Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Yên (nước)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n using AWB
Dòng 59:
 
====Thời kỳ Xuân Thu ====
Nước Yên từ khi lập quốc trở đi chỉ là vùng đất có nền kinh tế-văn hóa kém phát triển, tại thời kỳ đầu Xuân Thu bị các dân tộc du mục phương bắc xâm nhập nhiều lần, đứng trước nguy cơ mất nước.
 
Khoảng [[thế kỷ 7 TCN]], người [[Sơn Nhung]] trước sau mấy lượt tiến xuống phía nam, công phạt các nước [[Trịnh (nước)|Trịnh]], Yên, [[Tề (nước)|Tề]], kết quả đến thời [[Yên Hoàn hầu]] nước Yên buộc phải dời đô tới Lâm Dịch để tránh bị Sơn Nhung xâm chiếm, tàn phá.
 
Thời [[Yên Trang công]], người Sơn Nhung từng mở chiến dịch quân sự lớn xâm lược Yên. Với sức mạnh quân sự yếu kém, Trang công không thể địch nổi Sơn Nhung, phải sai sứ sang nước Tề cầu viện. Nước Tề khi đó do [[Tề Hoàn công]] cai trị đã áp dụng chính sách "tôn vương nhương di" đem quân đội sang cứu, giúp cho Yên thoát khỏi vận mất nước. Tề Hoàn công lấy lý do cứu Yên xuất quân chinh phạt Sơn Nhung, nhân cơ hội đó cũng đánh chiếm và tiêu diệt các quốc gia/bộ lạc du mục phương bắc khác như [[Cô Trúc]], [[Lệnh Chi]], [[Vô Chung]]. Khi rút quân về nam, Tề Hoàn công giao lại lãnh thổ 3 nước này cho Yên Trang công. Từ đó lãnh thổ nước Yên được mở rộng thêm.
Dòng 68:
 
===Quật khởi ===
Đầu thời kỳ [[Chiến Quốc]], các quốc gia khác lần lượt tiến hành cải cách, duy chỉ có nước Yên là không quan tâm tới điều đó và rơi vào tình trạng lạc hậu, kém phát triển. Nhân cơ hội đó [[nước Tề]] tìm cách mở rộng về phương bắc, bất ngờ tấn công nước Yên và năm [[380 TCN]], Tề chiếm đoạt vùng Tang Khâu của Yên. Tuy nhiên, năm [[373 TCN]], tại Lâm Doanh (Lâm Hồ) nước Yên đã đánh bại Tề.
 
Năm [[355 TCN]], nước Tề lại xâm lược vùng đất ven sông Dịch Thủy của Yên. Được ba quốc gia [[Hàn (nước)|Hàn]], [[Triệu (nước)|Triệu]], [[Ngụy (nước)|Ngụy]] chi viện nên Yên đã đẩy lui cuộc xâm lăng của Tề, ngăn cản dã tâm của nước này. Tuy nhiên, tại phía bắc thì Yên vẫn bị [[người Đông Hồ|Đông Hồ]] uy hiếp, nên chiến thuật chính của Yên tại phía bắc chủ yếu vẫn là phòng ngự.
Dòng 74:
===Cực thịnh ===
====Yên Khoái nhượng quốc ====
Năm [[323 TCN]], Yên Dịch công tham gia hoạt động [[Hội Từ Châu cùng xưng vương|Ngũ quốc xưng vương]] do [[Công Tôn Diễn]] đề xuất, cùng các nước như [[Hàn (nước)|Hàn]], [[Ngụy (nước)|Ngụy]], [[Triệu (nước)|Triệu]], [[Trung Sơn (nước)|Trung Sơn]]. Cùng năm đó Dịch công xưng vương, tức Yên Dịch vương. Hai năm sau, Dịch vương chết, con là Cơ Khoái kế vị.
 
Yên vương Khoái nối ngôi được 3 năm, tức tới năm 318 TCN, nghe theo kiến nghị của [[Lộc Mao Thọ]], nhường ngôi cho tướng quốc [[Tử Chi]]. Ông cũng thu hồi toàn bộ ấn quan của các quý tộc, giao hết công việc triều chính cho Tử Chi. Điều này làm cho [[thái tử Bình]] cùng các cựu quý tộc không tâm phục, khẩu phục. Năm 314 TCN, họ khởi binh tấn công Tử Chi nhưng bị thất bại. Thái tử Bình cùng tướng quân [[Thị Bị]] đều chết trong đám loạn quân<ref>"Sử kí•Yên thế gia" và "Trúc thư kỉ niên" viết: "Tử Chi giết công tử Bình"</ref>. Việc này đã làm cho nhân tâm trong nước Yên chia rẽ, sức mạnh của Yên bị giảm sút nghiêm trọng. Tề Tuyên vương theo kế của [[Mạnh Tử]] nhân cơ hội này chinh phạt Yên. Tướng quân [[Khuông Chương]] đem quân đánh chiếm kinh đô của Yên. Nước Yên đại bại, đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt và Yên vương Khoái cùng Tử Chi đều bị giết<ref>Lục quốc niên biểu viết: "vua Khoái và thái tử cùng Tử Chi đều chết".</ref>. Đồng thời, nước Trung Sơn nhân cơ hội này cũng đem quân đánh chiếm một bộ phận lãnh thổ nước Yên. Do quân và dân Yên kiên trì chiến đấu, cùng với việc các nước Triệu, Hàn, Tần, Sở liên tục gây áp lực nên cuối cùng Tề phải rút quân. Nước Triệu lập con tin của Yên tại Hàn là công tử Chức làm vua Yên, sau đó hộ tống ông này về Yên, đó là [[Yên Chiêu vương]].
Dòng 84:
====Phá Tề ====
Chiêu vương sau đó phái [[Tô Tần]] đi sứ sang Tề, trước hết thuyết phục Tề Tuyên vương trả lại cho Yên những vùng đất và thành trì mà trước đó Tề đã nhân cơ hội nước Yên có nội loạn để chiếm đóng, sau đó khuyên vua Tề tấn công nước [[Tống (nước)|Tống]], li gián quan hệ hai nước Tề-Triệu. Tô Tần sau lại tới chỗ [[Triệu Vũ Linh vương]], [[Ngụy Tương vương]], [[Sở Hoài vương]], [[Hàn Tương vương]] tiến hành du thuyết, ngoại giao.
 
Năm [[286 TCN]], [[Tề Mẫn vương]] diệt nước Tống, làm chấn động các nước khác. Vì thế liên minh chống Tề hình thành. Năm [[284 TCN]], Chiêu vương bái [[Nhạc Nghị]] làm thượng tướng quân, chỉ huy liên quân gồm Yên và 4 nước [[Tần (nước)|Tần]], [[Hàn (nước)|Hàn]], [[Triệu (nước)|Triệu]], [[Ngụy (nước)|Ngụy]] chinh phạt Tề và giành thắng lợi, giết chết [[Tề Mẫn vương]] và chỉ trong vòng 5 năm đã hạ trên 70 thành trì của Tề, trả thù mối hận nước Tề xâm chiếm nước Yên trước đó.
 
Sau đó, tại lãnh thổ của Tề tách ra thành 2 kinh đô là [[Cử (nước)|Cử]] (nay là huyện [[Cử]], địa cấp thị [[Nhật Chiếu]] tỉnh [[Sơn Đông]]) và [[Tức Mặc]].
Dòng 118:
 
==Lãnh thổ ==
Vùng đất phong của nước Yên thời kỳ đầu Tây Chu là không rõ, căn cứ vào các đồ vật khai quật được tại di chỉ Lưu Ly Hà thì thời kỳ đầu thuộc địa phận nước Yên có 6 tiểu quốc. Thời Tây Chu, Xuân Thu thì phát triển về hướng Kí Bắc và Liêu Tây, tiêu diệt các nước như Kế, Cổ Hàn, [[Cô Trúc]], [[Lệnh Chi]], [[Vô Chung]].
 
Thời kỳ đầu Chiến Quốc, lãnh thổ của Yên đại khái bao gồm miền bắc tỉnh Hà Bắc, đông bắc tỉnh Sơn Tây. Toàn cảnh có thể thấy phía đông bắc là biên giới với Đông Hồ, phía tây có biên giới với Trung Sơn và Triệu, phía nam giáp biển và có biên giới với Tề. Thời kỳ Yên Chiêu vương, do quân sự hùng mạnh lên lãnh thổ cũng được mở rộng. Yên xâm chiếm một dải đất phía bắc Trung Sơn, (nay là huyện Đường). Tướng Yên là Tần Khai về phía đông xâm chiếm Đông Hồ, mở rộng đất đai trên nghìn dặm, tới tận Liêu Đông và phía bắc bán đảo Triều Tiên, một thời chiếm hữu một phần lớn nước Tề. [[Chiến Quốc sách]]•Yên sách nhất•''Tô Tần tướng vi tòng bắc thuyết Yên Văn công'' có viết: Yên quốc “đông có Triều Tiên, Liêu Đông, bắc có Lâm Hồ, Lâu Phiền, tây có Vân Trung, Cửu Nguyên, nam có Hô Đà, Dịch Thủy”. Thiết lập 5 quận Thượng Cốc, Ngư Dương, Hữu Bắc Bình, Liêu Tây, Liêu Đông.
Dòng 125:
Do lịch sử nước Yên rất dài, nhưng các ghi chép lại ít nên về thể chế chính trị cũng chỉ biết sơ lược.
===Cơ cấu quan lại===
Tại các nước thời Xuân Thu-Chiến Quốc, quan lại phân ra hai ban văn võ là đặc điểm chủ yếu của chế độ quan lại. Tại trung ương, từ thời các Yên hầu trở đi, nước Yên đã đặt ra một cơ cấu tổ chức quan lại, trong đó các chức vụ trọng yếu là tướng quốc và tướng quân, phân ra cai quản các công việc văn võ.
 
Tướng quốc là người đứng đầu hệ thống quan văn. Những người từng làm tướng quốc nước Yên có: [[Tử Chi]] (thời Yên vương Khoái), [[Công Tôn Tháo]] (thời Yên Huệ vương), [[Lật Phúc]] (thời Yên vương Hỉ)<ref>Xem Chiến Quốc sách•Yên sách nhất, Sử ký•Yên Triệu công thế gia và Triệu thế gia.</ref>
 
Tướng quân là người đứng đầu hệ thống quan võ, theo sử sách ghi chép lại có: Thị Bị, Tần Khai. Trong cấp bậc tướng quân có chức “thượng tướng quân”, Nhạc Nghị từng giữ chức này; trong đó thượng tướng quân thời Chiến Quốc là tương đương với nguyên soái thời Xuân Thu<ref>[[Tư trị thông giám]], Chu Noản Vương năm thứ 31 có ghi "...do Xuân Thu nguyên soái...".</ref>. Về chức quan võ còn có “tư mã”.
 
Vè mặt tước trật, nước Yên có 2 bậc tước trật phong cho các quan là khanh và đại phu. Khanh có "thượng khanh", "á khanh", đại phu có "trưởng đại phu", "thượng đại phu", "trung đại phu", "ngũ đại phu".
Dòng 135:
Về mặt bổng lộc, nước Yên dùng “thạch” để quy định. Lã Tổ Khiêm thời Nam Tống trong Đại sự kí viết: "lấy thạch tính bổng lộc..., trong đó 10 thăng là 1 đấu, 10 đấu là 1 thạch, mỗi thạch nặng 120 cân.
 
Về mặt tổ chức hành chính, nước Yên áp dụng chế độ quận huyện 2 cấp. Tổng cộng Yên có 5 quận: Thượng Cốc, Ngư Dương, Hữu Bắc Bình, Liêu Tây, Liêu Đông.
 
Trưởng quan hành chính của quận là “thú”, vùng đô thị do võ quan được điều đến nhậm chức; trưởng quan hành chính của huyện là “lệnh”, sau thiết lập thừa, úy. Dưới huyện là hương, lí, tụ (thôn) hoặc liên, lư<ref>Xem Dương Khoan, Chiến Quốc sử (bản bổ sung), nhà xuất bản nhân dân Thượng Hải, năm 1998, trang 228-231.</ref>. Theo các ấn quan có thể thấy tại các địa phương nước Yên có các chức quan như “tư đồ”, “tư mã”, “tư công”, “thừa”.
Dòng 163:
 
==Kinh tế ==
Từ vùng Yên Sơn về phía nam thì ngành kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, còn về phía bắc thì chăn thả gia súc là cơ bản. Tại vùng Yên Sơn và Kí Đông thì cả nông nghiệp lẫn chăn thả gia súc đều có tầm quan trọng như nhau. Từ quận Đại về phía đông tới vùng duyên hải thì nghề làm muối phát triển, phía bắc xuất sản ngựa bò dê, phía nam sản phẩm chủ yếu là các loại lúa mì, lúa gạo, vùng đồi núi có các mỏ quặng [[đồng (nguyên tố)|đồng]] và [[sắt]]. Các công, nông cụ bằng sắt được sử dụng phổ biến ở các địa phương.
 
Các công trình thủy lợi quan trọng có: Tại phía nam U Châu là đầm Đốc Kháng, kênh Đốc Kháng, tại lưu vực sông Vĩnh Định trong địa phận Bắc Kinh ngày nay có Đào tỉnh, tại nam trường thành có đê ngăn giữ lũ lụt từ sông Dịch Thủy, tại khu vực Hạ Đô có sông Vận Lương.
Dòng 170:
 
==Thành thị ==
Do thương nghiệp, thủ công nghiệp phát triển, nên đô thị từ không có gì lúc ban đầu đã bắt đầu xuất hiện và phồn thịnh. Thời kỳ Yên Chiêu vương, khu vực đô thị của nước Yên hình thành thể chế “tam đô”, bao gồm Thượng Đô Kế Thành, Trung Đô (nay là phía tây trấn Đậu Điếm, quận [[Phòng Sơn]], [[Bắc Kinh]]) và Hạ Đô Vũ Dương.
 
Trừ vùng đô thành cũ, khu vực đô thị của Yên tại vùng đất thu được có trình độ phát triển không đồng đều, như [[Tương Bình]] (trụ sở quận Liêu Đông của Yên (nay là quận [[Cự Thành]], địa cấp thị [[Liêu Dương]], tỉnh [[Liêu Ninh]]).