Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hán Triệu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n using AWB
Dòng 13:
Tuy nhiên, trong số các thủ lĩnh của người [[Hung Nô]], bao gồm cả Lưu Uyên, ý nghĩ về sự tách rời ra khỏi [[Trung Quốc]] luôn luôn được ghi nhớ. Phần lớn những người chăn nuôi gia súc vẫn giữ được các kỹ năng cưỡi ngựa và khả năng đánh trận. Sự bất mãn chống lại nhà Tấn và vị trí thấp kém của họ luôn nhắc nhở họ càng tìm kiếm một quốc gia tự trị của người Hung Nô. Điều này được thể hiện trong câu nói của một trong số các thủ lĩnh "kể từ khi [[nhà Hán]] sụp đổ, nhà Ngụy và nhà Tấn đã nối tiếp nhau. Mặc dù Thiền vu của chúng ta [Hung Nô] đã có danh phận cha truyền con nối, nhưng không có một chỗ đứng trên lãnh thổ có chủ quyền".
 
Các diễn biến trong [[Loạn bát vương]] cuối cùng đã có lợi cho người [[Hung Nô]]. Lưu Uyên đã thu được nhiều lợi ích từ một Thành Đô Vương ([[Tư Mã Dĩnh]]) đã tuyệt vọng, người bị đánh bại tại căn cứ [[Nghiệp (thành)|Nghiệp Thành]] (鄴城)<ref>Gần [[Lâm Chương]] (临漳), [[Hà Bắc (Trung Quốc)|Hà Bắc]] ngày nay</ref> để tập hợp được khoảng 50.000 chiến binh Hung Nô.
 
Sau đó Lưu Uyên tự xưng "Hán Vương", một tước hiệu đã được [[Hán Cao Tổ|Lưu Bang]] (người sáng lập ra [[nhà Hán]]) dùng hàng thế kỷ trước đó - một sự chấp nhận có tính toán về nhà Hán đã sụp đổ từ trước đó rất lâu, dựa trên các cuộc hôn nhân hỗn hợp thời kỳ đầu của các ''thiền vu'' Hung Nô và các công chúa nhà Hán, để tranh thủ lực lượng tấn công những kẻ tiếm ngôi (nhà Ngụy và nhà Tấn). Lưu Uyên hy vọng là địa vị pháp lý chính thống như vậy sẽ giúp ông có được sự ủng hộ của các quý tộc Trung Hoa. Các động cơ chính trị của ông cũng góp phần giải thích việc chấp nhận và áp dụng hệ tư tưởng-chính trị của đẳng cấp quý tộc Trung Hoa.
Dòng 29:
Tất cả những người cai trị Nhà nước Hán Triệu đều tự xưng "Hoàng đế". Các vua Hán Triệu nói chung là những người thông minh và ăn nói lưu loát, nhưng thiếu sự kiềm chế và thể hiện sự tàn độc thái quá trên chiến trường. Điển hình cho tính cách này là [[Lưu Thông]] (劉聰, tức Chiêu Vũ Đế nhà Hán Triệu) ([[310]]-[[318]]), là người có khả năng thấy được các kế hoạch chiến lược tốt từ những điều xấu, nhưng buông thả trong rượu và phụ nữ, và kiểu cách cư xử thất thường của ông thường dẫn đến cái chết của những quan chức trung thực nhất. Vì thế Hán Triệu là quốc gia không bao giờ thể hiện hết được tiềm năng của mình - nhà nước này có nhiều tướng lĩnh tài năng và quân đội hùng mạnh khi được sử dụng hợp lý, nhưng chưa bao giờ kết thúc được các cuộc chinh phục mà các vị vua đã đề ra và cuối cùng đã rơi vào tay viên tướng cũ Thạch Lặc.
 
Mặc dù theo biên niên sử thì Hán Triệu không phải là mạnh nhất trong số 16 quốc gia, nhưng quân đội của nhà nước này đã cướp phá các kinh đô nhà Tây Tấn tại [[Lạc Dương]] năm [[311]] và [[Trường An]] năm [[316]]. Quan lại và Hoàng tộc nhà Tây Tấn phải dời đến [[Kiến Khang]], nằm ở phía đông Lạc Dương và Trường An và thành lập nên nhà Đông Tấn, dưới quyền Tư Mã Duệ, sau này trở thành [[Tấn Nguyên Đế]].
 
Năm [[318]], Lưu Thông chết. [[Lưu Xán]] (Hán Ấn Đế) và Hoàng tộc tại [[Lâm Phần]] đã bị lật đổ và tử hình trong một vụ chính biến cung đình do [[Cách Chuẩn]] cầm đầu. Nhưng sau đó chính Chuẩn lại bị Thạch Lặc và Lưu Diệu trừ khử. Lưu Diệu, trong vai trò của Hoàng tử kế vị, đã lên ngôi và đổi tên Quốc gia thành Triệu. Nhà nước Hán Triệu kéo dài đến năm [[329]] khi Thạch Lặc đánh bại Lưu Diệu tại trận chiến trên sông Lạc. Lưu Diệu bị bắt sống và tử hình; các con ông không chống nổi các trận chiến kế tiếp.