Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Strasbourg”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Liên kết ngoài: Thêm thể loại [VIP] using AWB
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 25:
}}
 
'''Strasbourg''' ([[tiếng Đức]]: ''Straßburg'') là thủ phủ của vùng [[Alsace]] trong miền đông bắc của nước Pháp, tỉnh lỵ của tỉnh [[Bas-Rhin]], đồng thời cũng là trụ sở quản lý hành chánh của hai quận (''arrondissement'') Strasbourg-Campagne và Strasbourg-Ville. Thành phố có dân số là 272.800 người (thời điểm [[2004]]).
 
Strabourg là nơi đặt trụ sở của nhiều cơ quan châu Âu như [[Hội đồng châu Âu]], [[Nghị viện châu Âu]], [[Tòa án Nhân quyền châu Âu]], [[Quân đoàn châu Âu]] (''Eurocorps''). Thành phố có lịch sử ngàn năm này nổi tiếng vì truyền thống lịch sử và văn hóa lâu đời.
Dòng 44:
=== Thời kỳ thuộc Pháp ===
[[Tập tin:Strasbourg1493.png|nhỏ|trái|256px|Strasbourg năm 1493]]
Sau năm [[1648]] nước Pháp cố gắng mở rộng biên giới đến sông Rhein. Strasbourg lọt vào tầm ngắm của vua [[Louis XIV của Pháp|Louis XIV]]. Sau khi quân đội Pháp chiếm lĩnh thành phố vào tháng 9 năm [[1681]], [[Hiệp ước Rijswijk]] [[1679]] cuối cùng đã công nhận chính thức sự thay đổi này. Những người theo đạo [[Tin Lành]] không được phép làm việc trong các công sở nữa. Mặc dù vậy, trường Đại học Strabourg mang nhiều ảnh hưởng của Đức và đạo Tin Lành vẫn tiếp tục tồn tại. Ngoài ra, vùng Alsace còn bị chia cắt với nước Pháp còn lại bởi một hàng rào thuế quan trong khi lại không có ranh giới thuế quan với nước Đức. Vì thế mà thành phố và vùng phụ cận vẫn nói tiếng Đức và chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa Đức.
 
[[Johann Wolfgang von Goethe|Johann Wolfgang Goethe]] đã học đại học tại đây trong thời gian [[1770]]/[[1771]]. Trong những năm đấy thành phố là điểm kết tinh của phong trào văn học "[[Sturm und Drang]]". [[Jakob Michael Reinhold Lenz]] và [[Johann Gottfried Herder]] cũng đã từng sống tại đây.
Dòng 56:
Năm [[1871]], sau cuộc [[Chiến tranh Pháp-Phổ]], [[Đế quốc Đức]] tuyên bố Strabourg trở thành thủ phủ của vùng [[Elsaß-Lothringen]]. Trong [[chiến tranh]], Strasbourg đã bị [[Cuộc vây hãm Strasbourg|quân đội Đức bao vây và bắn phá dữ dội]]. Thư viện thành phố với phần lớn sách hiếm quý cũng như là Viện Bảo tàng Nghệ thuật đã bị phá hủy.
 
Sau năm [[1871]], bên cạnh [[Metz]] và [[Köln]], Strasbourg đã được xây dựng trở thành một trong những thành trì quan trọng nhất ở phía tây của Đế chế Đức. Sau cuộc Chiến tranh Đức-Pháp 1871 và tái chiếm lĩnh Alsace-Lothringen bởi Đế quốc Đức tình hình chính trị rất phức tạp. Đa số người dân Alsace không đồng ý sáp nhập vào Đế quốc Đức vừa được thành lập, việc có thể thấy qua các kết quả bầu cử sau năm 1871: đảng tự trị là đảng chính trị dẫn đầu cho đến [[1890]]. Trong những năm sau 1871 kinh tế của thành phố Strasbourg và của vùng Alsace đã tăng trưởng cao, hòa giải ít nhất là một phần dân cư với việc thống trị của Đức – [[Phổ (quốc gia)|Phổ]].
 
Năm [[1872]] trường đại học được tái thành lập dưới tên Trường Đại học Hoàng đế Wilhelm (''Kaiser-Wilhelm-Universität'') theo tên của [[Kaiser]] [[Wilhelm I của Đức|Wilhelm I]] – vị [[Hoàng đế Đức|hoàng đế]] đầu tiên của Đế quốc Đức – và những năm sau đấy đã phát triển trở thành một trong những trường đại học quan trọng nhất trong Đế quốc Đức.
 
=== Giữa các cuộc thế chiến ===
Sau [[Chiến tranh thế giới thứ nhất]] và sự thoái ngôi của Đức hoàng [[Wilhelm II của Đức|Wilhelm II]] vào [[tháng mười một|tháng 11]] năm 1918, Alsace-Lothringen tuyên bố trở thành Cộng hòa độc lập Alsace-Lothringen nhưng đã bị quân đội Pháp chiếm đóng chỉ trong vài ngày. Sau đấy, thể theo [[Hòa ước Versailles]] [[1919]] Strabourg lại thuộc về Pháp.
 
Trong thời gian từ khi Đức xâm lược Ba Lan vào ngày [[1 tháng 9]] năm [[1939]] và [[Chiến tranh thế giới thứ hai|tuyên bố chiến tranh]] của Anh-Pháp vào ngày [[3 tháng 9]] năm [[1939]] chống lại [[Đức Quốc Xã|Đức Quốc xã]], dân cư của thành phố Strasbourg đã được di tản cũng như dân cư tại toàn bộ các xã gần biên giới khác. Trong vòng 10 tháng, cho đến khi quân đội Đức tiến vào thành phố vào giữa [[tháng sáu|tháng 6]] năm [[1940]] trong [[Trận chiến nước Pháp]], đã không có một ai sống trong thành phố trừ những người lính đóng trong quân trại. Strasbourg bị quân đội Đức chiếm đóng cho đến năm [[1944]].
 
Sau [[Chiến tranh thế giới thứ hai|Đệ nhị thế chiến]], nhờ vào công lao của thị trưởng lâu năm của Strasbourg, [[Pierre Pflimlin]], mà thành phố đã trở thành biểu tượng cho sự hòa giải Đức-Pháp và cho sự thống nhất của châu Âu.
Dòng 82:
}}
[[Tập tin:Kammerzell-Haus-Strassbourg.jpg|nhỏ|phải|Ngôi nhà cổ nổi tiếng ''Maison Kammerzell'' xây năm 1427 trong Strasbourg.]]
Khu phố cổ vẫn còn trong tình trạng tốt của Strasbourg, ''Île de la Cité'', được bao bọc bởi sông Ill, là một sông phụ của sông Rhein. Từ năm [[1988]] khu phố này là [[di sản thế giới]]. Biểu tượng của thành phố là [[Nhà thờ Đức Bà (Strasbourg)|Nhà thờ Đức Bà Strasbourg]], được xây theo phong cách Gothic trong thời gian [[1176]]-[[1439]]. Quảng trường Nhà thờ là một trong những quảng trường đẹp nhất châu Âu. Ở đấy có nhiều ngôi nhà cổ được xây theo phong cách của Nam Đức, thường có bốn đến năm tầng với mái ngói rất dốc.
 
Đối diện với cổng nam của nhà thờ là dinh thự Rohan, đã từng là nơi ngự trị của các tổng giám mục Strasbourg, trong [[thế kỷ 18|thế kỉ 18]] đều xuất thân từ gia đình Rohan. Dinh thự do [[Robert de Cotte]] phác thảo và do [[Joseph Massol]] lãnh đạo xây dựng trong thời gian từ [[1731]]-[[1742]]. Dinh thự được xây theo phong cách và cùng vật liệu xây dựng với kiến trúc của [[Paris]] thời đấy và vì thế khác biệt rõ với các công trình xây dựng lâu đời hơn tại Strasbourg. Ngày nay dinh thự là viện bảo tàng, có thể thăm viếng các phòng cổ ngày xưa.
 
Được khách du lịch ưa chuộng là "Khu phố thợ thuộc da", hay còn gọi là ''La Petite France'' nằm cạnh bờ sông Ill và nhiều kênh đào với nhiều ngôi nhà cũ đẹp, ngỏ hẻm và mái nhà đặc trưng. Ngày xưa, trên hòn đảo này là một bệnh viện quân đội dành cho những người lính mắc bệnh [[giang mai]] mà ngày đấy còn được gọi một cách khinh miệt là "bệnh người Pháp", khi mà Strasbourg chưa thuộc về Pháp. Tên của khu phố xuất phát từ khái niệm này.
 
Cũng đáng tham quan là các công trình từ thời Đế chế Đức như nhà ga, Trường Đại học Nghệ thuật, trường nữ ngày xưa, dinh thự hoàng đế Palais du Rhin, tòa án và Trường Đại học với thư viện và đài thiên văn. Nhà thờ Do Thái ''Synagogue de la Paix'' được xây năm [[1958]] ngay tại vị trí của một nhà thờ cũ đã bị phá hủy.
Dòng 106:
== Cơ sở đào tạo ==
[[Tập tin:Palais Universitaire.JPG|nhỏ|trái|Trường Đại học Strasbourg]]
Johannes Sturm thành lập trường trung học Tin Lành năm [[1538]]. Ngôi trường được nâng cấp trở thành học viện (''académie'') năm [[1556]] và dần dần trở thành Trường Đại học ([[1621]]) rồi thành Trường Đại học Hoàng gia ([[1631]]). Sau khi Strasbourg thuộc Pháp và đặc biệt là từ cuộc [[Cách mạng Pháp]] trường đại học ngày càng biến chuyển trở thành một trường đại học Pháp và trở thành một cực Pháp trong thành phố. Sau cuộc chiến năm [[1870]], do Pháp mất vùng Alsace nên giới tinh hoa của trường đại học đã rời bỏ Strasbourg. Tuy được tái thành lập sau đó nhưng năm [[1918]], sau khi Alsace lại thuộc về Pháp, trường lại được biến đổi hoàn toàn thành trở thành một trường đại học Pháp.
 
Ngày nay Trường Đại học Strasbourg nằm trong "Liên minh châu Âu của các trường đại học Thượng lưu sông Rhein" và có nhiều quan hệ với trường các trường đại học Karlsruhe, Basel, Mühlhausen và trường [[Đại học Albert Ludwig Freiburg]]. Do nhà thờ có một vị trí đặc biệt trong vùng Alsace nên trường Đại học Strasbourg là trường đại học duy nhất của Pháp có hai khoa về thần giáo do nhà nước tài trợ (Công giáo và Tin Lành).
Dòng 232:
[[Thể loại:Strasbourg| ]]
[[Thể loại:Bas-Rhin]]
[[Thể loại:Cựu quốc gia châu Âu]]
 
{{Link FA|fr}}
{{Liên kết chọn lọc|af}}
{{Liên kết chọn lọc|hr}}
[[Thể loại:Cựu quốc gia châu Âu]]