{efn|name=dwarf planet}} Tại [[củng điểm quỹ đạo|viễn điểm quỹ đạo]], Sao Thủy ở cách xa Mặt Trời hơn 1,5 so với khi hành tinh ở [[củng điểm quỹ đạo|cận điểm quỹ đạo]]. Bề mặt hành tinh có rất nhiều hố va chạm và nhìn trông giống như bề mặt của [[Mặt Trăng]], và hành tinh không còn hoạt động địa chất trong hàng tỷ năm trước.