Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Dục Đức”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Thay cả nội dung bằng “'''Wikipedia ai muốn sửa gì cũng được, là trang web không có giá trị tra cứu. Đưa tin toàn sai toét.'''”
Thẻ: Tẩy trống trang (hoặc lượng lớn nội dung)
Dòng 1:
'''Wikipedia ai muốn sửa gì cũng được, là trang web không có giá trị tra cứu. Đưa tin toàn sai toét.'''
{{Thông tin nhân vật hoàng gia
| tên = Dục Đức
| tước vị = Vua Việt Nam
| thêm = vietnam
| hình =
| chức vị = Vua nhà Nguyễn
| tại vị = [[1883]] - 1883
| kiểu tại vị = Trị vì
| tiền nhiệm = [[Tự Đức]]
| kế nhiệm = [[Hiệp Hòa|Hiệp Hoà]]
| hoàng tộc = [[Nhà Nguyễn]]
| kiểu hoàng tộc = Triều đại
| ca khúc hoàng gia = [[Đăng đàn cung]]
| tên đầy đủ = Nguyễn Phúc Ưng Ái<br />Nguyễn Phúc Ưng Chân
| kiểu tên đầy đủ = Tên húy
| niên hiệu = Dục Đức<ref>Niên hiệu chưa kịp đặt. Dục Đức chỉ là tên gọi nơi ở của Ưng Chân (Dục Đức đường).</ref>
| miếu hiệu = [[Cung Tông]]
| thụy hiệu = Huệ Hoàng Đế
| con cái = [[Dục Đức#Con cái|19 người con, bao gồm 11 hoàng tử và 8 công chúa]]
| cha = [[Nguyễn Phúc Hồng Y]]
| mẹ = Trần Thị Nga
| sinh = [[23 tháng 2]] năm [[1852]]
| nơi sinh = [[Huế]], [[Việt Nam]]
| mất = {{ngày mất và tuổi|1883|10|6|1852|2|23}}
| nơi mất = [[Huế]], [[Việt Nam]]
| nơi an táng = [[Lăng Dục Đức|An Lăng]], Huế
}}
 
'''Dục Đức''' ([[chữ Hán]]: 育德, [[1852]] – [[1883]]) tên húy là '''Nguyễn Phúc Ưng Ái''', là vị vua thứ năm của [[nhà Nguyễn]] trong [[lịch sử Việt Nam]]. Ông lên ngôi vua ngày [[20 tháng 7]] năm [[1883]], nhưng tại vị chỉ được mấy ngày <ref>Theo ''[[Đại Nam thực lục|Đại Nam chính biên liệt truyện]]'' (quyển 4), thì vua Dục Đức "nối ngôi mới được 5 ngày" (Nxb Văn học, 2004, bản dịch: trang 86). Việt Nam sử lược (Trần Trọng Kim soạn. Nxb Tân Việt, 1968, tr. 533) chép là “được 3 ngày”.</ref>.
 
== Thân thế==
'''Nguyễn Phúc Ưng Ái''' sinh ngày [[23 tháng 2]] năm [[1852]] tại [[Huế]]. Có nguồn ghi ông sinh [[4 tháng 1]] năm [[Quý Sửu]] (tức [[11 tháng 2]] năm [[1853]]). Ngài là con thứ 2 của Thoại Thái vương Nguyễn Phúc Hồng Y và bà Trần Thị Nga.
 
Năm [[1869]], 17 tuổi, ngài được vua [[Tự Đức]] chọn làm con nuôi (vì lúc nhỏ bị [[đậu mùa|bệnh đậu mùa]] nên vua Tự Đức không có con)<ref>Ngoài Nguyễn Phúc Ưng Ái (tức vua Dục Đức), vua Tự Đức còn nhân nuôi hai người cháu nữa, đó là Nguyễn Phúc Ưng Kỷ (về sau là vua [[Đồng Khánh]]) và Nguyễn Phúc Ưng Đăng (còn gọi là Dưỡng Thiện, về sau là vua [[Kiến Phúc]]).</ref> và đổi tên là '''Nguyễn Phúc Ưng Chân''' (阮福膺禛), đồng thời cho xây Dục Đức Đường để ở và giao cho Hoàng quý phi [[Vũ Thị Duyên]] (vợ vua Tự Đức, sau này là Lệ Thiên Anh Hoàng hậu) trông coi, dạy bảo. Năm [[1883]], ngài được phong làm Thụy Quốc công.
 
== Tại vị chỉ mấy ngày==
Tự Đức mất để di chiếu truyền ngôi cho Ưng Chân, nhưng trong di chiếu có đoạn viết: "''... Nhưng vì có tật ở mắt nên hành vi mờ ám sợ sau này thiếu sáng suốt, tính lại hiếu dâm cũng là điều chẳng tốt chưa chắc đã đảm đương được việc lớn. Nước có vua lớn tuổi là điều may cho xã tắc, nếu bỏ đi thì biết làm sao đây.''" Các quan Phụ chính [[Trần Tiễn Thành]], [[Nguyễn Văn Tường]] và [[Tôn Thất Thuyết]] dâng sớ lên vua Tự Đức xin bỏ mấy đoạn có liên quan đến tính nết xấu của tự quân và câu "''không chắc đảm đương nổi việc lớn''" nhưng vua Tự Đức từ chối.
 
Thọ lãnh di chiếu của Tự Đức, Ưng Chân lên ngôi kế vị ngày [[20 tháng 7]] năm [[1883]] (theo một vài tài liệu thì đó là ngày [[17 tháng 7]]). Lúc làm lễ lên ngôi, Ưng Chân đã cho đọc lướt đoạn này. Hai Phụ chính Đại thần là [[Tôn Thất Thuyết]] và [[Nguyễn Văn Tường]] bèn dâng lên Hoàng Thái hậu [[Từ Dụ]] (mẹ vua Tự Đức) tờ hạch tội buộc cho vua Dục Đức bốn tội lớn:
 
* Muốn sửa di chiếu của vua cha.
* Có đại tang mà mặc áo màu.
* Tự tiện đưa một giáo sĩ vào Hoàng thành.
* Thông dâm với nhiều cung nữ của vua cha.
 
Sau khi nhận được sự đồng ý của Hoàng Thái hậu Từ Dụ và [[Vũ Thị Duyên|Hoàng hậu Lệ Thiên Anh]], hai quan Phụ chính liền sai người giam vua Dục Đức ở Dục Đức Đường, rồi Thái Y Viện, và cuối cùng là ngục Thừa Thiên. Ở đây, nhà vua bị bỏ đói cho đến chết <ref>Có một số tác giả viết như vậy, như ở đây: [http://kienthuc.net.vn/channel/1984/201105/Vua-duc-duc-nam-chung-huyet-mo-voi-nguoi-hanh-khat-1798638/], [http://www.covathue.com/cac%20bai%20viet/Tunguyettamvuong.html]. Tuy nhiên, theo sử gia [[Phạm Văn Sơn]], thì đang khi vua Dục Đức hết sức đau đớn vì đói khát, Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường đã sai người giết vua bằng thuốc độc vì sợ để lâu sẽ sinh biến (''Việt sử tân biên'', quyển 5, tập thượng, 1962, tr. 386).</ref>.
 
Vua Dục Đức mất ngày [[6 tháng 10]] năm [[1883]]<ref>Theo [[Phạm Văn Sơn]], sách đã dẫn, tr. 386.</ref>. Một số tài liệu ghi ông mất ngày [[6 tháng 9]] năm [[Giáp Thân]], tức [[24 tháng 10]] năm [[1884]].
 
Vì chỉ làm vua được mấy ngày chưa kịp đặt niên hiệu (Dục Đức chỉ là tên gọi nơi ở Dục Đức Đường). Năm [[1892]], vua [[Thành Thái]] (con vua Dục Đức) đã truy tôn cha mình là Cung Tôn Huệ Hoàng Đế. Lăng của vua Dục Đức là [[An Lăng]], tại làng [[An Cựu]], huyện [[Hương Thủy|Hương Thuỷ]], tỉnh [[Thừa Thiên - Huế|Thừa Thiên]].
 
== Con cái ==
Vua Dục Đức có 19 con, gồm 11 con trai và 8 con gái.
 
=== Hoàng tử ===
# Bửu Cương
# Bửu Thi
# Bửu Mỹ
# Bửu Nga
# Bửu Nghi
# Bửu Côn
# Bửu Lân ([[thành Thái|vua Thành Thái]])
# Bửu Chuân
# Bửu Toàn, Tuyên Hoá Vương
# Bửu Liêm, Hoài An Vương
# Bửu Lộc, Mỹ Hoá Quận Công
 
=== Công chúa ===
# Mỹ Lương (bà chúa Nhất)
# Tân Phong (bà chúa Tám)
 
Và sáu công chúa không rõ tên.
 
== Chú thích ==
{{Tham khảo}}
{{Sơ khai tiểu sử}}
{{Navboxes
|title= Dục Đức
|list1=<span>{{Đầu hộp}}
{{Thứ tự kế vị
|chức vụ=Vua [[nhà Nguyễn]]
|trước = [[Tự Đức]]
|sau = [[Hiệp Hòa]]
|năm = [[1883]]
}}
{{Cuối hộp}}
{{Vua nhà Nguyễn}}
}}
{{Thời gian sống|sinh=1852|mất=1883|tên=Dục Đức}}
 
[[Thể loại:Vua nhà Nguyễn]]
[[Thể loại:Người Thanh Hóa]]
[[Thể loại:Người Huế]]