Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Người Khiết Đan”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n using AWB
Dòng 1:
'''Khiết Đan''' hay '''Khất Đan''' (chữ Hán: ''契丹'') là [[phiên âm Hán-Việt|âm Hán-Việt]] tên gọi của một dân tộc du mục '''Khitan''' ({{lang-fa|ختن}}) (còn được phiên âm là '''Khitai''' hay '''Kidan'''), từng tồn tại ở [[Trung Á]] và Bắc Á. Dân tộc này từng phát triển thành tổ chức quốc gia [[Nhà Liêu|Liêu quốc]], tồn tại và kiểm soát phía bắc Trung Quốc giai đoạn 907-1125<ref>{{chú thích web|url=http://en.invest.china.cn/english/culture/67467.htm|title=Kingdom of Khitans: Sudden Rise, Sudden Fall | publisher=''[[China Daily]]''|date=2003-06-19|accessdate=2008-12-15}}</ref>. Sau khi bị người [[Nữ Chân]] đánh bại, họ chuyển sang phía tây và giữ được tổ chức nhà nước, được sử [[Trung Quốc]] gọi là [[Tây Liêu]], các tài liệu phương Tây gọi là [[Tây Liêu|Hãn quốc Kara Khitai]]. Vương quốc này tồn tại từ 1125 cho đến khi bị [[đế quốc Mông Cổ]] tiêu diệt vào năm 1218.
== Nguồn gốc tên gọi ==
Các tài liệu sử của Trung Quốc cho rằng nguồn gốc của dân tộc Khiết Đan bắt nguồn từ một nhánh du mục [[rợ Hồ|Đông Hồ]] hoặc [[Hung Nô]]. Sách [[Ngụy thư]] lần đầu tiên ghi nhận, vào thời [[Bắc Ngụy]], người Khiết Đan là một dân tộc thượng võ, dũng mãnh, phát triển mạnh lên và di chuyển địa bàn sinh sống này dọc theo vùng thượng lưu sông Liêu.
 
Tuy nhiên, có rất nhiều giả thuyết về từ gốc tên gọi Khiết Đan. Chủ yếu có 3 giả thuyết cơ bản. Thuyết của Feng Jiasheng (Bằng Gia Sinh?) cho rằng nguyên tên Khitan là biến âm của tên một tộc du mục khác là tộc Yuwen (''[[Vũ Văn bộ|Vũ Văn]]'')<ref>Xu Elina-Qian 2005, p.7.</ref>. Zhao Zhenji (''Triệu Chấn Kỷ''?) thì cho rằng từ nguyên Khitan có nguồn gốc từ tiếng Xianbei (''[[Tiên Ti]]'') với ý nghĩa là "vùng đất của người Tiên Ti"<ref>Xu Elina-Qian 2005, p.8.</ref>. Học giả người Nhật Otagi Matuo coi tên gốc Khiết Đan là "Xidan ", có nghĩa là "những người tương tự như người Hề<ref>Còn gọi là người Xi hay Kumo Xi</ref>" hay "những người sống ở đất Hề" <ref>Xu Elina-Qian 2005, p.8-9.</ref>.
Dòng 16:
=== Lập quốc và cường thịnh ===
[[Tập tin:10 songmapxknine9.PNG|nhỏ|200px|Bản đồ vị trí giữa [[Nhà Liêu|Liêu]], [[Nhà Tống|Tống]] và [[Tây Hạ]].]]
Năm 907, một thủ lĩnh của bộ lạc Điệt Thích tên là [[Liêu Thái Tổ|Da Luật A Bảo Cơ]] được bầu là thủ lĩnh của liên minh 8 bộ lạc. Sau khi nắm quyền thủ lĩnh tối cao, A Bảo Cơ đã dùng vũ lực để thống nhất 8 bộ lạc Khiết Đan, đồng thời xâm chiếm đất Đột Quyết, tiêu diệt tộc Hề, thu phục các bộ lạc nhỏ xung quanh. Năm 916, A Bảo Cơ tự xưng đế kiến quốc, xây dựng một quốc gia chủ nô - nô lệ. Quốc gia Khiết Đan được thành lập, ban đầu có quốc hiệu là Khiết Đan (916-947), sau đấy đổi quốc hiệu là [[Nhà Liêu|Đại Liêu]] (947-983), rồi trở lại thành Khiết Đan (983-1066), cuối cùng lại trở lại là Liêu 1066 cho đến khi diệt vong.
 
Quốc gia Khiết Đan non trẻ nhanh chóng cường thịnh, nhiều lần xâm nhập Trung Nguyên, thậm chí từng đem quân tiêu diệt [[Hậu Đường]] (936), [[Hậu Tấn]] (947), tấn công [[Hậu Hán]] (950), [[Hậu Chu]] (951). Trong thời kỳ cường thịnh nhất, dân tộc này từng là chủ nhân của một [[đế quốc]] rộng lớn bao trùm cao nguyên Mông Cổ và phía Bắc [[Trung Quốc]], phía Bắc tới tận [[hồ Baikal]], phía Đông sát [[Sakhalin]], phía Tây vượt [[dãy núi Altay|dãy núi Altai]], phía Nam tới các [[tỉnh (Trung Quốc)|tỉnh]] [[Hà Bắc (Trung Quốc)|Hà Bắc]], [[Sơn Tây (Trung Quốc)|Sơn Tây]] ngày nay.
Dòng 29:
 
== Văn hóa và chữ viết ==
Dân tộc Khiết Đan từng sáng tạo ra chữ viết của riêng mình. Khi triều Kim vừa kiến lập, do tộc Nữ Chân không có văn tự riêng nên phải dùng chữ Hán và chữ Khiết Đan. Sau khi văn tự Nữ Chân được tạo ra thì [[hoàng đế]] triều Kim hạ lệnh phế bỏ chữ Khiết Đan, chính vì thế mà văn tự Khiết Đan thất truyền.
 
Dân tộc Khiết Đan từng xây dựng được một nền văn hóa rực rỡ. Thể hiện rõ nét nhất nền văn hóa này là những chùa Liêu và tháp Liêu. Hiện ở khu vực phía bắc Hoàng Hà còn chùa Cổ Phật và Phật tháp nguy nga hùng vĩ của dân tộc Khiết Đan. Trải qua ngàn năm mưa gió nó vẫn uy nghi, vững chãi như mới. Đặc biệt, tháp Thích Ca ở huyện Ứng, tỉnh [[Sơn Tây]] hiện nay là kiến trúc tháp bằng gỗ cổ nhất và cao nhất thế giới. Dù đã trải qua nhiều trận động đất mạnh mà vẫn không bị hư hỏng.
 
Ngôn ngữ Khiết Đan (còn gọi là Liêu, Kitan [ISO 639-3]) ngày nay gần như tuyệt chủng giống như sự tồn tại của những người Khiết Đan.