Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trận Trường Bình”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n using AWB
Dòng 18:
 
==Bối cảnh==
Năm 265 TCN, Tần Chiêu Tương vương sai Tả thứ trưởng Vương Hột mang quân đánh Hàn. Quân Tần mạnh mẽ, đánh chiếm thành Dã Vương, bao vây quận Thượng Đảng (上黨 - [[Sơn Tây (Trung Quốc)|Sơn Tây, Trung Quốc]]). Tướng giữ Thượng Đảng của [[Hàn (nước)|nước Hàn]] là Phùng Đình chống cự không nổi phải cố thủ trong thành. Quân Tần bủa vây Thượng Đảng, cắt đứt đường huyết mạch thông sang núi Thái Hàng, tức là cô lập hoàn toàn Thượng Đảng với phần còn lại của nước Hàn.
 
Khi Vương Hột đang đánh Thượng Đảng thì cánh quân Tần khác do [[Bạch Khởi]] chỉ huy cũng đánh Hàn ở Hình Thành. Quân Hàn bị thua to ở Hình Thành<ref>Nay thuộc đông bắc huyện Khúc Nhiêu, tỉnh [[Sơn Tây (Trung Quốc)|Sơn Tây, Trung Quốc]]</ref>, quân Tần chiếm 9 thành, chém 5 vạn người. Năm sau (263 TCN), Bạch Khởi lại tiến công Nam Dương<ref>Nay thuộc vùng dọc theo sông ở Tế Nguyên, Tẩm Dương, [[Hà Nam (Trung Quốc)|Hà Nam, Trung Quốc]]</ref>, mở rộng ảnh hưởng đến tận mạn Nam núi Thái Hàng.
Dòng 29:
Bình Dương Quân Triệu Báo can Triệu vương không nên nhận mối lợi bỗng dưng mà có, và chỉ ra rằng đó là ý Phùng Đình muốn cho Tần chĩa mũi nhọn từ Hàn sang Triệu. Nhưng Triệu vương lại tin theo lời [[Bình Nguyên quân|Bình Nguyên Quân]] Triệu Thắng, cho rằng đó là mối lợi lớn nên vui mừng thu nhận.
 
Triệu vương sai Bình Nguyên quân Triệu Thắng đến nhận đất, phong cho Phùng Đình ba vạn hộ, gọi là ''Hoa Dương quân'', vẫn giữ chức thái thú, mười bảy viên huyện lệnh đều được phong làm quan nước Triệu.
 
Vua Triệu nhận Thượng Đảng nhưng lại không cử đại binh đi cứu trợ cho Phùng Đình đang bị vây. Tướng Tần là Vương Hột vây đánh Thượng Đảng dữ dội, Phùng Đình cầu cứu nhưng suốt 2 tháng Triệu không cử viện binh sang. Mãi tới khi vua Triệu cử danh tướng [[Liêm Pha]] đi cứu thì Vương Hột đã đánh vỡ Thượng Đảng. Phùng Đình mang dân chạy sang nương nhờ nước Triệu. Liêm Pha đi đến ải Trường Bình<ref>Cao Bình, Sơn Tây, phía nam Thượng Đảng</ref> thì gặp quân Tần.
 
Từ đó bắt đầu trận đại chiến Trường Bình giữa quân Tần và quân Triệu.
Dòng 51:
:''Liêm Pha già cả, nhút nhát, không dám đụng độ quân Tần. Trong các tướng Triệu thì quân Tần chỉ sợ một mình Triệu Quát, con Mã Phục quân Triệu Xa mà thôi.''
 
Triệu Hiếu Thành vương nghe tin đồn, nghĩ rằng lão tướng Liêm Pha cầm quân, đông hơn quân Tần mà không dám đối trận thì quả là Liêm Pha nhút nhát. Trong khi đó thì Triệu Quát còn trẻ, có tiếng là thuộc làu sách binh pháp của cha là Triệu Xa để lại. Thậm chí, Quát thường cùng cha bàn việc binh, Triệu Xa cũng không thể bắt bẻ Quát được. Tuy nhiên chính Triệu Xa vẫn không tin rằng con mình có thực tài.
 
Triệu vương lại tin vào tài của Triệu Quát, định cho Quát ra thay Liêm Pha. Thừa tướng Lạn Tương Như can:
Dòng 101:
Trong trận đánh, Bạch Khởi đã làm trái nhiều điều trong binh pháp. Ngược lại, Triệu Quát chỉ là người biết binh pháp qua sách vở và không có thực tế trận mạc nên đã phải trả giá cho hàng loạt sai lầm<ref>Vương Tử Kim, Lê Đông Phương, sách đã dẫn, tr 87-88</ref>.
 
Theo lẽ thường binh pháp, nếu Bạch Khởi thực sự muốn tiêu diệt hoàn toàn đại quân Triệu thì quân Tần phải chiếm ưu thế so với kẻ địch. Tại Trường Bình, quân Triệu đến trước, quân Tần đến sau, theo Binh pháp Tôn Tử thì: ''“người thiện chiến xếp đặt người ta chứ không để người ta xếp đặt mình”'', do đó về điểm này quân Triệu lợi thế hơn<ref name="ReferenceB">Vương Tử Kim, Lê Đông Phương, sách đã dẫn, tr 88</ref>.
 
Về quân số, quân Tần không chiếm ưu thế quân số so với quân Triệu. Theo [[Binh pháp Tôn Tử]], ''“đông gấp 10 lần thì vây, gấp 2 thì chia cắt”'', tuy nhiên Bạch Khởi lại dùng quân Tần để chia cắt và vây quân Triệu đông hơn. Thậm chí ông còn vây quân Triệu ngặt nghèo, cũng trái với điều mà Tôn Tử viết: ''“Vây quân nên để hở”''<ref name="ReferenceB"/>.
Dòng 114:
Thừa thắng ở Trường Bình, Bạch Khởi chia quân làm ba hướng, một cánh đi về hướng đông, vượt qua dãy núi Thái Hàng tiến đánh Vũ An<ref>Nay là vùng Tây Nam, Vũ An, [[Hà Bắc (Trung Quốc)|Hà Bắc]]</ref> áp sát kinh đô Hàm Đan của nước Triệu, một cánh tiến về phía bắc để bình định Thái Nguyên, một cánh do [[Bạch Khởi]] đích thân chỉ huy, đóng giữ Thượng Đảng, chờ thời cơ tiến vây kinh thành Hàm Đan, tạo ra thế uy hiếp nước Triệu từ hướng Tây sang hướng Đông để tiêu diệt nước Triệu.
 
Tuy nhiên trong tình thế như vậy, Bạch Khởi lại bị sự ghen tỵ của [[tể tướng|thừa tướng]] [[Phạm Thư]]. Vốn nước Triệu bị kinh động vì tổn thất trong trận Trường Bình, bèn nhờ [[Tô Đại]] (em [[Tô Tần]]) làm thuyết khách sang nước Tần xúi giục Phạm Thư. Nghe lời Tô Đại, Thư sợ công lao của Bạch Khởi quá lớn sẽ lấn át mình, nên nói với vua Tần Chiêu Tương vương chấp nhận lui quân giảng hòa với điều kiện nước Triệu dâng hiến sáu thành. Triệu Vương đồng ý dâng 6 thành để tranh thủ thời gian hoà hoãn, cho gọi lại Liêm Pha làm tướng, chỉnh đốn lại binh mã, củng cố quốc phòng.
 
Bạch Khởi nhận lệnh lui quân về nước, tiếc công lao của mình và tướng sĩ phải bỏ dở, hỏi ra mới biết là ý đồ của Phạm Thư. Từ đó giữa Khởi và Thư có hiềm khích. Cuối cùng Thư gièm pha với Tần Chiêu Tương vương sát hại Bạch Khởi năm 257 TCN.
Dòng 152:
{{Tham khảo}}
{{Sự kiện thời Chiến Quốc}}
 
[[Thể loại:Nước Triệu]]
[[Thể loại:Nước Tần]]