Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nghiên cứu văn học”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
n ct
Dòng 1:
'''Nghiên cứu văn học''' là một chuyên ngành [[khoa học xã hội]] và nhân văn mà [[đối tượng nghiên cứu]] là nghệ thuật ngôn từ ([[văn học]]). Ở thời điểm hiện tại, nghiên cứu văn học là tên gọi chung cho nhiều bộ môn nghiên cứu tương đối độc lập, tiếp cận cùng một đối tượng nghiên cứu (văn học) ở những góc độ khác nhau.
 
==Lịch sử==
Dòng 9:
Từ nửa đầu thế kỷ 19 trở đi, trong nghiên cứu văn học châu Âu bắt đầu hình thành các trào lưu, trường phái, với ý thức về phương pháp luận và tư tưởng nghiên cứu<ref name="lainguyenan"/>. Đáng chú ý là các [[trường phái thần thoại]] với anh em J. Grimm, Đức; [[phương pháp tiểu sử]] với Sainte-Beuve, Pháp}; [[trường phái văn hóa lịch sử]] với H. Taine, Pháp); khuynh hướng xã hội dân chủ trong bình luận văn học với Belinski, Tchernyshevski, Dobroliubov, Nga; [[trường phái tâm lý]] với W. Wundt, [[văn học so sánh]] với F. Baldensperger, Van Tieghem v.v.
 
Sang thế kỷ 20, những trường phái nghiên cứu, phê bình văn học mới nở rộ, với sự xuất hiện của [[trường phái hình thức Nga]], [[phân tâm học]], [[chủ nghĩa cấu trúc]] (structuralism) và [[hậu cấu trúc]]; [[phê bình mới]] (new criticism); [[xã hội học văn học]] (sociology of literature); [[ký hiệu học]] (semiotics); [[chủ nghĩa duy ý chí]] (voluntarism); [[trường phái văn hóa - lịch sử]] (cultural-historical schooll) với chủ nghĩa thực chứng A. Comte, lý luận nghệ thuật H. Tainer v.v.; [[thuyết chuyển cảm]] (empathetics); [[chủ nghĩa biểu hiện]] (expressionism); [[chủ nghĩa trực giác]] (intuitivism); [[thuyết hoàn hình]] (gestalt); [[chủ nghĩa hiện sinh]] (existentialism); [[hiện tượng luận]] (phenomenology); [[phân tâm học]] (psychoanalysis); [[tâm phân học]] (analytical psychology); [[mỹ học phân tích]] (analytic esthetics); [[chủ nghĩa thực dụng]] (pragmaticm); [[giải thích học]] (hermeneutics); [[mỹ học tiếp nhận]] (receptive esthetics); [[chủ nghĩa hình thức]] (formalism); [[ngữ nghĩa học]] (semantics), [[chủ nghĩa hậu hiện đại]] (postmodernism)<ref>Liệt kê theo ''Lý luận phê bình văn học phương Tây thế kỷ 20, Phương Lựu biên soạn, NXB Văn học, Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, H. 2001''</ref>; [[chủ nghĩa hậu hiện đại]] (postmodernism) v.v.
 
==Phương Đông==
Lý luận văn học ở phương Đông hình thành với những hệ thống riêng biệt. Ở [[Trung Quốc]], trước tác xưa nhất về nghệ thuật là ''[[Nhạc ký]]'', tương truyền do [[Công Tôn Ni Tử]] thảo vào đầu thời Chiến Quốc, thế kỷ 5 TCN, nhưng nhiều tư tưởng về nghệ thuật và văn học trước đó đã được nêu bởi [[Khổng Tử]], [[Lão Tử]]. Tư tưởng văn học, mỹ học cổ đại và trung đại của Trung Hoa được hình thành, phát triển trong sự liên hệ mật thiết với các chủ thuyết triết học lớn (như Nho giáo, tư tưởng Lão-Trang, Phật giáo) với quan niệm "văn sử triết bất phân", dưới dạng một loạt các khái niệm như [[đạo]], [[đức]], [[phong]], [[khí]], [[vận]], [[thi]], [[phú]], [[tỉ]], [[hứng]], [[tụng]] v.v.
 
[[Ấn Độ]], vấn đề cấu trúc nghệ thuật được nêu lên trong mối liên hệ với các học thuyết về tâm lý cảm thụ nghệ thuật với luận văn ''[[Natiashastra]]'' tương truyền của [[Bharata]] vào khoảng thế kỷ 9. Ý nghĩa hàm ẩn của tác phẩm nghệ thuật cũng được đề cập tới trong ''[[Thuyết đồng vọng]]'' của [[Anandavardhana]] thế kỷ thứ 9.
 
Xu hướng chung nhất của nghiên cứu văn học các nước phương Đông từ thời cận đại trở về trước là sử dụng các phương pháp lý thuyết đại cương và mỹ học đại cương<ref name="lainguyenan"/>. Bên cạnh đó có một số ngành như thư tịch học, văn bản học cũng sớm phát triển, trở thành các bộ môn hỗ trợ. Các xu hướng nghiên cứu văn học dựa trên bình diện [[lịch sử]] và bình diện [[tiến hóa]] chỉ mới xuất hiện từ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 khi có sự tiếp nhận và ảnh hưởng của học thuật châu Âu.
 
==Bộ môn nghiên cứu==