Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thần học Calvin”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
n clean up, replaced: : → : using AWB
Dòng 12:
Hầu hết cư dân ở [[Hoa Kỳ|Mỹ]] thuộc vùng Trung [[Đại Tây Dương]] và [[New England]] chấp nhận thần học Calvin, trong đó có những người [[Thanh giáo]], [[Huguenot]], và người định cư Hà Lan ở New Amsterdam ([[Thành phố New York|New York]]). Hệ tư tưởng này cũng được chấp nhận rộng rãi trong vòng những người châu Âu đầu tiên đến định cư tại [[Cộng hòa Nam Phi|Nam Phi]] trong thế kỷ 17.
 
Những người da đen chiến đấu với [[người Anh]] (''Black Loyalist'') trong cuộc chiến giành độc lập ở Mỹ rời [[Nova Scotia]] đến [[châu Phi]] để định cư ở [[Sierra Leone]] cũng là những người theo Thần học Calvin.
 
Trong số các cộng đồng theo thần học Calvin khởi phát bởi các nhà truyền giáo trong thế kỷ 19 và 20, đáng kể nhất là các cộng đồng [[Cơ Đốc giáo tại Hàn Quốc]] và [[Nigeria]].
Dòng 66:
Một số học giả cho rằng thần học Calvin đã thiết lập cơ sở cho sự phát triển của [[chủ nghĩa tư bản]] ở [[châu Âu]] sau này. Luận điểm này được triển khai trong các tác phẩm có nhiều ảnh hưởng của [[R. H. Tawney]] (1880-1962), và [[Max Weber]] (1864-1920).
 
Trong tác phẩm nổi tiếng nhất và gây nhiều tranh cãi ''Die protestantische Ethik und der Geist des Kapitalismus'' (Đạo đức Kháng Cách và Tinh thần Chủ nghĩa Tư bản)<ref name="EESoc-22">''Essays in Economic Sociology'', Princeton University Press, 1999, ISBN 0-691-00906-6, [http://books.google.com/books?vid=ISBN0691009066&id=WaV7Q35jy_AC&pg=PA7&lpg=PA7&dq=Weber+father+1897&sig=Vn8HESDQxkYniFLOZay3NPeMDQ0 Google Print, p.22]</ref> Weber trình bày luận cứ cho rằng đạo đức [[Tin Lành|Kháng Cách]], nhất là Thần học Calvin cho phép mưu cầu các lợi ích kinh tế thuần lý và các hoạt động trần thế trong khuôn khổ các hoạt động này tạo ra những kết quả tích cực trong tâm linh và có ý nghĩa đạo đức.<ref name="Bendix60">{{chú thích sách |last=Bendix |first=Reinhard |authorlink=Reinhard Bendix |title=Max Weber: An Intellectual Portrait |url=http://books.google.com/books?vid=ISBN0520031946&id=63sC9uaYqQsC&pg=PA1&lpg=PA1&sig=g-kn8gtBIRvG-ss0I_-BmrBz9YE |date=[[July 1]] [[1977]] |publisher=University of California Press |id=ISBN 0-520-03194-6 |pages=pp.60,61 }}</ref> Đó không phải là mục tiêu, nhưng là kết quả tất yếu của các giáo huấn tôn giáo. Một tín hữu, trong công việc hằng ngày, có nghĩa vụ làm việc hết sức mình để chu toàn công việc hầu cho danh Chúa được cả sáng.<ref>''"Hễ làm việc gì, hãy hết lòng mà làm, như làm cho Chúa"'' - Colossians 3: 23</ref>
 
Như thế, theo đạo đức Kháng Cách, mọi nghề nghiệp chính đáng đều được xem là “thiên chức”, được Chúa chúc phước và được xem là thiêng liêng. Thế giới quan Kháng Cách, xem mọi lĩnh vực của cuộc sống đều là thiêng liêng khi được cung hiến cho [[Thiên Chúa]] và thực thi ý chỉ của ngài nhằm nuôi dưỡng và cải thiện cuộc sống, đã ảnh hưởng sâu sắc trên quan niệm về chức nghiệp.
 
Weber tóm tắt quan niệm đạo đức của giáo phái Calvin như sau : “Cách duy nhất để có một cuộc sống đẹp lòng Thiên Chúa không phải là vượt lên trên nền đạo đức của đời sống trần thế bằng lối sống khổ hạnh trong tu viện, mà chính là chu toàn trong thế gian các bổn phận tương ứng với chức phận mà cuộc sống dành cho mỗi người trong xã hội – chính vì thế mà các bổn phận trở thành 'thiên chức' [''Beruf''] của mỗi người.”
 
Đặc trưng tư tưởng của giáo thuyết Calvin là nhấn mạnh tới nỗ lực của cá nhân chứ không coi trọng vai trò của các định chế, và loại trừ những xu hướng huyền bí, những xu hướng nặng về nghi thức – nói khác đi, đây chính là lối tư duy dẫn đến quá trình “giải ma thuật” (''Entzauberung'') và quá trình lý tính hóa lối sống của người tín đồ Calvin.