Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chuyến thăm Trung Quốc của Richard Nixon”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n replaced: <references /> → {{tham khảo}}
Dòng 11:
Mâu thuẫn này càng bùng nổ hơn khi vào năm 1950, khi các lực lượng đồng minh do Mỹ lãnh đạo, mang danh nghĩa của [[Liên Hiệp Quốc|Liên Hợp Quốc]], trong [[Chiến tranh Triều Tiên]], bị quyến rũ bởi sự thành công và viễn cảnh thống nhất Triều Tiên dưới tay chính phủ Nam Hàn do [[Lý Thừa Vãn]] đứng đầu, đã đẩy lùi quân đội của [[Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên|Bắc Hàn]], do [[Kim Nhật Thành]] chỉ huy, sát đến sông [[Áp Lục]]. Lo ngại trước khả năng bị mở rộng chiến tranh vào đất Trung Hoa, ngày 8 tháng 10 năm 1950, một ngày sau khi quân Liên Hiệp Quốc vượt vĩ tuyến 38, Mao đã ra lệnh thành lập lực lượng Chí nguyện quân Kháng Mỹ viện Triều, hỗ trợ cho Bắc Hàn, trực tiếp đối đầu với lực lượng Liên Hiệp Quốc.
 
Đến lúc này, quan hệ ngoại giao giữa 2 chính phủ hoàn toàn chấm dứt. Mâu thuẫn càng tăng cao khi Mỹ kết tội quân đội Mao đã sát hại nhiều tù binh Mỹ kể cả khi họ đã đầu hàng. Về phần mình, con trai của Mao, [[Mao Ngạn Anh]] cũng bị tử trận ở Triều Tiên.
 
Sau Chiến tranh Triều Tiên, ở Mỹ, sự thù địch của Trung Quốc kèm theo làn sóng chống Cộng trong nước gia tăng bởi [[Chiến tranh Lạnh|Chiến tranh lạnh]], ngoài ra sự vận động của [[Nguyên soái|Thống chế]] Tưởng lên những bạn bè người Mỹ của ông, tất cả đã ngăn không cho các nhà [[hoạch định chính sách]] trong những năm 1950 và 1960 tiếp cận [[Bắc Kinh]]. [[Washington, D.C.|Washington]] đã dùng ảnh hưởng của mình để [[Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa]] không được vào [[Liên Hiệp Quốc|Liên Hợp Quốc]], ngay cả khi Tổng thống [[Dwight Esenhower]] thừa nhận rằng cô lập Trung Quốc là một sai lầm. Ghế của [[Trung Hoa Dân Quốc]] tại [[Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc|Hội đồng bảo an]], tất nhiên vẫn được giữ nguyên.
Dòng 27:
Ngày 10 tháng 4 năm 1971, 9 tuyển thủ [[Bóng bàn]] Mỹ cùng bốn quan chức và hai người vợ và 10 nhà báo đi tháp tùng đã từ [[Hồng Kông]] tiến vào Trung Quốc đại lục, mở ra thời đại "Ngoại giao Bóng bàn”. Chuyến đi kéo dài 8 ngày này thể hiện mong muốn chung là giảm bớt căng thẳng trước đó giữa [[Washington, D.C.|Washington]] và [[Bắc Kinh]].
 
Từ ngày 11 đến ngày 17 tháng 4, đội tuyển Mỹ đã thi đấu nhiều trận giao hữu, thăm [[Vạn Lý Trường Thành]] và [[Cung điện Mùa hè]] tại Bắc Kinh, gặp gỡ với [[sinh viên]] và [[công nhân]] Trung Quốc, và tham dự các sự kiện xã hội ở các thành phố lớn của Trung Quốc.
 
Trong bữa tiệc chiêu đãi đoàn khách Mỹ đang ở thăm tại [[Đại lễ đường Nhân dân]] ở Bắc Kinh ngày 14 tháng 4, Thủ tướng [[Chu Ân Lai]] nói:
Dòng 49:
[[Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc|Thủ tướng Trung Quốc]] [[Chu Ân Lai]] cũng đã phấn đấu để đạt mục tiêu tương tự. Ông đã mời đội tuyển bóng bàn Mỹ tới thăm Trung Quốc và liên lạc thông qua lãnh đạo của Pakistan. Dần dần ông đã thuyết phục được [[Mao Trạch Đông]] đa nghi thấy rằng [[Hoa Kỳ]] không còn là mối đe dọa đối với Trung Quốc và có thể có ích cho [[Bắc Kinh]] trong nỗ lực chống lại áp lực từ [[Liên Xô]].
 
Trong [[Thông điệp Liên bang]] trước Quốc hội tháng 2/1971, Tổng thống Nixon đã nói về sự cần thiết phải thiết lập đối thoại với [[Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa]]. Ông kêu gọi dành cho chính phủ Bắc Kinh một vị trí tại [[Liên Hiệp Quốc|Liên Hợp Quốc]] mà không phải hy sinh vị trí của [[Trung Hoa Dân Quốc]] ở Đài Loan. Cả Mao Trạch Đông lẫn [[Tưởng Giới Thạch]] đều khẳng định chỉ có thể có một nước Trung Quốc và sẽ chống lại nỗ lực của Mỹ muốn có hai nước Trung Quốc, một trong đại lục và một ở [[Đài Loan]]. Trước kia, việc Mỹ công nhận và ủng hộ chế độ của Tưởng là một trở ngại lớn đối với việc lập lại mối [[quan hệ hữu nghị]] giữa Mỹ và Trung Quốc của Mao.
 
Tuy nhiên, tới năm 1971 với nhận thức về [[giá trị chiến lược]] của việc cải thiện quan hệ với Bắc Kinh, Nixon và cố vấn An ninh Quốc gia của ông là [[Henry Kissinger]] đã sẵn sàng đáp ứng Mao một nửa trên vấn đề này, vì tìm kiếm một đối tác trong cuộc đấu tranh chống Liên Xô còn quan trọng hơn nhiều. Nixon và Mao Trạch Đông nóng lòng muốn lợi dụng lẫn nhau và nhất trí với một phương thức thỏa hiệp "một Trung Quốc nhưng không phải bây giờ".
Dòng 115:
Ngày 21/2, [[Air Force One]] đáp xuống Thượng Hải. Sau khi các [[phi công]] Trung Quốc thay phi công Mỹ thì [[chuyên cơ]] đi tiếp đến Bắc Kinh. 11g20, máy bay chuẩn bị hạ cánh xuống phi trường ở Bắc Kinh. Lúc đó là 22g20 ở bờ biển phía đông Mỹ và 19g20 trên bờ biển phía tây: tất cả các [[đài truyền hình Mỹ]] có thể loan báo tổng thống vừa đặt chân đến đất Trung Hoa. Một bản tin gây chấn động loan đi khắp thế giới.<ref name="vnexpress.net">[http://www.vnexpress.net/GL/The-gioi/Tu-lieu/2007/10/3B9FAE6F/ Bí mật hậu trường việc Nixon thăm Mao]</ref>
 
Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai mặc áo khoác màu xanh đen và bộ đồ đại cán kiểu Mao màu xám, xuất hiện với gần 20 quan chức trong một buổi sáng lạnh lẽo và xám xịt. Họ đứng giữa một đoàn quân danh dự lẫn lộn màu áo [[xanh lá cây|xanh lá]] của quân giải phóng và màu xanh dương của hải quân. Ngôi sao đỏ rực sáng trên mọi chiếc mũ. Tại phi trường vắng tanh, nhân chứng duy nhất là những [[nhà báo]] Mỹ, họ đã có mặt tại chỗ từ trước đó mấy hôm để ghi lại sự kiện này. Còn đối với một số [[nhà ngoại giao]] phương Tây tỏ ý muốn tham dự lễ đón tiếp này, Chính phủ Trung Quốc không cấp giấy phép cho ai cả.
 
Sau buổi lễ chỉ kéo dài chừng 15 phút, các nhà báo quay trở lại [[xe buýt]] và các quan chức chui vào những chiếc [[Limousine]] màu đen. Trong xe, Chu Ân Lai quay qua nói với Nixon:
Dòng 128:
:''Cả hai bên đều đã “nhúc nhích” ra khỏi các lập trường cố hữu của mình, những nhượng bộ của họ lại tùy thuộc nơi những hành động trong tương lai.''
 
Trong một lần nâng ly chúc mừng, Tổng thống Nixon tuyên bố rằng những thỏa thuận ở đây ngày hôm nay cùng những bước đi tới trong tương lai của hai nước còn quan trọng hơn cả nội dung bản thông cáo chung (Thượng Hải).
 
Mỹ trong vị thế siêu cường, [[Trung Quốc]] trong thân phận một cường quốc giàu về dân số (hơn 900 triệu dân) nhưng lại là một nước yếu kém về kinh tế. Năm đó, GDP của [[Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa]], tính bằng [[Nhân dân tệ]] qui theo thời giá hiện nay, mới chỉ là 251,8 tỉ, tính đầu người mới chỉ được 292 Nhân dân tệ.<ref>[http://www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=30040&ChannelID=3 Con đường tơ lụa” mới của Trung Quốc]</ref>
Dòng 145:
#Thoả thuận cùng phối hợp hành động để phát triển sự hợp tác và trao đổi khoa học kĩ thuật, văn hoá, thể thao, thương mại giữa hai nước.
 
Trong bản thông cáo, lần đầu tiên trong mối quan hệ với nước [[Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa]] hiện đại, Hoa Kỳ đã đồng ý rằng, chỉ có một nước Trung Quốc duy nhất và khẳng định [[Đài Loan]] là một phần của Trung Quốc. Việc [[bình thường hóa quan hệ Trung-Mỹ]] phù hợp với lợi ích của tất cả các nước khác.
 
Chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Nixon và việc ký kết thông cáo chung Thượng Hải đánh dấu bước khởi đầu bình thường hóa [[quan hệ Trung - Mỹ]], mở đường cho quan hệ song phương phát triển, mở đường cho quan hệ song phương phát triển, mở ra một trang mới trong lịch sử quan hệ Trung - Mỹ.<ref name="vietnamnet.vn"/>
Dòng 175:
 
== Chú thích ==
{{tham khảo}}
<references />
{{Chiến tranh Lạnh}}