Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nghiên cứu văn học”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
viết tiếp
Dòng 1:
{{Đang viết}}
'''Nghiên cứu văn học''' là một chuyên ngành [[khoa học xã hội]] và nhân văn mà đối tượng nghiên cứu là nghệ thuật ngôn từ ([[văn học]]). Ở thời điểm hiện tại, nghiên cứu văn học là tên gọi chung cho nhiều bộ môn nghiên cứu tương đối độc lập, tiếp cận cùng một đối tượng nghiên cứu (văn học) ở những góc độ khác nhau.
 
==Lịch sử==
Những mầm mống của các tri thức nghệ thuật học và nghiên cứu văn học có từ xa xưa, dưới dạng một số ý niệm trong thần thoại cổ đại<ref name="lainguyenan">''150 thuật ngữ văn học'', Lại Nguyên Ân biên soạn, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, H. 2003, trang 224-228.</ref>. Những nhận xét đầu tiên về nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng, có thể kể đến trong [[kinh Vệ-đà]] (Ấn Độ, thế kỷ 10-2 TCN), [[Kinh thi]] (Trung Quốc, thế kỷ 9-6 TCN), [[Iliade và Odysses]] (cổ Hy Lạp, thế kỷ 8-7 TCN).
 
Ở [[châu Âu]], các quan niệm đầu tiên về nghệ thuật và văn học được đề xướng bởi các nhà tư tưởng cổ Hy Lạp (như [[Platon]], [[Aristote]]), cổ La Mã (như [[Horatius]]). Khâu nối giữa nghiên cứu văn học của thời cổ đại Hy-La và thời cận đại châu Âu có thể kể đến nền văn học [[Byzance]] va văn học Latinh của các dân tộc Tây Âu. Nghiên cứu văn học thời trung đại thiên về hướng thi tịch học và bình chú, đồng thời cũng phát triển về việc nghiên cứu các lĩnh vực thi học, văn hùng biện, âm luật. Trong thời Phục Hưng, nghiên cứu văn học đi theo hướng xây dựng những hệ thi pháp đáp ứng các điều kiện địa phương và dân tộc khác nhau. Thời đại của chủ nghĩa cổ điển châu Âu, nghiên cứu văn học gắn với xu hướng hệ thống hóa các luật lệ của nghệ thuật, đồng thời gắn với tính chất quy phạm của lý luận nghệ thuật, đặc biệt với cuốn ''[[Nghệ thuật thi ca]]'' (1674) của [[Boileau]]. Thế kỷ 17-18 nổi lên các xu hướng chống quy phạm trong cách hiểu các loại hình và loại thể văn học, sự trỗi dậy của chủ nghĩa lãng mạn mà tiêu biểu là cuốn lý luận ''[[Kịch lý Hamburg]]'' (1768-1769) của [[Lessing]]. Thế kỷ 19 là thời kỳ xây dựng những cuốn văn học sử như ''Lịch sử văn học Italia (1772-1782) của J. Tiraboski, ''Văn học cổ đại và cận đại'' (1799-1805) của J. Lagarp.
 
==Bộ môn nghiên cứu==
Hàng 18 ⟶ 20:
Phê bình văn học chú ý đến trạng thái hiện tại của văn học đương thời, nó cũng chú ý lý giải văn học quá khứ từ quan điểm những vấn đề xã hội và nghệ thuật hiện thời.
 
===Thi học===
Thi học là bộ môn nghiên cứu cấu trúc của các tác phẩm, phức hợp tác phẩm hoặc sáng tác ở nhà văn nói chung, nghiên cứu các [[khuynh hướng văn học]] và các thời đại văn học. Ở phương diện [[lý luận văn học]], thi học cung cấp một thi học đại cương tức là khoa học về cấu trúc bất kỳ một tác phẩm văn học nào. Ở bình diện [[văn học sử]], thi học lịch sử nghiên cứu về sự phát triển của các cấu trúc nghệ thuật xét trong tổng thể và trong các thành tố của chúng. Trên bình diện [[phê bình văn học]], các nguyên tắc của thi học được áp dụng qua sự phân tích tác phẩm cụ thể ở các phương diện về tư tưởng, nghệ thuật, cấu trúc.
 
===Phong cách học===
Phong cách học phần nhiều có vị trí và chức năng tương tự thi học trong văn học sử, lý luận văn học và phê bình văn học, tuy nhấn mạnh khảo cứu đặc trưng thế giới quan, nhân sinh quan, cá tính sáng tạo của nhà văn, và sự biểu hiện của thế giới quan, nhân sinh quan, cá tính sáng tạo trong tác phẩm văn học.
 
Hàng 33 ⟶ 35:
* ''Lý luận văn học'', Phương Lựu chủ biên, ''phần 4: Phương pháp nghiên cứu'' văn học, trang 646-713.
 
{{Sơ khai}}
[[Thể loại:Thuật ngữ văn học]]