Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Iod”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n clean up
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 98:
 
== Lịch sử ==
Iốt (gốc [[tiếng Hy Lạp]] ''iodes'' nghĩa là [[tím]]) được khám phá bởi [[Barnard Courtois]] năm [[1811]]. Ông là con trai của một người sản xuất [[kali nitrat|nitrat kali]] (dùng trong [[thuốc súng]]). Vào thời điểm [[Pháp]] đang có [[chiến tranh]], [[thuốc súng]] được tiêu thụ mạnh. Nitrat kali được tách từ [[rong biển]] lấy tại bờ biển [[Normandie|Normandy]] và [[Bretagne|Brittany]]. Để tách kali nitrat, rong biển được đem đốt và tro đem rửa vào nước. Những chất không phải là nitrat kali bị phá hủy bởi việc thêm [[axítacid sunfuricsulfuric|axít sunfuríc]]. Vào một ngày Courtois thêm quá nhiều axít sunfuríc khiến một chất khí màu tím bay ra. Courtois nhận thấy hơi này [[kết tinh]] trên các bề mặt lạnh tạo ra các [[tinh thể]] màu sẫm. Courtois nghi ngờ rằng đây là một [[nguyên tố hóa học]] mới nhưng thiếu kinh phí để theo đuổi các quan sát chi tiết hơn.
 
Tuy vậy ông đã đưa các mẫu tinh thể này cho các bạn, [[Charles Bernard Desormes]] ([[1777]]–[[1862]]) và [[Nicolas Clément]] ([[1779]]–[[1841]]) để họ tiếp tục nghiên cứu. Ông cũng đem mẫu vật cho [[Joseph Louis Gay-Lussac]] ([[1778]]–[[1850]]), một [[nhà hóa học]] nổi tiếng lúc đó, và [[André-Marie Ampère]] ([[1775]]–[[1836]]). Ngày [[29 tháng 11]] năm [[1813]] Dersormes và Clément thông báo cho đại chúng về phát hiện của Courtois. Họ miêu tả mẫu vật tại một cuộc họp của Viện Hoàng đế [[Pháp]]. Ngày [[6 tháng 12]] Gay-Lussac thông báo rằng mẫu vật đó có thể là một [[nguyên tố hóa học]] mới hoặc một [[hợp chất ôxy]]. Ampère đưa một số mẫu vật cho [[Humphry Davy]] (1778–[[1829]]). Davy đã tiến hành một số thí nghiệm trên mẫu vật và nhận thấy sự tương tự của nó với [[clo]]. Davy gửi một bức thư ngày [[10 tháng 12]] tới [[Hội Hoàng gia Luân Đôn]] nói rằng ông đã tìm thấy nguyên tố mới. Một cuộc cãi cọ lớn giữa Davy và Gay-Lussac về việc ai đã tìm ra iốt trước tiên đã nổ ra, nhưng cả hai đều đồng ý rằng Barnard Courtois là người đầu tiên đã tách [[nguyên tố hóa học]] mới này.
Dòng 105:
Hợp chất iốt thường gặp trong [[muối]] với [[natri]] và [[kali]] ([[Kali iođua|KI]]) hay trong [[KIO3|KIO<sub>3</sub>]].
 
Iốt có thể thu được ở dạng rất tinh khiết bằng phản ứng giữa [[Kali iođua|KI]] với [[sunfat đồng (II)]]. Cũng có vài cách khác để tách nguyên tố hóa học này. Mặc dù nguyên tố này khá hiếm, [[tảo bẹ]] và một số loài [[thực vật có mạch|cây]] khác có khả năng hấp thụ và tập trung iốt trong cơ thể chúng, dẫn đến việc mang iốt vào dây chuyền thức ăn tự nhiên và giúp việc điều chế iốt có giá thành thấp.
 
Cho tác dụng dung dịch với chất oxi hoá để oxi hoá I<sup>-</sup> thành I<sub>2</sub> .