Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tốc Bất Đài”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n using AWB
Dòng 4:
 
==Chiến tích==
Ông theo phò tá Thành Cát Tư Hãn từ những ngày đầu khởi nghiệp thống nhất các bộ tộc Mông Cổ, Ông là nhà chiến lược quân sự và đại tướng của [[Thành Cát Tư Hãn]] và [[Oa Khoát Đài]]. Ông đã tiến hành hơn hai mươi chiến dịch, đánh thắng nhiều trận, qua đó chinh phục nhiều quốc gia, trong đó ông chinh phục các vùng lãnh thổ. Ông có khả năng phối hợp sự vận động của các quân đoàn cách xa nhau hàng trăm km. Ông nổi tiếng qua việc tiêu diệt hoàn toàn quân đội [[Hungary|Hung Gia Lợi]] và [[Ba Lan]] trong vòng hai ngày, mỗi lực lượng cách nhau hơn năm trăm km.
 
Người ta còn biết đến ông như là người chỉ huy cuộc hành quân bằng ngựa dài nhất trong lịch sử, trong 2 năm quân đội của ông đi 5.500 dặm từ Mông Cổ tấn công vào Đông Âu đến tận thành Vơnizo và tiêu diệt 6 quốc gia trên đường đi. Tốc Bất Đài là một trong những chỉ huy của quân Mông Cổ coi mùa đông là thời gian tốt nhất để tiến hành chiến tranh. Trong khi những người có sức chịu đựng lại trú đông thì người Mông Cổ lại có khả năng sử dụng những hồ và sông đóng băng để làm đường đi cho những [[kỵ binh]] của mình, đây là một chiến thuật mà Tốc Bất Đài sử dụng với hiệu quả lớn ở Nga, cùng với Triết Biệt đánh tan 8 vạn quân Nga trên sông Kalka.
Dòng 15:
 
==Đánh Tây Hạ và diệt Kim==
Tốc Bất Đài đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch đánh Tây Hạ năm 1226. Năm 1227 ông ta đã chinh phục được các châu quận của nhà Kim dọc vùng thượng lưu sông Vị Thủy. Triều đình Mông Cổ bị rối loạn bởi cái chết của Thành Cát Tư Hãn. Người nối ngôi là con trai ông ta Oa Khoát Đài.
 
Năm 1230-1231, Oa Khoát Đài đích thân dẫn quân chủ lực Mông Cổ tấn công nhà Kim ở Trung Nguyên, nhưng việc cố gắng chia cắt các vùng đồng bằng ở tỉnh Hồ Nam bị thất bại sau khi Tốc Bất Đài bị thua trận ở Shan-ch’e-hui. Quân Mông Cổ bao vây và chiếm được Fengxiang, mục tiêu thứ hai. Năm 1231-1232 quân Mông Cổ tiến hành cuộc xâm lược khác. Thời gian này, Tốc Bất Đài đã có lực lượng vượt trội quân Kim.
 
Quân Mông Cổ đã giành chiến thắng quyết định tại Sanfeng (ngày 09 tháng 2 năm 1232), Yangyi (Ngày 24 tháng 2 năm 1232), và T’iehling (Ngày 01 tháng 3 năm 1232). Oa Khoát Đài dẫn quân chủ lực Mông Cổ trở về, để Tốc Bất Đài với một lực lượng nhỏ để hoàn tất việc chinh phục Hồ Nam. Tốc Bất Đài thấy rất khó để chiếm các thành phố lớn và cần hơn 2 năm để hoàn toàn tiêu diệt nhà Kim.
 
Tốc Bất Đài đã liên minh với nhà Tống để hoàn thành nhiệm vụ. Nhưng liên minh này không được lâu dài và đổ vỡ với quân Mông Cổ. Hai đội quân Tống đã thừa cơ chiếm lấy Khai Phong và Lạc Dương trong mùa hè năm 1234. Quân Mông Cổ đã trở lại và chiếm hai thành phố này.
Dòng 42:
*Yuan Shih (120 and 121), http://www.yifan.net/yihe/novels/history/yuanssl/yuas.html
 
[[Thể loại:Lịch sử Mông Cổ]]
{{sơ khai lịch sử}}
 
[[Thể loại:Lịch sử Mông Cổ]]