Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lịch sử thiên văn học”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 51:
 
Đến [[thế kỷ 4 TCN]], nền khoa học nói chung và thiên văn học nói riêng của [[Hy Lạp]] đã đạt đến trình độ chuyển từ suy luận chung sang nghiên cứu một cách cụ thể và có hệ thống các hiện tượng tự nhiên. [[Eudoxus]] (khoảng [[408 TCN]] - khoảng [[347 TCN]]), người cùng thời với [[Plato]] đã có những đóng góp tiêu biểu cho khuynh hướng này. Ngoài việc vẽ được hình chiếu của chí tuyến trời và [[vòng Bắc Cực|vòng Cực Bắc]] lên bề mặt Trái Đất cũng như đưa ra tỷ lệ giữa khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng và Mặt Trời, ông đã xây dựng giả thuyết về chuyển động của các hành tinh, còn gọi là giả thuyết về các [[hình cầu]] đồng tâm. Đây là mô hình có tính chất [[hình học]] đầu tiên về [[chuyển động]] của các hành tinh.<ref>[http://brunelleschi.imss.fi.it/museum/esim.asp?c=500052 Eudoxus's system.]; Institute And Museum Of The History Of Science Of Italia</ref> Lý thuyết của ông cho rằng chuyển động biểu kiến của các hành tinh là tổng của các chuyển động xoay tròn đồng mức. Chuyển động của mỗi hành tinh là một tổ hợp của một số vòm cầu lồng vào nhau, các cực của mỗi vòm được xếp liên tiếp chồng lên nhau. Để mô tả chuyển động của Mặt Trăng, Mặt Trời, cần 3 vòm cầu, cái thứ nhất mô tả chuyển động quay quanh trục của nó; cái thứ hai mô tả các [[tiết điểm]] (giao điểm của của [[hoàng đạo]] và đường đi của Mặt Trăng trên [[hoàng đới]]); cái thứ ba có trục hơi nghiêng so với các cực của vòm cầu thứ hai mô tả độ lệch góc của quỹ đạo so với mặt phẳng hoàng đạo. Các hành tinh có chuyển động biểu kiến phức tạp hơn thì cần tới 4 vòm cầu và hệ thống của ông có tổng cộng 27 vòm cầu. Sau đó [[Callippus]] (khoảng [[370 TCN]] - khoảng [[300 TCN]]) đưa thêm vào 6 vòm cầu nữa thành 33 và Aristotle tăng số lượng của chúng lên 55. [[Aristotle]] ([[384 TCN]] - [[322 TCN]]) cũng cho rằng chuyển động hướng tâm và ly tâm là chuyển động tự nhiên còn những chuyển động khác phải có [[lực]] tác động vào. Sở dĩ các thiên thể chuyển động được là do "sức đẩy nguyên thủy" có tính chất thần thánh, nằm ngoài không gian và thời gian. Lý thuyết về vũ trụ của ông có ảnh hưởng sâu sắc đến các học giả [[thời kỳ Trung Cổ|thời Trung Cổ]] và họ đã điều chỉnh nó cho phù hợp với giáo lý [[Thiên chúa giáo|Ki - tô]]. Được hậu thuẫn bởi giới chức tôn giáo, mô hình của Aristotle đã tồn tại nhiều thế kỷ, và thật không may mắn, điều này đã kìm hãm sự phát triển của [[khoa học]] bởi lẽ rất ít người dám thách thức quyền lực của nhà thờ.<ref>[http://www.perseus.tufts.edu/GreekScience/Students/Tom/AristotleAstro.html ''Thomas Fowler'', Aristotle's Astronomy.]; Tufts University.</ref> Dùng phương pháp đo góc, [[Eratosthenes]] ([[276 TCN]] - [[194 TCN]]) đã tính toán được đường kính Trái Đất. Mặc dù độ chính xác của con số này là chủ đề tranh luận của các học giả nhưng chắc chắn rằng nó ở mức cao, thậm chí tuyệt vời.<ref>[http://www-history.mcs.st-andrews.ac.uk/Biographies/Eratosthenes.html Eratosthenes Biography.]; University Of St Andrews, Scotland.</ref>
 
[[Hình:Cellarius ptolemaic system.jpg|nhỏ|phải|250px|Mô hình [[vũ trụ]] của [[Ptolemy]].]]
 
Sau khi [[La Mã]] xâm chiếm [[Hy Lạp]], các nhà thiên văn học người Hy Lạp vẫn tiếp tục hành trình khám phá của mình. Ngoài việc dùng phương pháp đo góc để tính toán khoảng cách tương đối từ Trái Đất đến Mặt Trăng và Mặt Trời, [[Aristarchus]] ([[310 TCN]] - khoảng [[230 TCN]]) còn là người đầu tiên trình bày một cách rõ ràng và có hệ thống về [[thuyết nhật tâm]]. Theo đó, Mặt Trăng quay quanh Trái Đất, Trái Đất quay quanh trục của nó và các hành tinh quay quanh Mặt Trời.<ref>[http://www.varchive.org/ce/orbit/arisam.htm Aristarchus.]; [http://www.varchive.org Varchive.org]</ref> [[Hipparchus]] (khoảng [[190 TCN]] - khoảng [[120 TCN]]) cũng có những đóng góp quan trọng. Ngoài việc xác định [[hoàng vĩ]] và [[hoàng kinh]] (kinh độ và vĩ độ theo hệ tọa độ hoàng đạo) của 850 ngôi sao, ông đã đưa ra ý niệm về [[cấp sao biểu kiến]]. Ông cũng là người khám phá ra hiện tượng [[tuế sai]] trong chuyển động của các hành tinh, tính toán độ dài của một năm, khoảng cách từ Trái Đất tới Mặt Trăng với độ chính xác cao.<ref>[http://www.worsleyschool.net/science/files/hipparchus/page.html Hipparchus.]; [http://www.worsleyschool.net Worsley School Online]</ref> Sử dụng thành tựu của những người đi trước, [[Claudius Ptolemaeus|Ptolemy]] (khoảng [[100]] - khoảng [[178]]) đã tiếp tục xây dựng, phát triển lý thuyết về chuyển động biểu kiến của hành tinh. Ông đã sáng chế ra những dụng cụ đo góc để quan sát các vì sao như [[thước xích cầu]], [[thước ngắm tam giác]]... và bổ sung vào danh mục các vì sao của [[Hipparchus]] đưa tổng số lên đến 1022. Mô hình vũ trụ của ông lấy Trái Đất làm trung tâm, các thiên thể chuyển động quanh đó. Các hành tinh không quanh quanh Trái Đất mà chuyển động đều trên các vòng tròn phụ gọi là [[ngoại luân]] và tâm của các ngoại luân mới mới chuyển động đều quanh Trái Đất theo vòng tròn lớn gọi là [[bản luân]]. Mô hình của Ptolemy đã được chấp nhận rộng rãi cho đến tận thời [[Phục Hưng]] khi [[Nicolaus Copernicus]] khẳng định Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời.<ref>''Deborah Houlding'', [http://www.skyscript.co.uk/ptolemy.html The Life and Works of Ptolemy.]; [http://www.skyscript.co.uk/ Skyscript.]</ref> Ngoài các công trình nghiên cứu thiên văn được tập hợp thành bộ sách đồ sộ [[Almagest]], ông còn để lại những chỉ dẫn về [[chiêm tinh học]] trong tác phẩm [[Tetrabiblos]].