Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trận Zorndorf”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Nal-Bot (thảo luận | đóng góp)
n clean up, replaced: → (57), : → : (24), ; → ; (2) using AWB
Dòng 10:
|combatant1={{flagicon|Prussia|1750}} [[Phổ (quốc gia)|Phổ]]
|combatant2={{flagicon|Russia}} [[Đế quốc Nga|Nga]]
|commander1={{flagicon|Prussia|1750}} [[Friedrich II của Phổ|Friedrich II Đại đế]] <br /> {{flagicon|Prussia|1750}} [[Friedrich Wilhelm von Seydlitz]] <br /> {{flagicon|Prussia|1750}} [[Christoph Burggraf und Graf zu Dohna]] <br /> {{flagicon|Prussia|1750}} [[Vương công Moritz xứ Anhalt-Dessau|Moritz xứ Anhalt-Dessau]] <br /> {{flagicon|Prussia|1750}} [[Hans Wilhelm von Kanitz]] <br />{{flagicon|Prussia|1750}} Manteuffel <br /> {{flagicon|Prussia|1750}} [[Forcade de Biaix]]
|commander2={{flagicon|Russia}} [[Wilhelm von Fermor]] <br /> {{flagicon|Russia}} Gaugreben <br /> {{flagicon|Russia}} [[Pyotr Semonoyovich Saltykov]] <br /> {{flagicon|Russia}} T. Browne <br /> {{flagicon|Russia}} Manteuffel <br /> {{flagicon|Russia}} T. Demiku <br /> {{flagicon|Russia}} [[Nikita Ivanovich Panin]]
|strength1='''Nguồn 1''': 32.760 quân <ref name="FranzKugler383">Franz Theodor Kugler, ''History of Frederick the great, from the Germ. by E.A. Moriarty'', các trang 380-383.</ref> <br /> '''Nguồn 2''': 37.000 [[Quân đội|quân]] <ref name="GilesMacDonogh275276"/> <br /> '''Nguồn 3''': 37.000 quân <ref name="ChristopherDuffy167"/> <br /> '''Nguồn 4''': 42.000 quân <ref name="atkinson23840">C.T. Atkinson, ''A history of Germany, 1715-1815'', các trang 238-240.</ref> <br /> '''Nguồn khác''': 32.000 [[Lục quân|quân]] <ref name="dean251"/>
|strength2='''Nguồn 1''': 52.000 quân <ref name="FranzKugler383"/> <br /> '''Nguồn 2''': 43.000 quân <ref name="GilesMacDonogh275276"/> <br /> '''Nguồn 3''': 45 nghìn người <ref name="ChristopherDuffy167"/> <br /> '''Nguồn 4''': 25.000 [[Bộ Binh]] <br /> 12.000 [[Kỵ binh|Kỵ Binh]] <br /> '''Tổng cộng: 38 Tiểu đoàn''' <ref name="atkinson23840"/> <br /> '''Nguồn 5''': 89.000 quân <ref name="bergen154">R. Van Bergen, ''The History of Russia'', trang 154.</ref>
|casualties1='''Nguồn 1''': 11.000 quân <ref name="FranzKugler383"/> <br /> '''Nguồn 2''': 13.000 quân <ref name="Clark203"/> <br /> '''Nguồn 3''': 12.800 quân (khoảng 1/3 binh lực Phổ) <ref name="ChristopherDuffy167"/>
|casualties2='''Nguồn 1''': 22.000 quân, 103 [[Pháo|đại bác]], 27 quân kỳ và hiệu kỳ<ref>Adolf Schottmueller, ''Die Schlacht bei Zorndorf: Eine Jubelschrift Mit 1 Schlachtplan'', trang 67</ref> <br /> '''Nguồn 2''': 18.000 quân <ref name="ChristopherDuffy167"/><ref name="Clark203"/> ('''nguồn khác''' ghi nhận rằng thiệt hại chiếm 2/5 tổng quân lực Nga<ref name="hamishscot49"/>) <br /> '''Nguồn khác''': 19.000 quân <ref name="whitman249">Sidney Whitman, John Robert McIlraith, ''Austria'', trang 249</ref>
|}}
{{campaignbox Seven Years' War: European}}
'''Trận Zorndorf''', còn gọi là '''trận Sarbinowo'''<ref name="paxton452">John Paxton, ''Encyclopedia of Russian history: from the Christianization of Kiev to the break-up of the U.S.S.R.'', trang 452</ref> hay viết là '''Trận Zordoff'''<ref name="elihurich"/>, là một trận chiến tàn khốc trong cuộc [[Chiến tranh Bảy năm|Chiến tranh Bảy Năm]], diễn ra từ ngày [[25 tháng 8]] cho đến ngày [[27 tháng 8]] năm [[1758]]. Đây là trận đánh khốc liệt nhất trong cuộc [[chiến tranh]] tàn khốc này. Trận huyết chiến này đã kết thúc với chiến thắng vinh quang của nhà vua nước Phổ là Friedrich II Đại Đế trước đại quân Nga đông hơn nhiều, buộc Tổng [[tư lệnh]] quân Nga là [[Wilhelm von Fermor]] phải rút quân.<ref name="atkinson23840"/> Quân Nga xâm lược lãnh địa [[Brandenburg]] giữa lúc vị [[vua]] - chiến binh [[Friedrich II của Phổ|Friedrich II Đại Đế]] nước [[Phổ (quốc gia)|Phổ]] đang thân chinh kéo quân đánh Áo ở phương xa, và ông phải quay về để chống chọi với người Nga trong một cuộc Bắc tiến hiển hách.<ref name="Stone7273">David R. Stone, ''A military history of Russia: from Ivan the Terrible to the war in Chechnya'', các trang 70-73. James Mackinnon, ''The growth and decline of the French monarchy'', trang 657.</ref><ref name="Childs165John"/> Suốt những ngày hành binh, các chiến binh Phổ đói khát, trời thì nóng nực, nhưng nhà vua Friedrich II Đại Đế vẫn hành động thật nhanh,<ref name="atkinson23840"/> do ông quyết tâm phải đánh tan tác quân Nga<ref name="ChristopherDuffy167"/>. '''Zorndorf''' lúc bấy giờ là một ngôi làng của Vương quốc Phổ.<ref name="Dover98"/> Thắng trận này, ông đã gây ra thiệt hại đáng kể cho quân Nga.<ref name="Stone7273"/> Với đại thắng này, vị vua-chiến binh nước Phổ vẫn đứng vững khiến sự kiên dũng của đại quân Nga không làm gì được <ref name="bergen154"/> (dù đây là một thắng lợi đắt giá của ông<ref name="europe247">''Europe from 800 to 1789'', trang 247</ref>), và quân Nga thua chạy khỏi Brandenburg mà về [[Ba Lan]].<ref name="lindsay21">J. O. Lindsay, ''The New Cambridge Modern History: The old regime, 1713-63, edited by J. O. Lindsay'', trang 21</ref><ref name="willard315">Emma Willard, ''A system of universal history, in perspective: accompanied by an atlas, exhibiting chronology in a picture of nations, and progressive geography in a series of maps'', trang 315</ref><ref name="grant274"/> Chiến thắng đẫm máu của quân Phổ trong trận đánh này được xem là sự kiện tiêu biểu nhất của chiến cuộc năm 1758 của chiến tranh.<ref name="white586h">Henry White, ''Elements of universal history'', trang 586</ref> Trước trận thắng vẻ vang này, ông đã toàn thắng, đánh đuổi quân [[Vương quốc Pháp|Pháp]] và quân Áo vào cuối năm [[1757]], nên sau ba chiến thắng huy hoàng liên tiếp tiêu diệt ba kình địch chỉ trong vòng một thời gian ngắn (chưa đầy một năm<ref name="dean251">Amos Dean, ''The history of civilization'', trang 251</ref>), ông đã mở đầu thắng lợi cho giai đoạn mới của cuộc binh lửa, tạo thêm danh thơm và trở nên ''bất khả chiến bại'' trong mắt thiên hạ và cả [[châu Âu]] đều phải công nhận ông là một trong những vị tướng giỏi nhất thế giới.<ref name="innes333"/><ref name="makersof202">''Makers of Europe'', trang 202</ref><ref name="kelly396chris">Christopher Kelly, ''A new and complete system of universal geography, or, An authentic history and interesting description of the whole world, and its inhabitants : comprehending a copious and entertaining account of all the empires, kingdoms, states, republics, and colonies, of Asia, Africa, America, and Europe... : with faithful accounts of all the new discoveries, that have been made by the most celebrated navigators of various nations... : to which will be subjoined, a useful compendium of astronomy, with remarks on the use of the globes, &c. : the whole concluding with a copious index, upon a plan entirely new, and designed to form a general gazetteer of the world'', trang 396</ref><ref name="thomas963">Joseph Thomas, ''Universal pronouncing dictionary of biography and mythology'', Tập 1, trang 963</ref><ref name="tuttle12">Mary McArthur Thompson Tuttle, ''International ties'', Tập 1-2</ref>
 
Dù thua trận này, người Nga đã thể hiện khả năng phòng vệ tuyệt đỉnh của họ<ref name="wilhelmleeb">Wilhelm Leeb (Ritter von), Hugo Friedrich Philipp Johann Freytag-Loringhoven (Freiherr von), Waldemar Erfurth, ''Roots of Strategy.'', các trang 184-198.</ref>. Song, thắng lợi định đoạt này cùng với chiến thắng của quân Phổ trước quân xâm lấn [[Thụy Điển]] đã bảo tồn xứ Brandenburg.<ref name="hermann243">Arnold Hermann Ludwig Heeren, ''A manual of the history of the political system of Europe and its colonies: from its formation at the close of the fifteenth century, to its re-establishment upon the fall of Napoleon'', trang 243</ref><ref name="frenchmo">''The French Monarchy'', trang 220</ref> Sau đại thắng của ông ở [[trận Leuthen]], trận thắng này cũng như cả chiến dịch một lần nữa nhấn mạnh [[thiên tài]] [[chiến lược]] hiếm có của vua Phổ và sức chiến đấu mạnh mẽ của các chiến binh dưới ngọn cờ của ông, góp phần làm nên danh sách hàng loạt thắng lợi vẻ vang của ông kể từ đầu cuộc chiến.<ref name="elihurich">Elihu Rich, Francis Lister Hawks, ''Appletons' cyclopædia of biography: embracing a series of original memoirs of the most distinguished persons of all times ...'', trang 385.</ref><ref name="britannica635">''The Encyclopædia Britannica, or, Dictionary of arts, sciences, and general literature'', Tập 18, trang trang 653</ref> Ngoài ra, không những là đại thắng góp phần thể hiện đại tài thao lược của vua Phổ,<ref name="jervis501">William Henley Jervis, ''The student's France, a history of France from the earliest times to the establishment of the second empire in 1852'', trang 501</ref> chiến công vẻ vang này cũng góp phần lớn cho việc khẳng định niềm tin của ông vào đội Kỵ binh hùng hậu của ông (thực chất có ý kiến xem rằng nhờ sự giúp rập của một danh tướng Kỵ binh mà ông đã thoát khỏi chiến bại trong trận thắng lớn này).<ref name="dornbrose"/><ref name="andrewsro"/><ref name="weekley128">Montague Weekley, ''Thomas Bewick'', trang 128</ref>
 
== Tổng quan ==
Dòng 36:
 
=== Quân Nga vây hãm Cüstrin - vua Phổ hành binh về ===
Vị Trung tướng Phổ là Bá Tước [[Christoph Burggraf und Graf zu Dohna]] - sau khi kéo quân từ [[Pomerania]] về đánh Nga - thấy đạo quân Phổ của ông quá ít người để có thể địch nổi quân Nga đông như kiến cỏ, do đó ông quyết định phòng thủ vững chắc, lập căn cứ bên [[oder|sông Oder]]. Ông bảo vệ được bờ trái của dòng sông và điều này đã làm ông yên tâm, và củng cố lực lượng đồn binh của ông tại pháo đài [[Cüstrin]]. Nơi đây có đầm lầy, do đó quân Nga khó bề vây hãm, nhưng Fermor vẫn quyết tâm phải bắn phá được đồn binh của Dohna phải đầu hàng, và khi đó Fermor sẽ có được kho quân nhu bên sông Oder. Thế rồi, quân Nga bắn phá thị trấn Cüstrin ác liệt vào Thứ Ba ngày [[15 tháng 8]] năm 1758, hủy diệt nhà dân tại đây. Những người [[nông dân]] nói riêng và toàn thể nhân dân tại Phổ tại đây nói chung phải trốn dưới bức tường thành Cüstrin trước sự tấn công của quân Nga man rợ, và mọi của cải của họ đều bị thiêu rụi. Đến cả mạng sống của họ cũng khó mà giữ nổi. Tuy nhiên, Fermor đã thất bại : pháo đài Cüstrin vẫn vững chãi, quân Phổ quyết định phải đấu tranh đến người cuối cùng. Quân [[Pháo binh]] Nga phải ngừng bắn, trước sự ngạc nhiên của Fermor.<ref name="ThomasCarlyle322"/> Những cuộc bắn phá vô dụng của quân Nga không thể hạ nổi pháo đài anh dũng này.<ref name="ThomasCampbell183184">Thomas Campbell, ''Frederick the Great and His Times Part Three'', các trang 183-189.</ref> Trong khi ấy, nhà vua Friedrich II Đại Đế quyết định thân hành cầm quân đi đánh xứ [[Morava|Moravia]] thuộc Áo để hất cẳng quân Áo ra hỏi cuộc chiến tranh, từ đó sẽ khiến cho cuộc tấn công của người Nga bị vô hiệu hóa.<ref name="DuffyCh155"/> Nhưng rồi, cuộc tấn công xứ Moravia chẳng đem lại kết quả gì và đầu Mùa Hè năm 1758 ông lui binh về xứ [[Čechy|Böhmen]], sau đó kéo quân về tỉnh [[Silesia|Schliesen]], rồi lại phải thần tốc quân hành về phương Bắc khi hay tin đại quân Nga sang xâm phạm lãnh thổ của mình, để giải vây cho Cüstrin.<ref name="Stone7273"/><ref name="dupuy259">Trevor Nevitt Dupuy, Curt Johnson, David L. Bongard, ''The Harper encyclopedia of military biography'', trang 259</ref><ref name="Ritter116"/> Trời thật oi bức không tưởng tượng nỗi, nhưng nhà vua không thể bỏ qua trọng trách hết sức khó khăn của mình. Ông ra chỉ dụ cho các Sĩ quan Quân đội rằng nhất thiết phải bắn bỏ bất kỳ một binh sĩ nào tự ý rời bỏ quân ngũ và đồng đội. Quân ông hành về Liegnitz vào ngày [[10 tháng 8]], Dalke vào ngày [[15 tháng 8]] và Crossen trên sông Oder vào ngày [[18 tháng 8]] năm 1758. Trong suốt cuộc hành binh ấy, ông thường đọc các tác phẩm của nhà văn hào [[Cicero]] thời [[Cộng hòa La Mã]]. Khi lên xa giá ông vẫn "mọt sách", và gần như tuyệt đối luôn luôn giành thời gian để mà suy ngẫm về thi ca - ông có trí nhớ hết sức siêu việt và có thể đọc lên những dòng thơ dài, làm tất cả mọi người phải kinh ngạc. Cử chỉ của ông trong thời gian này làm cho ai cũng phải mến mộ. Ông đã phải từ bỏ một chiến dịch mà ông khát vọng mạnh mẽ (có nhẽ đây là một sai lầm). Ông đang đối mặt với cuộc xâm lược quê cha đất tổ bởi kẻ thù hùng mạnh hơn hẳn. Ông đã phải tái sắp đặt các kế hoạch của ông, để mà chiến đấu với hiểm nguy mới. Ông liên tục gửi thư cho chị gái là Nữ Bá tước Wilhelmina đang đau yếu ở đất khách quê người, do nỗi đau xót của ông trước thể trạng ốm yếu của người chị xiết bao thân yêu. Trong bối cảnh vô vàn cam go thế mà sự quyết tâm đến sắt đá và lòng thanh thản của ông vẫn rõ rệt, và gây người đời cảm phục. Như thường lệ, khi có dịp thì ông thường làm một việc công bằng và ân đức. Một đêm, khi nhà vua nghỉ tại một nhà nguyện tại Schliesen, ông nghe tiếng xầm xì và phải chú ý tới một cái xà lim, tại đây một tăng lữ do có chút lỗi lầm mà bị giam giữ chặt chẽ, và thường xuyên quất roi trong suốt một năm. Ông đã ân xá cho người tăng lữ này.<ref name="davidfraser388">David Fraser, ''Frederick the Great: King of Prussia'', các trang 388-389.</ref>
 
Tại Crossen, nhà vua nghe được nhiều về những thảm kịch mà quân Nga gây ra với nhân dân Phổ. Quân Nga cướp phá, đốt rụi làng mạc, tàn sát phụ nữ và trẻ em. Ông tiếp tục hành quân đến Frankfurt trên sông Oder và tại đây ông nghe tiếng súng đạn của quân Nga nã vào pháo đài - hòn đảo Cüstrin nằm giữa hai dòng sông Oder và Warthe, đây chính là nơi năm xưa ông bị phụ vương [[Friedrich Wilhelm I của Phổ|Friedrich Wilhelm I]], với nhiều ký ức bi đát. nhà vua Friedrich II Đại Đế cảm thấy rằng trong những ngày nguy cấp này, khi ông và tướng Dohna phải liên tiếp hành binh, do đó phải có cách nào đó ngăn chặn quân Thụy Điển đang dàn binh ở bờ biển phía Bắc để có thể hợp binh với Nga. Đồng thời, ông cũng khó thể quan sát tình hình của Vương đệ thứ hai của mình là Friedrich Heinrich Ludwig đang chỉ huy quân Phổ tại Sachsen. Ông phải chuyển động sao cho cả quân ông và quân Dohna đều không thể đánh trận ở vị trí không thích hợp. Nếu quân Nga và quân Thụy Điển tinh nhuệ nhanh chóng kết hợp với nhau thì hẳn là ông sẽ gặp rắc rối<ref name="davidfraser388"/>. Vào Chủ Nhật ngày [[20 tháng 8]] năm 1758, nhà vua cùng 15 nghìn quân tinh nhuệ kéo đến. Ông xem việc này là hệ trọng vì nếu chiếm được pháo đài anh dũng Cüstrin, quân Nga thắng thế sẽ an toàn vượt qua sông Oder, cách kinh đô [[Berlin]] chỉ có 50 dặm. Theo kế hoạch cuỉa nhà vua, ông sẽ giải phóng pháo đài anh dũng, họp binh với Dohna và tác chiến với quân Nga ở gần đó.<ref name="ChristopherDuffy167"/> Theo tư liệu mà Thomas Carlyle tham khảo, ''"Quốc vương ngự tại ngoại ô Lebus, trong nhà góa phụ của một tăng lữ,... và nghe tiếng đạn pháo đang bắn nã tại Cüstrin"''. Nhà vua luôn quan tâm, lo nghĩ đến việc cứu sống con đỏ của mình.<ref name="ChristopherDuffy167"/> Ông vời Thống chế [[James Francis Edward Keith]] bàn việc binh cách. Nhà vua khinh bỉ Quân đội Nga và nói bọn họ là "''Tệ hại! Tệ hại!"'' Là một cựu chiến binh của quân Nga, Keith đáp lễ: ''"Xin Hoàng thượng không nên có thành kiến. Nếu trận đại chiến sẽ diễn ra, chắc hẳn Hoàng thượng sẽ thay đổi quan điểm của Người"''. Song, Keith nghĩ dưỡng tại [[Wrocław|Breslau]] chứ ông không tham gia gì trong chiến dịch Zorndorf sắp tới.<ref>Simon Millar, Adam Hook, ''Rossbach and Leuthen 1757: Prussia's Eagle Resurgent'', trang 12</ref> Không lâu sau, giữa lúc quân Nga còn đe dọa thành Cüstrin, lực lượng Khinh Kỵ Binh Phổ đánh thắng địch và bắt giữ một đám lính Cozak Nga. Friedrich II Đại Đế tham kiến đám tù binh, và nói với một viên Sĩ quan Tham mưu: ''"Và Trẫm phải ngược đãi với bọn chúng như đồ chó má"''. Vào ngày [[21 tháng 8]] năm 1758, ông kéo 14 nghìn chiến binh đến trước cổng thành Cüstrin và họp mặt với binh đoàn Dohna tại Gorgast, gần đó.<ref name="ChristopherDuffy167"/> Đó là thành quả của sự đứng vững của Cüstrin không hề suy sụp khi bị địch vây.<ref name="ThomasCarlyle322">[[Thomas Carlyle]], ''History of Friedrich II of Prussia: called Frederick the Great'', Tập 5, các trang 294-297.</ref> Quân chính quy của Quốc vương bao gồm một ít Trung đoàn tinh nhuệ nhất của Nhà nước phong kiến quân sự Phổ.<ref name="Ritter116"/> Thực chất đây không phải là lần đầu tiên ông tung những Trung đoàn xuất sắc như vậy ra trận tuyến, trước đó đã có trong các trận đánh ác liệt tại [[Trận Praha|Praha]] và [[Trận Kolín|Kolín]] hồi năm [[1757]].<ref>S. Fischer-Fabian, ''Prussia's glory: the rise of a military state'', trang 253</ref> Ông hỏi Dohna: ''"Mọi chuyện ra sao? Giặc Nga có đứng vững không?"'' Dohna tấu: ''"Quả vậy, thưa Bệ Hạ. Chúng đứng vững như những bức tường!"'' Vua đáp: ''"Tốt! Chúng sẽ chết thêm"''. Đạo quân của Bá Tước Dohna - chỉ gồm 17 nghìn binh sĩ - tiến hành tập dợt ba quân trước sự giám sát của nhà vua. Nhà vua phán: ''"Các binh sĩ của Khanh thông minh tuyệt vời. Ta có mang theo một đám châu chấu đến đây, nhưng bị họ đánh bại"''.<ref name="FranzKugler379"/><ref name="ThomasCampbell183184"/> Đạo quân của Dohna rất tuyệt hảo : xe ngựa thì tốt, binh lính thì kỷ cương, với mái tóc còn rắc thuốc súng. Tuy nhiên, nhà vua không thể dấu thái độ bất mãn của ông với Dohna.<ref name="ChristopherDuffy167"/> Ông rất phẫn nộ trước quân Nga và quyết tâm phải báo thù cho nhân dân. Ông nhìn đống đổ nát của thị trấn Cüstrin, và sự hủy diệt do những đạo quân man rợ gây ra cho thị trấn này. Khi viên Sĩ quan chỉ huy ở đây, dù đã đấu tranh rất anh dũng, vẫn không hài lòng trước chiến thắng của mình, đến tạ tội với nhà vua, ông phán: ''"Đừng có nói nữa; đó không phải là lỗi của Ngươi, nhưng làm lỗi của Trẫm đã cử Ngươi làm nhiệm vụ này"''.<ref name="ThomasCampbell183184"/> Đồng thời, dân chúng ở đây thấy nhà vua đến cũng vui sướng khôn xiết: ''"Thiên Chúa phải thưởng công cho Ngài Ngự, đã đến đây với chúng con!"'', và kể cho ông nghe về những tội ác gớm ghiếc của địch quân, để giải cứu họ khỏi nỗi đau buồn. Ông nhân từ động viên tinh thần toàn dân ở đây, và sau từng giây phút tĩ mĩ nghe lời kể của nhân dân, ông nói :<ref name="FranzKugler379"/><ref name="ThomasCarlyle322"/>
{{Cquote|''Các con à, Trẫm đã không thể đến đây sớm hơn, nếu Trẫm đến sớm thì những mất mát này đã không thể xảy ra. Trẫm đã suy xét kĩ, và sẽ xây dựng lại tất cả mọi thứ như xưa''!|||Friedrich II Đại Đế}}
 
Dòng 48:
'''Chúng con sẽ theo!'''|||Friedrich II Đại Đế}}
 
Một người lính còn nói: ''"Nếu chúng ta có thêm những con ngựa thồ Nga, mọi chuyện sẽ sớm xong xuôi!"'' Nhà vua mỉm cười: ''"Chúng ta sẽ bắt lấy chúng sớm"''. Theo Christopher Duffy, nhà vua cho quân nghỉ ngơi tại Frankfurt để lấy lại sức sau những ngày hành binh mệt nghỉ dưới những hạt cát, và dưới cái nắng Mùa Hạ chói chang. Vào ngày [[22 tháng 8]] năm 1758, vua tôi gặp nhau tại Manschnow - ở phía Tây pháo đài Cüstrin<ref name="davidfraser388"/>, với 37 nghìn chiến binh. Theo đại tướng - nhà sử học quân sự Anh Quốc là [[David William Fraser]], nhà vua đã hành binh trong suốt 8 ngày, trên 160 dặm. Dĩ nhiên là quân Nga áp đảo Phổ về quân số, nhưng Friedrich II Đại Đế không muốn kêu thêm viện binh, và cũng không muốn để cho người Áo biết rằng ông đã rời khỏi miền Nam Đức.<ref name="davidfraser388"/> Quân Phổ lúc này thèm muốn đánh trận một cách không thể tưởng tượng nổi. Xem ra "con quỷ chiến tranh" đã bắt được toàn thể ba quân. Nhà vua vẫn giữ một loạt súng đại bác ở tận bên kia bờ sông Oder, gần Cüstrin, nhưng đồng thời nhà vua cũng quyết tâm vượt con sông gần 20 dặm xuôi dòng tại Alt-Güstebiese. Trung tướng Kanitz dẫn đầu, mang một dãy cầu phao và 2 Tiểu đoàn Bộ Binh<ref name="ChristopherDuffy167"/> Và giờ đây, Friedrich II Đại Đế với tư cách là một "[[Theseus]]" hào hùng của nhân dân nước Phổ, chuẩn bị chạm trán với những "[[Minotaur]]" khủng khiếp là quân Nga. Theo Thomas Carlyle, đêm ngày [[22 tháng 8]] năm 1758, ông cho xây một chiếc cầu mà người Nga không hề hay biết. Một số người lính Khinh Kỵ Binh và đội Tiền Vệ được ông ban phát thuyền cho mà qua sông, và dựng nên khu vực chiếm đóng của quân Phổ bên sông phía địch. Vào ngày [[23 tháng 8]] năm 1758, sĩ khí cao trào, quân Phổ rời khỏi pháo đài, buổi trưa và vượt cầu và tiến thẳng đến một doanh trại giữa Zellin và Clossow.<ref name="ChristopherDuffy167"/> Theo Franz Kugler, nhà vua cùng đại binh vượt vũng lầy, và ông quyết định cho quân đi đường vòng để đánh tạt sườn đại binh Nga. Toàn thể đại quân đều căm phẫn cao độ trước những hành vì bạo ngược của người Nga. Càng hành quân, họ chỉ càng thấy những ngôi làng bị thiêu rụi. Những người dân đáng thương phải ẩn náu dưới đống rơm sâu, bị quân thù dồn vào thế tận cùng. Các chiến binh Phổ nhân đạo luôn cảm thông sâu sắc với họ, rắp tâm phải báo thù cho họ. Nông dân Phổ thấy vậy cũng cung cấp nước cho các chiến binh uống vì họ đang khát đến nghiêm trọng. Dân chúng cũng đặt những thùng và bình nước lớn trên đường hành binh để tiện thể cho ba quân khỏi khát.<ref name="FranzKugler379"/> Theo Christopher Duffy, thời tiết quá là oi bức, quân Phổ không những uống thùng nước trên đường hành quân mà còn phải ăn bánh mì. Theo tác giả Prittwitz thì 1/3 quân tinh nhuệ Phổ đã bị đánh quỵ và suy sụp.<ref name="ChristopherDuffy167"/> Nhà vua Friedrich II Đại Đế và đại binh đã băng được qua sông, mà không hứng chịu sự kháng trả của quân Nga. Họ lập trại tại phía Đông làng Darmietzel (phía Nam khu vực Alt-Güstebiesel), ở bờ phải [[sông Mützel]]. Sông này nằm ở phía Nam Darmietzel, chảy về sông Oder vài dặm cách pháo đài Küstrin về hướng Bắc.<ref name="ThomasCarlyle322"/><ref name="davidfraser388"/> Như vậy là Tướng [[Pyotr Aleksandrovich Rumyantsev]] - viên chỉ huy đoàn Kỵ binh Nga tại Schwedt - với Binh đoàn gồm 12 nghìn binh lính bị mất liên lạc với quân chủ lực Nga, mang lại lợi thế lớn cho quân Phổ.<ref name="ChristopherDuffy167"/> Theo Carlyle, đêm ngày [[23 tháng 8]] năm 1758, tại Klossow, quân Khinh Kỵ binh Phổ bắt sống một nhóm lính Cozak Nga nữa và dâng lên cho nhà vua, tăng thêm niềm tin chiến thắng cho ông.<ref name="ThomasCarlyle322"/> Ông này không hề biết gì về cuộc hành quân của người Phổ, và vào ngày 24 tháng 8 thì ông ta nhận được hung tin. Ông ta hoàn toàn bị cô lập. Như vậy là vị vua nước Phổ đã hoàn thành điều mà Fermor sợ nhất. Friedrich II Đại Đế đã có được thắng lợi ban đầu.<ref name="ChristopherDuffy167"/><ref>Simon Millar, Adam Hook, ''Zorndorf 1758: Frederick Faces Holy Mother Russia'', trang 46</ref>
 
Thấy vậy, Fermor bỏ thành Cüstrin, để đánh trận tại Quartschen và Zorndorf - nằm ở phía Bắc pháo đài Cüstrin. Ngày 24 tháng 8 cũng là một ngày oi bức như ngày hôm trước, và Friedrich II Đại Đế truyền lệnh cho ba quân nghỉ ngơi một chút trước khi hình thành bốn đội hình hàng dọc đi truy lùng giặc vào lúc 2 giờ chiều. Từ trên một Tháp chuông Giáo đường có chàng trai nhìn vào đoàn quân tiến bước: ''"hay chúng ta nên suy đoán quân địch theo đường ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những khẩu súng hỏa mai. Bỗng đống bụi mù nổi lên và che khuất tầm nhần của chúng ta. Người ta cũng kể rằng trên đường đi Friedrich liên tục ra huấn lệnh cho lực lượng Bộ Binh đảo ngược các khẩu súng hỏa mai của họ, và mang nó cũng với các bia bắn ở phía dưới, để che khuất cuộc hành binh khỏi các toán trinh sát của Nga"''.<ref name="ChristopherDuffy167"/> Vào hôm trước trận huyết chiến tại Zorndorf, Trung tướng [[Forcade de Biaix]] cũng nhận quân lệnh về đêm của Nhà vua và tuân lệnh một cách hùng hồn:<ref>Christopher Duffy, ''The military experience in the age of reason'', trang 75</ref>
{{Cquote|''Trong giờ đọc kinh cầu nguyện Đức Vua nói chuyện với Seydlitz, người đang ngắm cảnh với vẻ mặt vô tư và điềm nhiên. Đúng lúc đó, Forcade chạy đến tâu: ''"Ngày mai, trong ân điển của Thiên Chúa, chúng ta sẽ đánh trận. Hẳn Friedrich nghĩ rằng Seydlitz tưởng Người sẽ bàn về chuyện Chúa bị xét xử, và Người thì thầm với ông: ''"Đó chỉ là chuyện của bọn chở xe goòng!"''.''|||Kalstein kể lại}}
 
Theo Duffy, buổi chiều ngày 24 ấy nhà vua Friedrich II Đại Đế phát hiện ra đại quân Nga ở phía Nam con sông Mützel nhỏ bé. Đây là hiểu biết duy nhất của ông về quân Nga lúc này (do địa hình đầy gỗ che khuất người Nga), và toàn thể quân Nga đều ở phía Đông dòng sông Oder.<ref name="davidfraser388"/> Dòng sông này cũng không được quân Nga yểm trợ, và ông cho đội Tiền Vệ vượt qua chiếc cầu còn nguyên vẹn tại Neudammer Mühle và dàn quân tại vị trí chiếm đóng bên sông phía địch. Quân chính quy đóng ở bờ phía Bắc, và một chiếc cầu nữa được xây dựng để hai thành phần của toàn quân có thể liên lạc, tiếp tế cho nhau. Đây là một thành công vang dội của ông, dễ dàng giúp ông ngự tại bờ tận bên kia sông Mützel - con sông nằm giữa những cái bờ đầy vũng lầy và một hàng gỗ ngày càng ẩm nước. Một đống gỗ như vậy khiến cho ông khó phát hiện ra cứ điểm của quân Nga, và cuối cùng trong ''Khẩu Lệnh'' về đêm của ông, ông ít có thể nói thêm gì với ba quân ngoài những nét phác về trận đánh mà ông dự định mở ra trong ngày hôm sau. Có người tin rằng ông muốn thẳng tay tận diệt quân Nga một cách không thương tiếc, nhưng theo Duffy thì điều này không hẳn là đúng mà chỉ là ước nguyện của ba quân - họ cho rằng nhà vua muốn thế. Trước đây, tình trạng đã diễn ra trong trận kịch chiến tại [[Trận Hohenfriedberg|Hohenfriedberg]]. Lúc bây giờ ông cho ba quân nghỉ ngơi để chuẩn bị cho cuộc hành binh đánh địch sắp tới<ref name="davidfraser391"/>. Trong khoảng hai tiếng đồng hồ, nhà vua rút vào một căn phòng nhỏ tại Neudammer Mühle, người thư lại là Henri Alexandre de Catt đến hầu vào nửa đêm và nhận thấy nhà vua đã cầm sẵn một ly cà phê. Theo lời kể của Catt :<ref name="ChristopherDuffy167"/>
{{Cquote|''Tôi triệu kiến một lính hầu đang làm nhiệm vụ, và hỏi anh ta rằng Quốc vương đã từng nghỉ ngơi chưa?. "''Nghỉ ư, thưa Ngài? Người (chỉ nhà vua) ngủ say đến mức mà tôi khó đánh thức Người dậy"''.''|||Catt}}
 
Cũng theo Duffy, hai vị thổ quan hiện diện ở cối xay gió, dưới sự chỉ huy của Quốc vương. Một trong số họ được lệnh sẽ dẫn đường lực lượng Kỵ Binh tiến quân ngược qua dòng sông Mützel tại Kerstenbrück. Viên thổ quan thứ hai, có tên là Zöllner, được lệnh sẽ dẫn đường đích thân nhà vua Friedrich II Đại Đế băng qua đống gỗ Zicherer-Heide trên một hình cung rộng quanh cánh phía Đông của cứ điểm người Nga. Song khi nhận báo cáo cuối cùng thì một người trinh sát thì ông không thể nào chần chừ được nữa. Ông bỏ mão xuống, dắt gươm vào lưng và ra khỏi cối xay gió mà triệu tập các quan tướng đang chờ ngoài : ''"Chào buổi sáng, hỡi các tướng sĩ!"'' Ông hô lên : ''"Những lời khen ngợi của Ta - là chúng ta đã thắng trận"'' (ý ông động viên ba quân rằng lúc chưa giáp chiến nhưng lực lượng Quân đội Phổ đã thừa thắng trận<ref name="showalter219"/>). Ông lên lưng chiến mã, và Zöllner chỉ đường cho ông, đúng như lời dặn của ông với viên thổ quan này.<ref name="ChristopherDuffy167"/> Theo ghi chép của David Fraser, nhờ có các thổ quan mà nhà vua hiểu rõ được địa hình khó khăn này. Không những thế, có nhẽ ông cũng đã nắm được tình hình đất đai ở đây thông qua chuyến viếng thăm của ông năm xưa, có thể còn trước cả khi ông siêng năng học tập về tổ chức chính quyền địa phương, khi còn là vị [[Thái tử]] - tù nhân của pháo đài Küstrin.<ref name="davidfraser388"/> David Fraser có ghi nhận kế hoạch chiến trận của ông như sau : Nhà vua đã chia năm Trung đoàn cho Bá tước Dohna chỉ huy, nhưng phần lớn đoàn Kỵ binh nằm trong tay Seydlitz (đây sẽ được xem là lực lượng quyết định cho thắng lợi nổi bật tại Zorndorf của nhà vua). Seydlitz có nhiệm vụ vượt qua Zabern-Grund giữa cuộc hành quân đường vòng của ba quân và Bắc tiến, song song với quân Bộ binh của Manteuffel nhưng nằm ở phía kia các khu đất ẩm ướt, và sẽ yểm trợ cho đội tả quân của Quân vương.<ref name="morley242">John Morley, ''Oliver Cromwell'', trang 141</ref><ref name="davidfraser391"/> Bá tước Dohna được lệnh chỉ huy quân cánh hữu (cánh "chùn bước"), được 57 khẩu đại bác hỗ trợ, sẽ tấn công trung quân và tả quân của Fermor.<ref name="RobertAsprey496"/> Nhà vua còn cho thiết lập hai Khẩu đội pháo gồm 60 súng đại bác ở hướng Bắc và Tây Bắc Zorndorf, nhằm đánh úp tuyến quân Nga tại đó - tuyến này có lẽ là hữu quân hướng về phía Đông nhưng thực sự là hữu quân hướng về phía Nam - cái này sẽ bị đại binh Phổ diệt sạch. Cuộc hành binh trên 8 dặm sẽ xuất phát từ khu vựa tập trung về phía Đông Bắc Batzlow. Vượt qua cả Đông lẫn Tây Batzlow, ba quân sẽ chuyển qua một góc phải về phía Tây Nam và quyết tâm kéo về Wilkersdorf. Giữa Wilkesdorf và Zorndorf, nhà vua dự định cho ba quân tập hợp hướng về phía Bắc, trong khi Seydlitz sẽ nắm giữ cánh hữu đoàn Kỵ binh phía bên kia Zabern-Grund.<ref name="davidfraser391">David Fraser, ''Frederick the Great: King of Prussia'', trang 391</ref>
 
== Diễn biến trận chiến ==
{{Cquote|''Người Phổ vô cùng căm phẫn giặc Nga bởi những trò man rợ mà chúng gây nên ở khắp nơi; và nếu một cuộc chinh chiến bùng nổ... đây sẽ là một trận đánh kịch liệt.''|||Tiên đoán của sứ thần [[Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland|Anh Quốc]] là [[Andrew Mitchell]]<ref name="DanielMarston5254">Daniel Marston, ''The Seven Years' War'', các trang 52-54.</ref>}}
 
Do nhà vua Friedrich II Đại Đế thưở thiếu thời bị tiên quân giam cầm trong pháo đài Küstrin nên ông dựa vào hiểu biết ở đây để mà hành binh đánh địch : những kiến thức của ông về địa hình ở đây hoàn toàn là có giá trị to lớn, bất chấp cứ điểm kiên cố của quân Nga.<ref name="ronaldhamilton72"/> [[Thomas Campbell]] thì ghi nhận răng vào buổi sáng Thứ Sáu ngày [[25 tháng 8]] năm 1758, ông dẫn đại binh băng qua sông Mützel<ref name="ThomasCampbell183184"/>. Song theo Duffy và Showalter, thì lúc ba giờ sáng<ref name="showalter219"/> ngày 25 tháng 8 ấy, nhà vua lên đường với sự hướng dẫn của thổ quan như đã nêu trên, các đội hình hàng dọc của ba quân thẳng tiến trong khi ông đi cùng với đội Tiền Vệ<ref name="ChristopherDuffy167"/>. Tướng Manteuffel là người dẫn đầu đội Tiền Vệ.<ref name="davidfraser391"/> Theo các tác giả Thomas Campbell và Franz Kugler, ông hoàn toàn kéo quân về vị trí phòng ngự của người Nga, để tấn công vào điểm yếu nhất của nó. Quân đội Phổ hành binh im lặng nhưng rất dũng mãnh.<ref name="ThomasCampbell183184"/> Một đồng bằng rộng lớn tạo điều kiện cho ông dễ dàng phát động tiến công, trong khi những cánh đồng khô cằn ở hậu binh và bên sườn của quân Nga, cùng với một nhánh sông Oder, khiến cho bọn họ bị vây quanh<ref name="FranzKugler379"/>. Đại tướng David Fraser có ghi nhận :<ref name="davidfraser388"/>
{{Cquote|''Phía nam sông Mietzel có những cánh rừng rậm rạp cứ kéo dài đến tận ba ngôi làng (từ tây sang đông) Quartschen, Zicher và Below, cứ mỗi làng cách nhau 2 rưỡi dặm. 2 dặm về phía Nam làng Batzlow là làng Gross-Cammin, và một dặm nữa vài cái đầm, những đầm lầy Warthe. Về phía Tây Bắc Batzlow và 2 dặm về phía Tây Gross-Cammin có Wilkersdorf. 2 rưỡi dặm về phía Tây làng Wilkersdorf là cái làng Zorndorf, bản thân nó cách một tuyến đường vạch qua Quartschen, Zicher và Batzlow ba dặm về phía Nam. Có khoảng đất vũng lầy nông, khó đi qua, trải dài từ đến một điểm gần góc phía Tây của Zorndorf. Đó là Zabern-Grund. Một mẫu đất ẩm ướt khác - khoảng Langer Grund - cũng gồ ghề tương tự, 2 dặm về hướng Đông.''|||David Fraser}}
 
Dòng 67:
 
[[Tập tin:Schlacht bei zorndorf.jpg|phải|nhỏ|190px|Bản đồ đại chiến tại Zorndorf (1758).]]
Christopher Duffy ghi nhận rằng khi trời sáng, các đội hình hàng dọc Phổ kéo về một ngôi làng trồng trọt xung quanh Batzlow. Nhà vua Friedrich II Đại Đế không thể nhìn thấy quân Nga trên đường hành binh của ông, dù rằng đám cháy từ các ngôi làng cho biết "tác phẩm" đầu tay của người Cozak). Bất ngờ, ông nhìn thấy kho quân lương to lớn của quân Nga, nằm tựa vào đường chân trời tại rìa của những cái dốc đứng đầy cát mà từ trên đó dễ nhìn thấy những cái đầm lầy Klein-Cammin. Tướng Retzow là một trong những võ quan đặt ra câu hỏi rằng nhà vua có nên ngừng tấn công quân Nga, và thay vì đó ông cướp phá ''Wagenburg'' được phòng vệ yếu kém này, sẽ làm cho cứ điểm của Fermor yếu đi. Nhà vua cũng nảy ra ý định này về cuối trận chiến, nhưng lúc này ông chưa thực biết về sức mạnh quân sự của người Nga nên quyết tâm đánh họ một đòn đau chí mạng. Các đội hình Phổ dũng mãnh hướng về bên phải mà Nam tiến, và họ làm nên một dốc không nghiêng làm qua việc vượt qua và xung quanh Wilkersdorf. Lúc bấy giờ nhà vua vẫn chưa rõ cứ điểm quân Nga ở đâu, nên ông cứ hành quân cho đến khi truyền lệnh cho ba quân dừng chân ở phía Nam Zorndorf và hợp thành tuyến quân. Trong khi ấy, Fermor đã hoàn thành đội quânn hoành tráng, với những hàng ngũ hùng mạnh và rất nhiều tuyến quân Dự bị, của ông ta.<ref name="ChristopherDuffy167"/> Nhà văn quân sự nổi tiếng [[Antoine-Henri Jomini]] người Pháp cho rằng Friedrich II Đại Đế quyết định tung quân đánh vào chỗ quân địch phân bố nhiều nhất trong các tuyến của họ, ông mong muốn phá vỡ đạo quân khổng lồ này bằng một đòn giáng chí tử vào góc xó của bọn họ, và từ đó các chiến sĩ Phổ sẽ thả sức bắn giết, thảm sát những chiến binh Nga tàn bạo nhưng vô kỷ luật. Nếu thua, ông sẽ kéo đại binh rút về thành Cüstrin cố thủ.<ref name="AntoineJomini377382">Antoine Henri Jomini (baron de), ''Treatise on grand military operations: or, A critical and military history of the wars of Frederick the Great, as contrasted with the modern system. Together with a few of the most important principles of the art of war'', Tập 1 các trang 377-387.</ref> Duffy cũng ghi nhận rằng nhà vua bấy giờ đã thừa có ý tưởng áp dụng chiến thuật "Đánh xiên" vẻ vang của ông : theo đó, ông cho quân cánh tả của mình tấn công địch. Đồng với những người không có kiến thức, cánh đồng này "''là một đồng bằng rộng mở, có gỗ bao quanh"''. Trên thực tế, cánh đồng này bị phân ra thành từng khúc bởi những điểm đặc trưng thú vị, và nhà vua chọn mục tiêu của ông là đội hữu quân Nga ở phía Tây, lực lượng này được bố trí thiếu cẩn trọng ở phía trước phần còn lại của đại quân Nga, nằm giữa những cái ao và đồng cỏ ẩm ướt của Zabern-Grund sâu hoắm về phía Tây, và chỗ lồi lõm vừa dài vừa nông Galgen-Grund - là một trong những thung lũng nhỏ kỳ quái nhất đã đẩy trung tâm của đồng bằng từ hướng Đông - Nam về hướng Tây - Bắc.<ref name="ChristopherDuffy167"/> David Fraser cũng viết rằng trong trận chiến sắp tới, bãi chiến trường sẽ gồ ghề trong hình chữ nhật Quartschen - Zicher - Wilkersdorf - Zorndorf, và phần lớn bãi chiến trường là phần đất giữa Zabern và Langer Grund. Nhà vua nước Phổ đặt giả thiết rất đúng đắn rằng quân Nga dàn quân bên ngoài các khu rừng, và ông không muốn tấn công trực diện từ hướng Bắc. Dù hàng ngũ và tuyến quân Nga có thể nào chăng nữa, ông không muốn hành quân qua các cánh rừng để đánh quân Nga trong tình trạng khá tăm tối. Ông cần phải có chỗ mà triển khai ba quân. Tuyến quân mà Fermor thành lập dựa vào những gì ông này biết về chuyển động của người Phổ, nhưng có lẽ ông ta hướng quân về phía Đông : bởi lẽ nhà vua có kế hoạch hành binh qua hướng Đông của khu vực chung mà có mặt người Nga.<ref name="ReferenceA">David Fraser, ''Frederick the Great: King of Prussia'', trang 390</ref>
 
Nhà vua dù nghe lời khuyên can của Thống chế Keith nhưng hãy còn khinh rẻ người Nga, cho rằng bọn họ chẳng thể làm gì được khi chống chọi với một đội quân được huấn luyện tốt<ref name="NancyMitfrod221"/>. Do đó, người Phổ thiết lập một tuyến dài theo [[chiến thuật]] "[[đánh xiên]]" - một đường lối chiến thuật từ thời Hy Lạp cổ đại đã được hồi sinh mạnh mẽ với đại thắng của vua Friedrich II Đại Đế trong trận thư hùng ác liệt ở Leuthen<ref>André Corvisier, John Childs, ''A dictionary of military history and the art of war'', trang 458</ref>. Những binh sĩ đánh trống Phổ cũng gõ nhịp trống và các đội nhạc binh hừng hực khí thế trình diễn bài ca: ''"Ich bin ja Herrin deine Macht"'' (''"Hỡi Đức Thiên Chúa cao sang của con, con đang nằm trong bàn tay Người"''). Giọng hát ca của các chiến binh giữa đống gỗ khô làm cho nhà vua trở nên khó chịu, khi ông nghe được.<ref name="GilesMacDonogh275276"/> Khi ông hỏi tên bài hát này thì đội nhạc binh bẩm rằng đây là một bài Thánh ca của [[giáo hội Luther|đạo Luther]] và nhà vua cũng vừa lặp lại lời ca khúc, vừa tiến quân. Toàn quân đều sẵn sàng chiến đấu trong một trong những trận chiến tàn khốc nhất trong suốt triều đại Friedrich II Đại Đế.<ref>David Fraser, ''Frederick the Great: King of Prussia'', trang 60</ref> Nhà vua dứt khoát ban quân lệnh "''hoặc là chiến thắng hoặc là hy sinh"''.<ref name="JayLuvaas7"/> Trước trận đánh, nhà vua ngự trên một chiếc ghế gần một cối xay gió để quan sát ba quân. Cái ghế này dần trở thành hình ảnh gắn bó giữa người chủ cối xay gió ấy với vị Quân vương lẫy lừng của mình.<ref>Eva Giloi, ''Monarchy, Myth, and Material Culture in Germany 1750-1950'', trang 41</ref> Khi đó, trước nửa đêm ngày [[24 tháng 8]] năm 1758, hay tin nhà vua Friedrich II Đại Đế đang hừng hực khí thế hành binh đến, quân Nga thành lập trận tuyến. Đại quân Phổ bao gồm 32.760 chiến binh (sách của nhà sử học [[Giles MacDonogh]] thì chép là 37 nghìn quân, còn sách của tác giả Amos Dean thì chép là 32 nghìn quân sĩ), trong khi đó người Nga có đến 52 nghìn đại binh (Giles MacDonogh thì cho rằng người Nga có 43 nghìn quân<ref name="GilesMacDonogh275276">[[Giles MacDonogh]], ''Frederick The Great'', các trang 275-276.</ref><ref name="dean251"/>, trong khi tác giả R. Van Bergen trong tác phẩm ''The Story of Russia'' thì ghi là quân Nga có đến 89 nghìn người <ref name="bergen154"/>). Nhà sử học người Anh là [[Christopher Duffy]] cũng cho rằng nước Phổ có 37 nghìn quân, Nga có 45 nghìn quân trong sách ''Frederick the Great: A Military Life'', và trong sách khác ông viết rằng tổng cổng hai bên có khoảng 8 vạn tinh binh.<ref name="ChristopherDuffy167"/><ref>Christopher Duffy, ''The military experience in the age of reason'', trang 256</ref> Theo tác giả C. T. Atkinson thì người Phổ có 38 Tiểu đoàn, với 12 nghìn Kỵ Binh và 25 nghìn Bộ Binh, trong khi người Nga có tới 42 nghìn quân sĩ.<ref name="atkinson23840"/> Người Phổ có sáu Trung đoàn Thiết Kỵ Binh, năm Trung đoàn Long Kỵ Binh và ba Trung đoàn Khinh Kỵ Binh. Một Trung đoàn Khinh Kỵ Binh được chia đôi.<ref name="SimonMillar22">Simon Millar, Adam Hook, ''Zorndorf 1758: Frederick Faces Holy Mother Russia'', trang 22</ref>
 
Quân Nga làm nên một đội hình bốn cạnh, trong đó đoàn Kỵ binh được phân bố ở giữa. Một ít quân trang của Nga cũng đặt giữa đội hình ấy. Trong khi đó, quân trang đầy đủ hơn thì phân bố ở Klein Kamin và được 8 nghìn lính kiểm soát. Trong các cuộc [[Chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ|chiến tranh]] chống [[Đế quốc Ottoman]], kiểu đội hình này rất có hiệu lực, giúp quân Nga đánh tan tác những cuộc công kích vô tổ chức của đại binh Ottoman, nhưng nó không thật giá trị khi chạm trán với một lực lượng Quân đội có kỷ cương của người Âu châu.<ref name="FranzKugler379"/><ref name="ThomasCampbell183184"/> Quân Nga cũng có đội Kỵ Binh hùng hậu do Tướng T. Demiku chỉ huy.<ref>Robert Michael Citino, ''The German way of war: from the Thirty Years' War to the Third Reich'', trang 94</ref> Ban đầu, quân Nga hướng về phía Bắc, hướng về khu vực tập trung của quân Phổ phía Đông làng Darmietzel. Điều đó là dễ hiểu, và hậu quân Nga cũng được bố trí có lô-gíc.<ref name="DavidFraser393394"/> Tuy nhiên, khi nhận thấy cuộc hành binh của Friedrich II Đại Đế, Fermor nghĩ rằng người Phổ sẽ tiến đánh quân ông ta từ phương Nam, và ông ta cho quân hướng về phía Nam. Theo đó, quân Nga được củng cố ở mặt chính diện bên trái.<ref name="DavidFraser393394"/> Theo nhà sử học quân sự [[Robert B. Asprey]] người Mỹ thì việc thiết lập đội hình là một lỗi làm về chiến thuật của Fermor: vũng lầy ở hậu quân ngăn cản quân Nga bỏ chạy một khi bại trận. Để yểm trợ hữu quân Nga, ông ta chỉ huy các Trung đoàn từ Zorndorf và kéo dài tuyến của ông ta đến tận Zabern-Grund - khoảng đất lõm về phía Nam Quartschen. Đây lại là một lỗi lầm về chiến thuật, do quá nhiều Trung đoàn cùng phòng thủ. Chỗ đất thì ít mà Trung đoàn thì hàng đống, thành thử tuyến quân Nga chẳng hề vững chắc.<ref name="RobertAsprey496"/> Khi quân Phổ càng tiến gần đến, Fermor đã tiến quân đến làng Zorndorf và Wilkersdorf, và cho quân bắn phá ngôi làng Zorndorf. Quân [[Cozak]] tuân theo, liền nổ súng. Tuy nhiên, trò man rợ này lại làm hại cho chính ông ta. Đám lửa, cùng với khói bụi do vó ngựa gây ra, bị gió thổi về phương Nam, đã che lấp những đợt hành binh của vua Phổ. Đây là một sai lầm mang tính [[chiến thuật]] của Đại tướng Fermor.<ref name="RobertAsprey496">[[Robert B. Asprey]], ''Frederick the Great: the magnificent enigma'', các trang 496-499.</ref> Khi các chiến binh Nga có nhiệm vụ cầm chân quân Phổ giữa ánh sáng Mặt Trời lóe rạng đông hô lên dữ dội: ''"Giặc Phổ đã tiến đến!"'' Vị Giáo trưởng Nga nghe vậy, liền cùng với các thầy tu phụ tá của ông ta và nhiều lính hầu, dơ lên lá quốc kỳ Đế quốc Nga, hát vang lên đồng thời ban phước cho binh lính. Sau cái nghi lễ này, mỗi người lính lại rót một cốc rượu nhỏ từ trong một cái túi da đeo ở túi của Giáo trưởng, và bọn họ cùng thề vang lên rằng sẵn sàng chặn đánh cuộc tiến công của quân Phổ.<ref name="FranzKugler379"/><ref name="ThomasCampbell183184"/> Nhà vua Friedrich II Đại Đế đôi khi đặt giả thiết, với chứng cớ rõ ràng - rằng ông ban đầu sẽ phát hiện Fermor hướng về phía Đông, và khi tiến đại quân vào Zorndorf thì ông sẽ ở đâu đó gần đội hữu quân Nga. Lúc ấy hai bên sẽ đánh nhau dữ dội.<ref name="DavidFraser393394"/>
 
=== Ngày thứ nhất: đánh nhau kịch liệt ===
Theo David Fraser, có lúc một người lính Khinh Kỵ Binh Phổ thấy có một Khẩu đội pháo Nga đang di chuyển và chạy đến có lẽ để trình tấu với Nhà vua. Nhà vua vẫn điềm nhiên: ''"Trẫm đã nghe biết bao câu chuyện về các Khẩu đội pháo"'' và người lính này chạy đi, than: ''"Đây là bài học để lần sau tôi không bao giờ báo tin này nọ nữa"''. Seydlitz đến gặp nhà vua và bẩm rằng ông biết rõ về người lính kia - ''"một người số một"''. Nhà vua truyền lệnh: ''"Gọi anh ta trở lại"'' và khi người lính ấy trở lại thì nhà vua phán: ''"Ta không hiểu rõ báo cáo của con, hỡi con trai của Ta"''. Sau đó, nhà vua khen với các quan tướng: ''"Thật là một người lính Khinh Kỵ Binh nhanh trí. Anh ta sẽ còn đi xa thêm nữa"''.<ref name="DavidFraser393394"/> Quân Nga chờ vị vua nước Phổ tiến công một cách bất động và hết sức im lặng.<ref name="ThomasCampbell183184"/> Vào lúc 8 giờ sáng, quân Phổ đã vượt qua Zorndorf. Nhà vua dong ngựa đi qua mọi ngọn đồi, mà chỉ có thể nhìn lướt qua quân Nga. Cuối cùng, trên một đỉnh đồi ông nhìn thấy hữu quân Nga. Các thổ quan có miêu tả về những bờ đất cực dốc ở các chỗ lõm bên phải và trái, điều đó chiến thuật "đánh xiên" khó thể thực hiện. Do đó, nhà vua chỉ cố thể tấn công trực diện vào hữu quân Nga trên địa hình một phần bị chia cắt bởi chỗ đất lõm Zabern-Grund, và một phần bị chia cắt bởi khoảng đất lõm khác là Galgen-Grund. Nhà vua ban quân lệnh: Đại pháo của [[Đại tá]] Moller sẽ nã tới tấp hạt sen vào quân địch, sau đó Trung tướng Manteuffel xông lên với sự hỗ trợ của Trung tướng Kanitz. Nam tước Marschall von Biberstein có nhiệm vụ chỉ huy 20 Sư đoàn Kỵ Binh phòng bị phía sau làng Zorndorf, còn Trung tướng [[Friedrich Wilhelm von Seydlitz]] thì cai quản 36 Sư đoàn Kỵ Binh hùng mạnh ở đống rơm phía Tây làng. Bá tước Dohna được lệnh chỉ huy đội hữu quân, được 57 khẩu đại bác hỗ trợ, sẽ tấn công trung quân và tả quân của Fermor.<ref name="RobertAsprey496"/>
 
Khi đội hữu quân Phổ tiến vào làng Zorndorf thì đội nhạc binh trở nên khó thể nhìn thấy, theo lời kể của người lính cầm cờ Prittwitz xứ Alt-Bevern.<ref name="ChristopherDuffy167"/> Vào lúc 9 giờ sáng, các chiến binh Phổ đã sẵn sàng và bắt đầu tiến công<ref name="DavidFraser393394"/>; đội Cấm Vệ Quân xông lên, cùng với quân cánh tả của ba quân đánh thẳng vào đội hữu quân Nga. Viên Đại tá là Moller pháo kích rầm trời, nhằm vào trung quân và hữu quân của Fermor. Quân Pháo binh còn cách xa quân Nga do đó Moller chuyển họ sang 600 [[kilômét|km]] về phương Bắc, quân Pháo binh Nga cũng chống trả lại. Đây có lẽ là một trong những trận đấu súng [[pháo|đại bác]] khốc liệt nhất trong suốt cuộc Chiến tranh Bảy Năm. Quân Pháo binh Phổ gây thiệt hại chưa từng thấy xuyên suốt các tuyến quân Nga chỉ trong vìng 2 tiếng đồng hồ. Đây là hậu quả của việc Fermor đốt làng Zorndorf làm che khuất binh lính Nga.<ref name="RobertAsprey496"/> Người ta kể rằng chỉ một viên đạn đã hạ sát được 42 quân Nga. Binh lính theo dõi trại của người Nga ở trung quân đều hoảng loạn. Những cái xe cùng những con ngựa thồ đều bị bùng cháy ở cả hai bên, các tuyến bị vỡ, và người Nga phải rất khó khăn trong việc bố trí lại các xe ngựa của họ ở hậu quân. Quân Nga tuyệt vọng.<ref name="ThomasCarlyle333"/> Tuy nhiên, xem ra họ vẫn không bị hủy diệt trước sức mạnh của hỏa pháo của người Phổ và có lẽ vẫn đứng vững. Song, quân Pháo binh Nga không thể phản pháo do trước mặt bọn họ là cái dốc rất nhỏ, và đồng thời dĩ nhiên là khói bụi của đám cháy mà Fermor gây ra đã ngăn cách bọn họ.<ref name="ChristopherDuffy167"/> Những cư dân cách đó vài dặm bị rung chuyển trước những đợt "sấm rền" liên tục này, cửa sổ các nhà dân bị lung lay, và từ những ngôi làng cháy rụi và bãi chiến trường khói bụi bốc lên làm cho bầu trời đen tối hết cả. Cảnh tượng người Cozak và Kalmykian đốt cháy các ngôi làng xung quanh, cùng với một đống xe goòng lớn của quân Nga bị quân Phổ hất đổ vào các bó rơm làm cho bãi chiến trường trở nên khủng khiếp đến mức bạt vía.<ref name="ChristopherDuffy167"/>
 
Moller đã thắng cuộc và ông truyền lệnh cho thu các khẩu đại bác và thay bằng các khẩu súng thường<ref name="RobertAsprey496"/>. Thừa thắng, vào lúc 11 giờ sáng lực lượng [[Bộ Binh]] Phổ do Trung tướng Manteuffel chỉ huy tiến lên, khi nhận được thời cơ thông qua Trung đoàn Súng hỏa mai số hai. Một khẩu đội pháo gồm 20 súng đại bác được đẩy về phía trước cùng với lực lượng Bộ Binh dũng mãnh, và đến Fuchsberg thì nã đạn tới tấp gây tổn hại nghiêm trọng cho các đội Bộ Binh lựu đạn số một và số ba của người Nga. Nhưng khi quân Bộ binh Phổ tiến về thì quân Pháo binh Nga đã làm điều tương tự với họ. Dần dần lực lượng Bộ Binh Phổ biến mất khỏi tầm nhìn, dưới làn đạn của quân Pháo binh Nga, nhưng vào khoảng 11 giờ 15 phút thì họ lại hiện ra và chỉ còn các các tuyến quân đỏ của Nga có 40 bước đi. Quân Bộ binh hai bên bắn nhau kịch liệt, gây tổn thất to lớn. Quân Nga hết đạn, đành dùng lưỡi lê. Cả hai bên đều tổn thất nặng nề, nhưng quân Phổ thắng trận. Song, hỏa lực của các đội Bộ Binh ném lựu đạn số một và số ba của Nga đã gây thương vong lớn cho quân Manteuffel, và ông khó thể tự mình tiến công được nữa<ref name="SimonMillar61">Simon Millar, Adam Hook, ''Zorndorf 1758: Frederick Faces Holy Mother Russia'', trang 61</ref>. Ông sẽ phải kết hợp với quân cánh tả của đại quân do Trung tướng Kanitz chỉ huy; Manteuffel dùng khoảng đất lõm Zabern-Grund để yểm trợ cho cánh quân của ông.<ref name="SimonMillar6270">Simon Millar, Adam Hook, ''Zorndorf 1758: Frederick Faces Holy Mother Russia'', các trang 62-70.</ref><ref name="DavidFraser393394"/> Kanit thì đã 65 tuổi và ông có 9 Tiểu đoàn ở tuyến thứ nhất, 6 Tiểu đoàn ở tuyến thứ hai và ở màn sườn<ref name="RobertAsprey496"/>. Với hy vọng của nhà vua rằng cuộc tiến công ban đầu này sẽ là một đòn giáng chí mạng vào người Nga thì Zabern-Grund trở thành điểm hỗ trợ tốt của quân Bộ.<ref name="ChristopherDuffy167"/> Theo kế hoạch trận đánh thì Kanitz sẽ tấn công và đánh lùi tuyến thứ nhất của Nga và tuyến quân thứ hai cùng với các xe goòng chở lương thực. Tuy nhiên, quân Nga ra tay trước và Trung đoàn từ tuyến quân thứ hai là Novgorod, Ryazan và Voronezh, cùng với Trung đoàn Sankt-Peterburg xung phong và tái lập tuyến quân thứ nhất. Đây là thảm kịch đối với các Tiểu đoàn của Manteuffel : các Tiểu đoàn quân phục xanh kiệt quệ bắt đầu rệu rã trước sức tấn công dồn dập của người Nga, nhưng nhờ có tinh thần kỷ cương cao mà họ giữ vững được tuyến quân. Tổn thất gia tăng, tuyến quân các mất dần, các hàng quân càng khó thể che lấp khoảng trống : một lỗ hổng mở ra giữa Đại đội số 2 và Zabern-Grund. Các Trung đoàn Novgorod và Sankt-Peterburg chấp lấy thời cơ, bèn đánh thốc vào tả quân Phổ. Manteuffel đại bại, giờ đây ông rất cần có Kanitz :<ref name="SimonMillar61"/>
 
Vốn từ đầu Trung tướng Kanitz đã tiến về hướng Bắc theo kế hoạch của Quốc vương. Tuy nhiên, Kanitz cứ càng tiến quân thì hiện ra một khoảng trống giữa ông và Dohna. Ông nghĩ rằng Dohna sẽ tung quân yểm trợ cánh hữu của quân ông - giờ đây càng dễ bị trung quân Nga tấn công. Kanitz nhận thấy rằng nếu quân Nga đánh vào hữu quân của ông thì đội quân của Dohna sẽ không thể cứu viện ông được và vì thế, trái lệnh của nhà vua, ông kéo hữu quân của ông về phía Stein-Busch.<ref name="SimonMillar6270"/> Chỗ đó tiếp giáp với tả quân Nga vốn ít bị tổn thất trong cuộc não pháo của quân Phổ.<ref name="DavidFraser393394"/> Một khi tuyến quân thứ nhất của Kanitz tiến về hướng Bắc, tuyến quân thứ hai của ông phải tiến về phía trước để lấp lại lỗ hổng. Giờ đây, Manteuffel và các Tiểu đoàn của ông không thể có quân cứu viện. Kế hoạch tấn công hữu quân yếu ớt của quân Nga đã biến chuyển thành một cuộc tấn công trực diện yếu ớt, trải dài từ Stein-Busch ở trung quân Nga cho đến Zabern-Grund, và càng đuối dần đi. Dohna đáng lẽ phải theo chân lực lượng tấn công của Kanitz và che lấp cánh được phơi bày ra của ông đồng thời cung cấp quân dự bị. Ban đầu, khi quân Bộ binh Phổ rút đi từ Zorndorf, ông làm theo kế hoạch nhưng vì một lý do nào đó, chắc là do không hiểu mệnh lệnh cuả Quốc vương, nên hướng quân về phía Đông để khỏi tấn công. Thảm họa đã đến với quân của Manteufell, khi tuyến quân của ông lộ ra một khoảng trống giữa tả quân của ông và Zabern-Grund. Viên chỉ huy quân Nga là Gaugreben liền chớp lấy thời cơ : ông cho ba Trung đoàn Kỵ Binh của mình là Trung đoàn Kỵ Binh ném lựu đạn Kargopol, Trung đoàn Tobolsk và Trung đoàn Novotroisk, kết hợp lực lượng Khinh Kỵ Binh [[Serbia]] đánh vào tuyến bị hổng của người Phổ, vừa bọc hậu, đánh lấn vào sườn mà cũng vừa đánh trực diện vào tuyến quân Phổ.<ref name="SimonMillar61"/> Bộ Chỉ huy Quân đội Nga lúc ấy không những cho Kỵ Binh mà cũng cho Bộ Binh và Kỵ binh cùng xông lên đánh úp Quân đội Phổ, và hô vang lên: ''"Arra! Arra"'' (''Thắng rồi! Thắng rồi''). Quân Bộ binh Phổ do Tướng Manteuffel và Kanitz chỉ huy đều hoảng sợ, phải rút lui trong tình thế hỗn loạn.<ref name="ThomasCampbell183184"/> Dù là chỉ huy của Trung đoàn Đông Phổ lừng danh nhưng đích thân Trung tướng Kanitz cũng thua chạy, mất đến 60% quân tinh nhuệ nhất của ông.<ref name="ChristopherDuffy167"/> Có 26 khẩu Đại bác của nước Phổ bị quân Nga cướp lấy. Từ khẩu đội pháo của Moller ở trung quân, nhà vua Friedrich II Đại Đế nhận được hung tin.<ref name="RobertAsprey496"/> Ông trở nên bất ngờ trước sự dũng mãnh của quân Nga trên trận tuyến.<ref>Trevor Nevitt Dupuy, ''The military life of Frederick the Great of Prussia'', trang 123</ref>
 
Bấy giờ, ông vẫn thể hiện lòng can trường và quyết đoán của ông. Ông xuống ngựa, giành lấy lá hiệu kỳ của Trung đoàn tinh nhuệ Below và nỗ lực xông ra ngăn cản các chiến binh bỏ chạy khỏi trận tiến. Ông kêu gọi: ''"Hỡi lũ chó! Quân bay có muốn sống mãi chứ"''. Ông thân chinh tiến thẳng về đánh nhau với quân Nga phía trước ông.<ref name="rothanberg1317">Gunther Erich Rothenberg, ''The art of warfare in the age of Napoleon'', các trang 13-17.</ref> Nhưng rồi, binh lính của ông vẫn cứ bỏ chạy, khiến nhà vua tức giận quát rằng họ chạy như những con đĩ thỏa.<ref name="SimonMillar6270"/><ref>James Charles Roy, ''The vanished kingdom: travels through the history of Prussia'', trang 126</ref> Lực lượng [[Thiết Kỵ binh]] của Trung Tướng đại tài Seydlitz - bấy giờ vẫn thận trọng tiến quân ở phía bên kia Zabern-Grund, và không ra trận tiền. Nếu bây giờ Quân đội Phổ có thể chuyển bại thành thắng, đó hoàn toàn là nhờ đại công của ông: nhưng theo một câu chuyện, kể lần đầu bởi Blanckenburg vào năm [[1797]], Nhà vua liên tục ban chỉ dụ cho Seydlitz tấn công địch quân, nhưng ông cãi lệnh. Theo suy xét của ông thì lực lượng Thiết Kỵ Binh của ông khó thể hành binh, nên phải thận trọng ; trong khi nhà vua muốn Seydlitz tấn công ''trực diện'' thì ông đã nung nấu ý định đánh ''tạt sườn'' quân Nga.<ref name="romanjohann70">Roman Johann Jarymowycz, ''Cavalry from hoof to track'', trang 70</ref> Nhà vua lại ban huấn lệnh xuống đe dọa hành quyết ông, nếu ông không có xông pha vào trận mạc.<ref name="Citino96100"/> Ông sai một bộ tướng đến yết kiến nhà vua: ''"Bẩm với Đức Vua rằng sau trận đánh Ngài sẽ tùy tiện xử lý cái đầu cuả Ta, nhưng hiện giờ Ta mong Ngài sẽ chấp nhận nó còn tồn tại để còn phục vụ Ngài"''. Có lẽ Friedrich II Đại Đế lo lắng khi nghe tâu vậy. Seydlitz vốn là một vị chủ tướng sáng suốt và ông biết rằng quân Phổ chỉ chiến thắng khi tấn công lúc thuận lợi, tại địa điểm thích hợp và với mưu lược đúng đắn.<ref name="DavidFraser393394"/> Tuy nhiên, vua trở nên mất kiên nhẫn với ông. Thế là vua truyền lệnh cho ba Trung đoàn [[Long Kỵ Binh]] của Biberstein : Plettenberg, Alt-Platen và một Trung đoàn nữa cách xa về phía Đông là Schorlermer. Song, Marschall cũng cảm thấy khó thể ra trận lúc này nên ông không tuân lệnh. Thế là Thống chế [[Vương công Moritz xứ Anhalt-Dessau|Moritz]] - Vương công xứ Anhalt-Dessau thay mặt Marschall chỉ huy các lực lượng này. Dưới sự thống lĩnh của ông, Trung đoàn Plettenberg tiên phong, đánh thẳng vào quân Kỵ binh Nga - nhận thấy quân Nga quá vô tổ chức. Quân địch bị đánh lùi, và ít nhất là không thể truy kích quân Bộ binh Phổ được. Nhờ có chiến thắng này, tình hình trở nên hỗn loạn và quân Nga mất hẳn lợi thế<ref name="SimonMillar6270"/>.
 
[[Tập tin:Prince Moritz of Anhalt-Dessau.jpg|nhỏ|Vương công Moritz xứ Anhalt-Dessau]]
 
Và, cùng lúc với chiến thắng ấy, quân Phổ có thêm viện binh từ phía Tây: đó chính là đoàn Kỵ binh của Seydlitz.<ref name="Citino96100"/> Số là, đến lúc này thì tình hình khiến Seydlitz rất khó có thể không vào trận.<ref name="ChristopherDuffy167">Christopher Duffy, ''Frederick the Great: A Military Life'', các trang 165-167.</ref> Thấy quân Nga càng trở nên nhốn nháo bởi lẽ vừa phải chú tâm đến quân Bộ binh Phổ đang tháo chạy mà vừa bị các đợt tiến công của Moritz đánh tan tác,<ref name="SimonMillar6270"/> Seydlitz lấy ngay thế thượng phong. Theo Thomas Carlyle, thì có lẽ nhà vua đã hối thúc: ''"Seydlitz đâu! Ngay bây giờ!"'', hoặc cũng có thể do ông tự ý xung trận. Carlyle cũng so sánh quân Nga lúc bấy giờ với một đám bò tót đang chạy toán loạn. Seydlitz ra dấu hiệu cho tấn công, và ngay lập tức 5 nghìn chiến binh tinh nhuệ của ông xung phong vượt qua như long trời lở đất.<ref name="DavidFraser393394">David Fraser, ''Frederick the Great: King of Prussia'', các trang 393-395.</ref><ref name="ThomasCarlyle333"/> từ ba điểm xuất phát, và cứ thể dẫn quân băng qua những cái dốc để đánh thốc vào hàng ngũ của đám quân Nga nhốn nháo. Trong cuộc tiến quân này, lực lượng Kỵ Binh Phổ gặp phải nhiều chướng ngại vật hơn là những gì cản trở họ trong [[trận Soor]] đại thắng quân Áo hồi năm [[1745]]. Các chiến sĩ Long Kỵ Binh Dự Bị cũng đều vào trận tiền.<ref name="materanotra10"/> Một trận đánh kịch liệt đã diễn ra, gần như độc nhất vô nhị trong [[lịch sử châu Âu]]. Có lẽ Seydlitz đích thân thống lĩnh ba trong số các Trung đoàn (C 8, H 2, H 3). Theo mệnh lệnh của ông, các Trung đoàn thiết lập những đội hình mà tấn công ào ạt dũng mãnh theo ba hướng vào "đám bò nhốn nháo" kinh khủng kia, quân Nga đại bại và còn bị đánh lùi ra xa. Không những các lực lượng Thiết Kỵ Binh như quân Thiết Kỵ binh thứ 8 (Seydlitz), quân Thiết Kỵ binh thứ 10 (Hiến binh) và Thiết Kỵ binh thứ 13 (Cấm Vệ Quân) mà các lực lượng Khinh Kỵ Binh Zieten và Malachowsky đều do Seydlitz cầm đầu cũng góp phần không nhỏ đến thắng lợi. Lực lượng Khinh Kỵ Binh, đã được bố trí trước quân Kỵ binh của địch liền dàn lại hàng ngũ và tiến công thẳng vào những Tiểu đòan bên sườn quân Nga và đánh lùi chúng, tiêu diệt biết bao nhiêu là lính Bộ binh Nga. Lực lượng Khinh Kỵ Binh Zieten không ít lần hành binh qua các Tiểu đoàn Nga mà họ đánh bại và bao vây.<ref name="SimonMillar6270"/><ref name="AntoineJomini377382"/> Vốn các lực lượng của Gaugreben đã bị Moritz đánh cho khánh kiệt, bọn họ cùng với Trung đoàn Khinh Kỵ Binh số 2 của Nga bị lực lượng của Seydltiz đánh từ phía sau, đều tan tác. Các Lữ đoàn hữu quân của Nga như Uvarov, Liubomirski, Leontyev, Panin và Sievers mất đến 18 trong số 20 Tiểu đoàn. Những Trung đoàn này cùng nằm dưới quyền Trung tướng [[Pyotr Semonoyvich Saltykov]] - một người có nhân cách quý phái dù khá vô danh trong hàng ngũ quân Nga.<ref>Simon Millar, Adam Hook, ''Zorndorf 1758: Frederick Faces Holy Mother Russia'', trang 42</ref><ref>Simon Millar, Adam Hook, ''Zorndorf 1758: Frederick Faces Holy Mother Russia'', trang 14</ref> Quân Kỵ binh của Gaugreben bị tan rã.<ref name="SimonMillar6270"/> Một tài liệu cho biết rằng 20 Sư đoàn Phổ đập tan quân Nga ở trực diện, trong khi 18 Sư đoàn còn lại thìd đánh tan địch ở cánh và hậu quân. Đồng thời, lực lượng Pháo Binh Phổ cũng xéo nát quân Nga.<ref name="materanotra10"/> Quân Nga phải hứng chịu tổn hại kinh hoàng, không những thế đội hữu quân của Fermor đã bị vỡ tan, phải tìm cách vươt sông bỏ trốn.<ref name="ChristopherDuffy167"/><ref name="DanielMarston5254"/><ref name="ThomasCarlyle333">Thomas Carlyle, ''History of Friedrich II of Prussia: called Frederick the Great'', Tập 5, các trang 332-335.</ref> Quân Kỵ binh Nga bỏ chạy về Kuztdorf, Fermor cũng tháo lui cho đến tận khi trời tối, chứ không dám quan sát chiến trận nữa. Nếu Quân đội Phổ không phá các cây cầu đi, thì hẳn Quân đội Nga sẽ có đường chạy, Fermor sẽ không bao giờ quay lại và trận đánh Zorndorf sẽ hoàn toàn kết thúc.<ref name="ThomasCarlyle333"/> Nhưng cho dù những hàng tiền quân Nga đều bị triệt hạ, các tuyến quân Nga vẫn dũng mãnh không lui bước. Các Tiểu đoàn Nga lần lượt bị hủy diệt, những đám quân mới tập hợp lại với nhau, và cùng với đống thây tử sĩ họ đã gây khó khăn cho cuộc tấn công của người Phổ, khiến cho Quân đội Phổ phải thảm sát quân Nga rất kịch liệt. Người Nga đã dùng hết đạn dược của bọn họ, họ vẫn quyết không nhân nhượng chỉ đến khi nào quân Phổ quét sạch hết bọn họ. Cuộc tàn sát kéo dài trong hàng tiếng đồng hồ.<ref name="FranzKugler379"/> Nhà sử học Carlyle gọi cuộc giao tranh này là một bãi tắm máu. Cả nửa quân Nga bị tiêu diệt, và phần đầu của trận ác chiến tại Zorndorf đã chấm dứt. Nhà vua Friedrich II Đại Đế từng lâm vào hiểm nguy trong trận này, nhưng giờ đây ông đã xoay chuyển được tình hình nhờ có quân Kỵ binh và Moritz và Seydlitz.<ref name="SimonMillar6270"/><ref name="ThomasCarlyle333"/> Seydlitz - vị chỉ huy Kỵ Binh kiệt xuất nhất của Quân đội Phổ - đã can thiệp đúng lúc làm động viên sức chiến đấu của ba quân.<ref name="russellweigley188"/>
 
{{Cquote|''Không ai tha thứ cho ai, điều này đẩy chúng [quân Nga] đến nước đường cùng khiến cho chúng chiến đấu như một lũ quỷ.''|||Andrew Mitchell<ref name="DanielMarston5254"/>}}
 
Các binh lính Nga đều đổ dồn vào quân trang của họ, lục tung các xe goòng trang bị. Họ cũng lấy các thùng rượu nặng ra uống, để thỏa mãn cơn nghiện rượu của họ. Các Sĩ quan Nga đã uống sạch các thùng rượu nặng. Một số Sĩ quan không thể uống sạch sành sanh đã đổ hết rượu ra mặt đất và chúi mỏ xuống uống sạch rượu ngay trên đất cát. Không những thế, một số binh lính Nga, do bị say rượu đến mức thậm tệ, quay sang đánh lại Bộ [[Tư lệnh]] quân Nga, lại còn giết sạch những quân sĩ khác vì cho rằng những người này đã đổ rượu ra làm cho bị xỉn. Nhiều Sĩ quan Nga ăn mặc kiểu Phổ cũng bị hạ sát trong vụ ẩu đả ghê gớm này.<ref name="ThomasCarlyle2324"/> Tuy nhiên, có lẽ chính lượng rượu này khiến cho những người lính Bộ Binh Nga sẽ còn chiến đấu mãnh liệt hơn nữa, mà nhà vua Friedrich II Đại Đế khó thể tưởng nổi.<ref name="ronaldhamilton72">Ronald Hamilton, ''Frederick the Great'', trang 72</ref> Cuối cùng, đến lúc trưa, cả hai đoàn quân đều ngưng chiến. Tàn binh Nga bị đẩy vào vũng lầy, và, từ phía trước quân Pháo binh Phổ, danh tướng Seydlitz kéo các dũng binh của ông về vị trí cũ sau chiến thắng của họ, giữa lúc quân Pháo binh Nga đang chuẩn bị nã pháo vào quân của ông. Trong quân phục lực lượng Khinh Kỵ Binh số 8 của ông, ông bái kiến nhà vua, mang theo một đám tù binh Nga. Chiến thắng vang lừng của ông đã khiến cho đội tả quân của Phổ được hồi phục.<ref name="SimonMillar6270"/> Những chiếc xe goòng của người Nga vẫn bất động gần Quartschen. Trong lúc chiến bại như thế thì Bộ Tư lệnh của Nga lại mắc vấn đề. Ngay từ những đợt tiến công đầu của quân Bộ binh Phổ, Fermor đã không thể làm chủ tình hình. Theo lời kể của Fermor sau khi bại trận thì ông ta khi đó ở Quartschen để chữa vết thường, nhưng có người nói ông ta ở Kutzdorf hoặc là Furstenfelde, đều cách Quartschen vài dặm, nơi ông ta có thể tổ chức tấn công - dù ông ta chẳng phải bận tâm gì với việc này. Nói chung, hẳn lá lúc thấy quân Nga bại trận Fermor đã phải tháo lui như vậy vì sợ bị người Phổ bắt sống.<ref name="RobertAsprey496"/> Quân đội Nga đã tập hợp lại. Những phần khác của quân đội hai bên chưa hề tham chiến. Tuy nhiên, Friedrich II Đại Đế vốn thân chinh thống lĩnh đội hữu quân của Quân đội Phổ, giờ đây ban huấn lệnh cho các đội hình của ông sẵn sàng, và xung phong. Quân Pháo binh Phổ tiếp tục lâm trận, sẵn sàng bắn giết các đơn vị quân Nga.<ref name="Simonmillar7274">Simon Millar, Adam Hook, ''Zorndorf 1758: Frederick Faces Holy Mother Russia'', các trang 71-74.</ref> Theo Carlyle thì có lẽ lúc đó là khoảng 2 giờ chiều. Có tư liệu cho rằng đó là khoảng 1.30 sáng. Nhà vua tức giận do tả quân chịu vài khó khăn, bèn dừng bước trước Trung đoàn Hoàng thân nước Phổ (''Prinz von Preussen'') (18) và hô lên để cỗ võ tinh thần ba quân: ''"Có lẽ Thiên Chúa sẽ ban phúc cho chúng ta"''. Tuy nhiên:<ref name="ChristopherDuffy167"/>
{{Cquote|''Vương công Moritz quan ngại trước những sự kiện rủi ro, và mọi sự sẽ tồi tệ thế nào. Xem chừng ông không hề lấy làm vui với tuyên cáo của Đức Vua. Ông bỏ mão xuống, ném nó lên Trời cao, với giọng nói sâu sắc và giáng vẻ kiên quyết, ông tung hô: ''"Đức Vua vạn tuế, chúng ta đã thắng trận!"'' Cả tuyến quân cũng đều đồng thanh: ''"Đức Vua vạn tuế"'', và xem chừng Đức Hoàng thượng cười thoáng qua. Vương công Moritz và Tướng Below nói với quân sĩ: ''"Hỡi các chàng trai, có thấy bọn người chạy qua đây không? Chúng là đám tù binh địch bị giải đi. Xung phong!"''|||Thư lại của Nhà vua Phổ Henri Alexandre de Catt}}
 
Ban đầu, quân Bộ binh do Dohna chỉ huy đánh thắng quân Nga, tạo thuận lợi.<ref name="Simonmillar7274"/> Song, cuộc tiến công có vẻ gặp trắc trở do viên Trung Tướng Nga là T. Demiku cùng với 36 Sư đoàn ở bên trái Zicher tiến đánh các Tiểu đoàn ở giữa và bên tay phải của Dohna tại hướng Nam Langer Grund.<ref name="DavidFraser393394"/> Trước mặt vua có một Khẩu đội pháo Phổ, giữa khoảng trống khá lớn giữa Khẩu đội pháo này và các tuyến quân thì có một Tiểu đoàn đặc biệt. Phần lớn quân Kỵ binh Nga xông vô đánh, trong khi ấy quân pháo thủ Phổ chưa hề nổ súng.<ref name="ThomasCarlyle2324"/> Quân Nga bắt sống cả Khẩu đội pháo lẫn Tiểu đoàn này. Một số binh sĩ Phổ bỏ chạy do làn bụi mù bốc lên từ phía Nam đám cây Stein-Busch, tuy nhiên các Trung đoàn Long Kỵ Binh Plettenberg và Alt-Platen được tung vào trận mạc. Chính nhà vua đã triệu tập họ từng bên trái và sau đó Seydlitz sai họ vào trận. Nhờ đó Tiểu đoàn vừa rơi vào tay giặc mừng rỡ. Sau đó, quân Nga liền kéo lên đánh thốc vào quân chủ lực Phổ, nhưng đạn pháo của người Phổ bắn rát đến mức người Nga nhanh chóng bỏ chạy. Lực lượng Long Kỵ Binh Phổ đã chiến đấu thật mãnh liệt, gây đến độ "cả [[Trái Đất]]" đều rung chuyển, nhờ đó quân Phổ thắng lớn. Cùng với họ, Trung đoàn Hoàng thân nước Phổ cùng với lực lượng Khinh Kỵ Binh của Ruesch cũng xung phong ào lên đánh lui địch, góp phần không nhỏ trong việc mang lại chiến thắng vẻ vang cho người Phổ.<ref name="AntoineJomini377382"/> Liền đó, Tiểu đoàn kia thoát khỏi tay giặc, họ liền kéo nhau về phía Phổ và hô vang lên: ''"Thắng rồi! Đức Vua vạn tuế"''.<ref name="ChristopherDuffy167"/> Friedrich II Đại Đế tiến đến tiếp kiến họ, ông nói: ''"Hỡi các con, không được tuyên bố chiến thắng ngay bây giờ! Trẫm sẽ tuyên bố với các con khi nào toàn thắng!"''.<ref name="FranzKugler379"/> Trong khi ấy, quân Nga đã đại bại do phải hứng chịu sự tấn công mãnh liệt của hùng binh Phổ,<ref name="DavidFraser393394"/> bèn tháo chạy về một cái đầm và không ít lính Nga bị lấm bùn nhem nhuốc.<ref name="AntoineJomini377382"/> Dù dòng nước bùn lầy gần Zicher đã nhuốm màu máu của xiết báo binh sĩ Nga, quân Nga đã quá đói khát nên chạy về đó hết sức lề mề.<ref>Christopher Duffy, ''The military experience in the age of reason'', trang 251</ref>
 
[[Tập tin:Friedrich II in der Schlacht bei Zorndorf Copy after Carl Röchling.jpg|phải|nhỏ|220px|Bản sao ([[1911]]) của bức tranh của Carl Röchling. Về mặt tổn thất, đây là trận đánh lớn đẫm máu nhất trong thế kỷ.<ref>Trevor Nevitt Dupuy, ''Understanding defeat: how to recover from loss in battle to gain victory in war'', trnag 20</ref>]]
 
Ở một khoảng cách không xa lắm, những đạo quân Kỵ binh Nga hùng mạnh khác lại đánh thẳng vào tả quân của người Phổ - bao gồm những Trung đoàn của Bá tước Dohna, trong số đó có vài chiến binh đã bỏ chạy ngay từ đợt tấn công lần thứ nhất của người Nga vào đội tả quân. Một lần nữa, trận giao chiến kịch liệt diễn ra và quân cánh tả Phổ lại phải tháo chạy ra khỏi trận tiền. Đúng lúc đó, Seydlitz - vị anh hùng của ngày hôm ấy - lại phải kéo quân lên để phá vỡ mối hiểm họa lớn từ quân Nga. Ông bấy giờ thống lĩnh 36 Sư đoàn hùng mạnh. Nhà [[lịch sử|sử học]] người [[Anh]] là [[Thomas Carlyle]] có nghi vấn rằng không rõ ông tiến đánh theo quân lệnh của nhà vua Friedrich II Đại Đế hay là do tinh thần tự chủ của ông. Cùng với những chiến binh tinh nhuệ của mình, ông mãnh liệt xung phong đánh thốc vào quân Nga, đánh tan nát quân Kỵ binh Nga khiến cho họ phải bỏ chạy trong tình cảnh hỗn loạn, nhốn nháo. Quân Bộ binh Nga do Thiếu tướng Manteuffel (chớ lộn với viên tướng Manteuffel của Phổ) và Trung tướng T. Browne chỉ huy bị đánh bại trước sức tấn công mãnh liệt của đoàn Kỵ binh Phổ (Browne và Fermor - hai bại tướng dưới tay vua Phổ ở Zorndorf, đều có dòng máu [[Scotland]])<ref name="grant274">James Grant, ''British heroes in foreign wars'', trang 274</ref>.<ref name="Simonmillar7274"/>. Đợt tấn công này của quân Kỵ binh Phổ thật là một chiến thắng thần kỳ, chẳng khác gì một cơn bão dồn dập tiêu diệt địch quân. Quân Kỵ binh Nga đã bị đánh lùi ra xa, và không còn là mối đe dọa đối với quân Phổ nữa.<ref name="ThomasCarlyle2324">Thomas Carlyle, ''History of Friedrich II of Prussia, called Frederick the Great'', Tập 11, các trang 23-24.</ref> Và, bất chấp đạn pháo dồn dập của Nga, danh tướng Seydlitz đánh thẳng vào các tuyến quân Nga tiếp theo. Lực lượng Bộ Binh Phổ giờ đây đã có thể làm chủ lại tình hình.<ref name="ThomasCarlyle2324"/> Thế rồi, đích thân nhà vua Friedrich II Đại Đế cũng dẫn các Tiểu đoàn Bộ binh lão luyện của ông đến tiếp sức; và một cuộc xáp chiến khốc liệt khác lại bùng nổ, chẳng kém gì cuộc giao tranh ác liệt đã hủy diệt tả quân Nga. Hai bên xung phong lên đánh giáp lá cà, và đều khó thể giữ vững được hàng ngũ của mình. Quân pháo thủ cả hai bên cũng bắn phá dữ dội, và các chiến binh hai bên còn đánh nhau bằng lưỡi lê.<ref name="ThomasCarlyle2324"/> Cả quân Phổ và quân Nga, cả lực lượng Bộ Binh và Kỵ Binh đều trở thành một đám quân dày đặc. Trận đánh đã đến mức khủng khiếp, và quân Nga dùng sức mạnh kinh khủng của họ để kháng cự lại đợt tấn công dồn dập của quân Phổ. Các chiến binh Phổ vẫn uy dũng xông lên để chống chọi với đại quân Nga.<ref name="russellweigley188">[[Russell Frank Weigley]], ''The Age of Battles: The Quest for Decisive Warfare from Breitenfeld to Waterloo'', các trang 188-189.</ref> Giữa trận đánh có tiếng kêu gọi: ''"Không thể có sự tha thứ"'' - "''Đương nhiên, không thể nào cả!"''.<ref name="ThomasCarlyle2324"/> Đó là do sự thù hằn quá cao độ giữa [[các dân tộc German|người German]] và [[người Scythia]].<ref name="Macaulay209"/> Người Nga đều đã tuyệt vọng vì thảm bại trong khi người Phổ bắn giết dữ dội vì coi đây là thời cơ để trả thù những hành vi man rợ của quân Nga khi đến xâm phạm xứ Brandenburg. Những người lính Phổ vốn đã vào sinh ra tử liên miên với chiến tranh và lần này trở nên vô cùng hung dữ.<ref name="DavidFraser393394"/> Ngay trong lúc sắp qua đời mà các thương binh cũng có những cơn giẫy chết rất điên cuồng. Một thương binh Nga nằm gần một chiến binh Phổ đang hấp hối, mà người lính Nga này tàn tật thê thảm đến mức ông ta dùng những giây phút cuối cùng của mình để xé thịt người lính Phổ kia ra. Các chiến binh Phổ thấy vậy liền thẳng tay giết ngay kẻ ăn thịt người ấy, để người đồng đội của họ được bình thản qua đời.<ref name="EllisDover99110">George Agar-Ellis Dover (1st baron), ''The life of Frederic the Second, king of Prussia'', Tập 2, các trang 99-100.</ref> Cũng có một số trường hợp toan ăn thị người khác bị hỏa pháo của người Phổ giệt sạch chẳng còn sót một tên.<ref name="WilhelmArchenholz164"/> Những người lính Phổ cũng vồ lấy những cái hộp đạn của tử sĩ Nga.<ref name="ThomasCarlyle2324"/> Friedrich II Đại Đế cũng vũ dũng chinh chiến giữa bãi chiến trường đẫm máu, và các lính hầu của ông đều bị địch bắt, hoặc là đều ngã xuống hy sinh bên cạnh vị Đại Đế của họ. Đống tử thi các liệt sỹ trong cái ngày bừng cháy ấy, cùng với đạn pháo của hai bên mà chủ yếu là do các khẩu đại bác bắn ra, đã khiến cho các chiến binh khó thể phân biệt đâu là bạn đâu là thù. Người Phổ chỉ có thể nhận ra nhà vua qua giọng nói của ông. Về lòng dũng cảm thì cả quân Nga và quân Phổ đều tương đương nhau, nhưng nhờ có tinh thần kỷ cương và linh động mà quân Phổ đã chiến thắng được kẻ thù. Cuối cùng, Bộ Tư lệnh Quân đội của nước Phổ đã đẩy được ba quân thoát khỏi tình cảnh hỗn loạn, và khi màn đêm buông xuống, tàn quân Nga bại trận và bị đánh đuổi ra khỏi bãi chiến trường.<ref name="AntoineJomini377382"/><ref name="FranzKugler384">Franz Kugler, ''The pictorial history of Germany: during the reign of Frederick the Great: comprehending a complete history of the Silesian campaigns, and the seven years war'', các trang 381-384.</ref>
 
Sau khoảng bốn tiếng, hai đoàn quân đã thấm mệt nên chấm dứt trận xáp chiến.<ref name="ThomasCarlyle2324"/> Đêm hôm đó, nhà vua Friedrich II Đại Đế triệu tập ba quân, người Nga cũng kéo nhau bỏ chạy về nơi an toàn. Đại binh Nga đã bị tan tác thành từng mảnh. Nhưng tất cả những cây cầu đều đã bị phá hủy, quân Nga không hoàn toàn bị tan rã. Họ đã cùng đường.<ref name="ThomasCarlyle2324"/> Bộ Tư lệnh Quân đội Nga nỗ lực tập hợp lại ba quân. Quân Nga bấy giờ chẳng khác gì một con linh vật đã chết, mà một nhà sử học quân sự Phổ phải than rằng đạn dược cũng khó thể giết được họ. Nhưng dĩ nhiên, quân Phổ vẫn luôn luôn làm chủ chiến trường<ref name="ThomasCarlyle2324"/>. Khoảng vài nghìn quân Nga lại một lần nữa tiến vào bãi chiến trường, và nhà vua kéo đại quân Phổ xông lên đánh. Tướng Forcade - thay cho Tướng Dohna vừa bị thương<ref name="materanotra10">Alfred Schlieffen (Graf von), United States. Command and General Staff School, Fort Leavenworth, ''Cannae'', các trang 10-11.</ref> - chỉ huy tiền quân (gồm 2 Tiểu đoàn) sẽ xung phong trước, còn Tướng Rauter thì sẽ triệu tập lại những binh sĩ của Bá tước Dohna và đánh tạt sườn người Nga.<ref name="ThomasCarlyle2324"/> Dohna dù đã mệt nhưng xông lên nhờ có sự khích lệ của nhà vua và vị Thống chế tài năng là Moritz xứ Anhalt-Dessau.<ref name="DavidFraser393394"/> Nhưng cuộc tấn công này hoàn toàn không quan trọng gì, và hai bên cứ đánh nhau dữ dội mà không ai lại ai<ref name="ChristopherDuffy167"/>. Số là vì các chiến binh Phổ bấy giờ đã đói khát, và do một sự thật là họ đều là đội tả quân Phổ đã từng không chống nổi quân Nga trước đó, một lần nữa phải tháo lui trước đạn pháo của quân Nga. Nhà vua Friedrich II Đại Đế phải nhìn với thái độ nghi ngờ vào các chiến binh này - bởi lẽ chính họ từng chiến đấu dũng mãnh chống quân Nga trong trận đánh kịch liệt tại Gross-Jägersdorf hồi năm 1757.<ref name="ThomasCarlyle2324"/> Đây rõ ràng là một cuộc phòng thủ tầm thường, vô hiệu của người Nga.<ref name="FranzKugler384"/> Lúc khoảng 8 giờ 30 tối, những chiến sĩ Phổ (không rõ số lượng là bao nhiêu người) đã chiếm lĩnh được khoảng đất từ Quartschen và Zicher, nơi lúc sáng quân Nga lập tuyến.<ref name="DavidFraser393394"/> Quân Nga hoàn toàn bị hỗn loạn trong khi quân Phổ đã cầm chắc chiến thắng trong tay mình.<ref name="EllisDover99110"/> Dù những người chiến thắng đã thấm mệt làm nhà vua không đánh thêm một trận nữa như ông mong muốn, quân Nga đã bị hủy hoại nặng nề, và họ không thể bò đi đâu hết, không thể tiến lên hoặc lùi bước, họ đã bị thiếu thốn đạn dược và lương thực đến mức trầm trọng. Kế hoạch ban đầu của nhà vua nước Phổ là bao bọc và đánh tan quân Nga đã thành công.<ref name="materanotra10"/>
 
Cảnh tượng thật ác liệt với những thương binh, tử sĩ cùng với không ít người lính Nga bị say rượu.<ref name="DavidFraser393394"/> Không còn một Tiểu đoàn với chả Trung đoàn Nga nào nữa do cả đoàn quân bị nhốn nháo, và trong suốt cuộc đời mình Fermor chưa bao giờ chứng kiến một trận kịch chiến kinh hoàng đến thế. Đến đêm này ông ta mới dám quay lại bãi chiến trường để chỉ huy ba quân.<ref name="ThomasCarlyle2324"/> Rõ ràng, quân Phổ đã chiếm lĩnh được khoản đất mà địch chiếm cứ trước khi trận đánh khốc liệt bùng nổ, và do đó họ đã đại thắng. Lúc trời tối mịt mù, quân Nga phòng thủ kiên cố.<ref name="CharlesLaveayx177"/> Các đạo quân Cozak đi truy lùng trên khắp bãi chiến trường. Bọn họ đâm xác những tử sĩ, sát hại các thương binh, thậm chí còn đốt phá nữa. Thậm chí họ còn tìm cách cướp lấy các khẩu đại pháo Phổ ở phía sau, điều này khiến cho lực lượng [[Khinh Kỵ binh]] Phổ phải ra tay. Lúc một đám lính Cozak đang tàn phá thôn Zicher, quân Khinh Kỵ binh Phổ vây quanh địch quân. Quân Cozak kéo nhau ra những cái chuồng, nhà vệ sinh ở nơi đây, ngồi xuống, rồi lại chạy và tìm cách nhờ lửa - người bạn vĩnh cữu của họ - hỗ trợ. Thế rồi. hơn 400 lính Cozak đang ở trong những cái chuồng bò lớn, hoặc là những đống rơm, và châm lửa đốt chúng, tuy nhiên quân Khinh Kỵ binh Phổ vẫn cương quyết không lùi bước. Họ đều kéo đến lối ra các chuồng xí ấy. Họ reo hò lên: ''"Quyết phải đuổi lũ quỷ sứ nhà bây!"'', và xông vô bắn hạ, bóp cổ chết hoặc là thiêu rụi những tên lính Cozak ấy. Cả đội quân Cozak này chẳng còn một ai sống sót cả. Người Phổ đã thành công vang dội trong việc báo thù những tên man rợ này.<ref name="AntoineJomini377382"/> Trong khi một anh lính Phổ viết: ''"Sự kinh hoàng mà quân thù gây ra cho chúng ta là khó thể tả nổi. Phần lớn quân ta không thể bình tĩnh khi nói về tình trạng đáng sợ này"'', thì quân Phổ cũng tàn nhẫn không thua gì: những thương binh Phổ bắn giết xối xả lính Nga.<ref name="ChristopherDuffy167"/> Trong khi ấy, nhà vua Friedrich II Đại Đế vời đòan tùy tùng của ông đến. Toàn quân dựng đại bản doanh trong hai tuyến lớn, xuyên suốt Bắc Nam, đối diện thẳng vào quân Nga. Nhà vua đóng ở phía trước ba quân, thể hiện ông là vị vua - chiến binh đã chiến đấu hết mình vì ba quân trong cả ngày hôm ấy. Mọi người đã phải trải qua những trải nghiệm kinh hoàng, giờ vẫn chưa phai. Xa xa ngôi làng, người ta vẫn còn thấy các đốm lửa. Khoảng 8 giờ tối, Quân vương triệu sứ thần Anh là Andrew Mitchell vào chầu, cùng với Trung tướng Seydlitz và các võ tướng khác. Mitchell - người đã phò tá nhà vua trong suốt cả ngày hôm đó - ca ngợi:<ref name="ThomasCarlyle2324"/><ref name="FranzKugler384"/>
Dòng 110:
 
=== Các ngày sau: hai bên mệt lừ ===
Xác người cùng vũ khí nằm la liệt trên chiến trường Zorndorf, đến mức ghê rợn.<ref name="ChristopherDuffy167"/> Nhiều người lính Nga đã gần hơn với làng Zorndorf lúc rạng đông, như vậy là họ đã nằm ở hướng Nam kẻ thù của họ.<ref name="DavidFraser393394"/> Đến sáng hôm sau, là Thứ Bảy ngày [[26 tháng 8]] năm 1758, ông ta gửi thư cầu hòa: ''"Xin được thỏa thuận ba ngày để an táng liệt sĩ"''. Bá tước Dohna - một trong những viên tướng soái chủ chốt của Quân đội Phổ trong trận huyết chiến này, đứng ra hồi đáp: ''"Do Đức Vua - Vương chủ của Ta - đã chiến thắng, tử sĩ sẽ được mai táng theo quân lệnh của Người, và thương binh cũng hoàn toàn phải chấp nhận."''<ref name="WilhelmArchenholz164"/> Ông cũng nói thêm: ''"Xưa nay người chiến thắng mới có trách nhiệm chôn thây đám tử sĩ, do đó một đề nghị như vậy là khó thể tin được, thật không thể chấp nhận được, xét theo lệ thường"''. Trong khi đó, Fermor dàn quân, các binh sĩ Nga lại bước vào bãi chiến trường. Có lẽ một trận giao chiến nữa sẽ bùng nổ, và quả thật, quân Nga đã nổ súng pháo, dù họ cách khá xa quân Phổ. Quân Phổ cũng rời khỏi đại bản doanh và nã đạn pháo để chống trả. Cả hai bên quân đội đều phải đối mặt với một câu hỏi: ''"Có nên tấn công tiếp không?''", tuy nhiên, mọi chiến binh đều đã mệt mỏi, đói khát nên họ không thể chiến đấu mãnh liệt như những ngày trước nữa. Trong quân đội của đại tướng Fermor, bọn họ chỉ nói "tấn công" cho sướng miệng mà thôi. Trong khi đó, giữa quân đội của nhà vua Friedrich II Đại Đế, mọi binh lính và ngựa keó đều đã mệt mỏi vì cuộc chiến đấu ác liệt hồi hôm qua, nên họ không đủ sức. Trước buổi trưa, quân Phổ kéo về đại bản doanh, chỉ để lại lực lượng Pháo binh để giao chiến với địch. Họ chỉ có bắn phá cho đến khi quân Nga thoái lui, kết thúc bốn tiếng đồng hồ giao chiến.<ref name="ThomasCarlyle2324"/><ref name="FranzKugler384"/>
 
Quân Khinh Kỵ binh của Friedrich II Đại Đế hiểu được quân nhu của Nga (''Wagenburg''), đang ở Klein Kamin vào lúc này. Tối qua, họ đã lục soát dữ dội vào đống quân nhu này, có khi một cách tùy tiện. Rất nhiều tiền của và chiến lợi phẩm của đối phương bị quân Khinh Kỵ binh Phổ lấy sạch về. Nhà vua Phổ đóng quân cách đó không xa nhưng không rõ tại sao mà ông không hề để ý đến nó ? Nửa đêm Thứ Bảy - [[Chủ nhật|Chủ Nhật]], quân Pháo binh Nga lại một lần nữa nã đạn, lần này cách không xa quân Phổ lắm - một viên đạn bắn trúng xe ngựa của nhà vua Phổ và làm nó bị vỡ. Thậm chí theo như sứ thần Mitchell thì nhà vua cũng súy bị một viên đạn hạ sát.<ref name="RobertAsprey496"/> Quân Phổ cũng phải chịu thêm chút tổn thất.<ref name="ChristopherDuffy167"/> Tuy nhiên, quân Nga hoàn toàn kiệt quệ, và không còn quân số đông đảo để tiếp tục tham chiến nữa.<ref name="CharlesLaveayx177"/> Có tài liệu cho biết rằng quân Nga do mát mát quá bi thương nên đã bị mất hoàn toàn lợi thế về quân số : 23 nghìn chiến binh Phổ và 14 nghìn tàn binh Nga.<ref name="materanotra10"/> Quân Khinh Kỵ binh Phổ đã đánh nhiều trận xáp chiến với quân Cozak Nga trong ngày hôm đấy, và quân Cozak đã thất bại thảm hại trước sự dũng mãnh của người Phổ.<ref name="Dover98"/> Chỉ sau một thời gian ngắn, quân Nga tuyên bố thoái lui, trước khi nhà vua có thể tìm cách đánh phá xe goòng chở quân nhu của bọn họ<ref name="RobertAsprey496"/>. Mặc dù rất có khả năng quân Nga sẽ tấn công trở lại, tổn thất quá nặng nề đã khiến cho bọn họ phải rút quân. Và sau lần này thì trong suốt cả năm 1758 quân Nga sẽ không còn quay trở lại nữa.<ref name="DavidFraser393394"/> Bọn họ rút khỏi làng Zorndorf và theo đường tiến về Klein Kamin, rồi từ đó lại tiến quân đến Landsberg, trong đêm mưa tầm tã ngày [[27 tháng 8]] năm 1758. Vua Phổ thắng rồi cũng không tấn công gì thêm để bảo toàn binh lực của mình và ông hiệu triệu cho ba quân phòng thủ tại Tamsel.<ref name="simonmillar88">Simon Millar, Adam Hook, ''Zorndorf 1758: Frederick Faces Holy Mother Russia'', các trang 85-88.</ref>.<ref name="materanotra10"/> Ông cũng rút đoàn Kỵ binh của ông về Langer-Grund để cho họ đỡ phải giao chiến với lính Cozak Nga<ref name="ChristopherDuffy167"/>. Tầng lớp nông dân cùng nhau đắp mộ các tử sĩ, trong khi đó các chi đội cũng dọn dẹp sạch bãi chiến trường. Hay tin quân Áo của Nam tước [[Gideon Ernst von Laudon|Ernst Gideon von Laudon]] tiến vào vùng [[Hạ Lusatia]], nhà vua xuống quân lệnh cho Trung Tướng [[Hans Joachim von Zieten]] chặn đứng Laudon. Đồng thời, ông còn phái một biệt đội Khinh Kỵ Binh đến khu vực [[Frankfurt am Main|Frankfurt]] để đánh đuổi lính du kích Áo.<ref name="RobertAsprey496"/> Như vậy là trong ngày thứ ba của trận chiến kịch liệt - tức là ngày 27 tháng 8 - trận huyết chiến tại Zorndorf đã kết thúc. Vua nước Phổ - một "Theseus" anh dũng - đã đại thắng được quân Nga - những "Minotaur" khổng lồ.<ref name="ThomasCarlyle2324"/> Ông rất hài lòng trước sự rút lui của quân Nga, quân ông vẫn vững tồn, mà lòng kiên dũng của đại binh Nga đã không thể nào hạ gục được họ.<ref name="bergen154"/><ref name="dupuyfrederickthe">Trevor Nevitt Dupuy, ''The military life of Frederick the Great of Prussia'', Nguyên văn: ''"He had learned a lot about the Russians, and was satisfied to see their threat ended, without having to fight another ... Frederick singled Seydlitz out for special praise. He stated publicly that the Prussian victory had been due"''.</ref> Số lượng tù binh của trận đánh kịch liệt này không đáng kể, do hai đoàn quân đều không hề có bất kỳ một sự khoan dung nào cho nhau cả. Nhưng vào ngày 27 tháng 8 thì một mớ những tên bại binh Nga rơi vào tay người Phổ. Cả hai đoàn quân đều phải hứng chịu tổn thất nặng nề. Friedrich II Đại Đế mất đến trên 11 nghìn chiến binh trong trận chiến được xem là thắng lợi đắt giá của ông<ref name="europe247"/>, và tổn thất của quân Nga còn tệ hại hơn nhiều, gấp đôi quân Phổ. Dù cho quân Nga tuyên bố rằng họ chỉ bị mất 30 cỗ pháo<ref name="simonmillar88"/>, quân Phổ cũng chiếm lĩnh được 103 khẩu đại pháo, cùng với 27 quân kỳ và hiệu kỳ của kẻ thù bại trận.<ref name="RobertAsprey496"/><ref name="FranzKugler384"/> Sách khác chép rằng quân Phổ hy sinh 13 nghìn binh sĩ trong khi quân Nga thương vong đến 18 nghìn binh lính.<ref name="Clark203"/> Nhà sử học quân sự [[Trevor Nevitt Dupuy]] (người Mỹ) cho hay quân Nga mất mát đến gần nửa quân số của mình.<ref name="richarddupuy735">Richard Ernest Dupuy, Trevor Nevitt Dupuy, HarperCollins (Firm), ''The Harper encyclopedia of military history: from 3500 BC to the present'', trang 735</ref> Sách ''Austria'' của các tác giả Sidney Whitman, John Robert McIlraith cũng ghi nhận rằng trong trận tấn công của vua Phổ ở Zorndorf, quân Nga bại trận và mất đến 19 nghìn binh sĩ.<ref name="whitman249"/> Trong khi 324 viên Sĩ quan Phổ tổn thất thì có đến 941 Sĩ quan Nga thương vong, trong số đó có 5 viên tướng.<ref name="ThomasCampbell183184"/> Theo Christopher Duffy thì Phổ mất đến 12800 chiến binh - tức là khoảng 1/3 Quân đội của Friedrich II Đại Đế trong khi Nga mất đến 18 nghìn chiến binh (khoảng 2/5 quân số cuả họ theo ghi nhận của Hamish M. Scott<ref name="hamishscot49">Hamish M. Scott, ''The emergence of the Eastern powers, 1756-1775'', trang 49</ref>)<ref name="ChristopherDuffy167"/>. Sau khi toàn thắng một người lính Phổ nhìn đám thương binh Nga và có lời bình luận rằng bọn họ ''"bò bằng những cánh tay và bàn tay, số khác đi khập khiễng trên súng hỏa mai, với những chiếc bia bắn kẹp bên nách để chống đỡ"''.<ref name="ArcherJones302303"/>
 
Theo người lính này, khi quân Nga bại trận rồi thì "''những tàn tích của các xe goòng tiếp tế và xe ngựa chở thuốc súng đều bị nghiền nát, và một mớ lính Pháo Binh bị nướng cháy nửa người đều phải chịu gửi cái mùi thịt cháy thật khó chịu"''. Cũng theo người lính này, động vật cũng chịu thiệt hại, ''"toàn bộ đoàn xe ngựa hai bánh Nga, với những con ngựa trúng đạn ở dây cương của chúng, và trong khắp trận tiền những con ngựa bị thương chạy lung tung, trong khi ruột của chúng lết trên đất hoặc là cố chống đỡ trên ba chân"''.<ref name="ArcherJones302303"/> Phải đến ngày thứ bốn - tức ngày [[31 tháng 8]] năm 1758, viên Đại tá Wendessen và toàn lính của ông lập kế hoạch phá tan kho lương của quân Nga tại Landsberg, nhưng bất khả thi.<ref name="ChristopherDuffy167"/> Hôm ấy, quân Nga chiếm cứ Klein Kamin. Sau đó, họ cũng rời khỏi đây để đi theo đường Landsberg và rút về miền Đông Phổ. Rumyantsev - viên Sĩ quan đã thực hiện tinh thần kỷ luật cao trong trận thua này - lui quân từ Schwedt và Stargard về [[Ba Lan]], đánh dấu hậu quả của chiến bại ở Zorndorf là sự đổ vỡ của cuộc xâm lược của quân Nga vào vùng Brandenburg<ref name="paxton452"/><ref name="ThomasCampbell183184"/>. Trong ngày hôm ấy, Nhà vua Phổ thắng trận lập đại bản doanh tại Blumenberg, và từ đây nhà vua truyền Trung Tướng Manteuffel mang 10 Tiểu đoàn và 20 Sư đoàn truy kích địch quân.<ref name="grant274"/><ref name="AntoineJomini377382"/> Tuy nhiên, vào ngày [[2 tháng 9]] năm 1758, Nhà vua có quyết định sáng suốt khi ông giao cho Bá tước Von Dohna nhiệm vụ canh chừng đám bại binh Nga, còn ông thì thân chinh dẫn đại quân về xứ [[Sachsen]] để giúp cho Hoàng thân [[Heinrich của Phổ (1726-1802)|Friedrich Heinrich Ludwig]] chiến đấu với quân Áo. Fermor, trên đường tháo lui (ngày thứ ba họ vẫn chưa lui về, và phải đến thứ bảy thì mới hoàn thành), đầu tiên tuyên bố thắng trận. Ông ta nói: ''"Ta đã ở lại bãi chiến trường trong suốt đêm (thực chất là không xa đó, bởi lẽ các cây cầu đã bị phá hủy), tại sao Ta không được nhiệt liệt hoan nghênh là kẻ chiến thắng? Đây Ta có 26 khẩu đại pháo, lấy được khi Ta mừng rỡ hô vang lên: Thắng rồi"'' (Arah).<ref name="ThomasCarlyle2324"/> Theo như lá thư của Fermor gửi về cho [[Sa hoàng|Nga hoàng]]: ''"Hạ thần không mất nhiều thời gian để báo cáo cho Hoàng Thượng, rằng, sau một cuộc giao tranh đẫm máu kéo dài đến 10 tiếng đồng hồ, chúng ta vẫn làm chủ chiến trường, và chiếm lĩnh được nhiều tù binh, quân kỳ và hiệu kỳ của quân thù"''.<ref name="CharlesLaveayx177"/> Do đó, sau này họ sẽ tự tin đến yết kiến các bậc đế vương này, với niềm vui sướng nhưng điều đó gây cho các đế vương này những hy vọng lệch lạc.<ref name="FranzKugler384"/> Tại các kinh kỳ Sankt-Peterburg, [[Viên]] và [[Paris]], lễ ăn mừng thắng trận được tổ chức trong suốt ba tuần lễ, họ đã nhầm to.<ref name="ThomasCarlyle2324"/>
 
Dĩ nhiên, sau thắng lợi hoàn hảo ở Zorndorf, ca khúc khải hoàn vang lên tại đế đô Berlin.<ref name="dean251"/><ref name="CharlesLaveayx177">Jean-Charles Laveaux, Frederick II (King of Prussia), ''The life of Frederick the Second, king of Prussia: To which are added observations, authentic documents, and a variety of anecdotes'', các trang 177-178.</ref> Theo lệnh của nhà vua, trên khắp Vương quốc Phổ các Thánh đường vang lên bài ca khải hoàn.<ref name="ChristopherDuffy295">Christopher Duffy, ''Frederick the Great: A Military Life'', trang 295</ref> Friedrich II Đại Đế rất khoái chí, sẵn sàng báo tin dữ cho Thống chế Áo là [[Bá tước Leopold Joseph von Daun]] về đại bại của quân Nga trong trận đánh Zorndorf tàn khốc. Ông tóm lấy được một lá thư của Daun gửi cho Fermor, và trong bức thư này vị Thống chế Áo khuyên Fermor không nên quá hung hãn trong việc tấn công một kẻ thù xảo trá mà ông ta hoàn toàn không quen biết. Nhà vua liền ngự bút thư gửi cho Daun, thế nhưng ông lại ký tên của Fermor: ''"Đại Nhân rất đúng khi khuyên Tôi không nên tấn công một tên địch xảo quyết và tinh khôn, mà Hắn không hiểu rõ bằng Ngài, quả thật Hắn đã ban cho Tôi một trận chiến và đánh Tôi đại bại. Ngài thật bất hạnh"''. Thực ra, trước đó thì những phần tử chống Nga trong quân đội của Daun cũng đã hiểu được cái "chiến thắng" của Fermor thực chất là thảm bại.<ref name="ThomasCarlyle322"/><ref name="FranzKugler384"/> Lại nói đến bãi chiến trường Zorndorf đẫm máu, sau khi chiến thắng quân Nga,<ref>''Analytical review: or history of literature, domestic and foreign, on an enlarged plan'', Tập 2, trnag 565</ref> các chiến binh Phổ cùng với những người [[nông dân]] do quá căm thù trước những tội ác của quân Nga trước trận này: thành thử lòng căm hờn địch của họ trở nên hòa quyện với nhau. Giờ đây họ đã đại thắng được quân thù, vậy để cho hả hê, thấy những thương binh Nga nằm la liệt và kêu cứu trên trận tiền thì họ mang cả thảy các thương binh Nga vứt vào hố chôn các tử sĩ, và dĩ nhiên là chôn sống luôn các thương binh Nga. Những lính Nga xấu số đều cố gắng bò lên, nhưng do bị nằm dưới hàng đống thây đồng đội nên bọn họ đều chẳng thể làm gì được và tất nhiên là chết.<ref name="WilhelmArchenholz164"/>
Dòng 125:
{{Cquote|''Như đối với Bộ Binh Phổ, nó siêu việt hơn tất cả mọi quy tắc. Sức mạnh của quân Phổ nằm ở tiến công... Trẫm thiết nghĩ rằng quân Phổ, được một nhân vật quyết đoán dẫn đầu, sẽ dễ dàng đánh lui một [thảm họa], đặc biệt là nếu vị tướng ấy biết giữ vững nguyên liệu của quân Dự bị của ông.''|||Câu nói của Friedrich II Đại Đế, qua đó chúng ta hiểu được bí quyết thắng trận của ông tại Zorndorf (1758) và Torgau (1760)<ref>Trevor Nevitt Dupuy, ''The military life of Frederick the Great of Prussia'', trang 80</ref>}}
 
Với những đợt giáp lá cà ghê rợn, kịch liệt, đây có lẽ là trận đánh tiêu biểu, đẫm máu nhất, ác liệt nhất trong cuộc Chiến tranh Bảy Năm, và là một trong những cuộc giao chiến ác liệt nhất trong [[lịch sử thế giới]].<ref name="ronaldhamilton72"/><ref name="NancyMitfrod221"/><ref name="spencertucker776"/> Với những đợt tấn công dồn dập của quân Phổ, đây là một trận đánh đẫm máu điển hình trong các cuộc chiến tranh thế kỷ thứ XVIII, và thậm chí là khốc liệt nhất trong thời kỳ ''Tân Cổ điển'' trong lịch sử chiến tranh ([[1725]] - [[1789]]), và cũng là một trận đẫm máu điển hình trong thời kỳ Friedrich II Đại Đế, với 28 nghìn thương vong trong 76 nghìn quân tham chiến.<ref name="jaredspark"/><ref name="addington130"/><ref>Frederick Kagan, ''The End of the Old Order: Napoleon and Europe, 1801-1805'', trang 222</ref> Điều đáng ngờ rằng những người lính Phổ đánh bại quân Nga trong trận long hổ tranh hùng ác liệt ở Zorndorf chỉ là để thắng lợi một cuộc "chiến tranh hạn chế".<ref>Robert Michael Citino, ''The German way of war: from the Thirty Years' War to the Third Reich'', trang 35</ref> Có thể so sánh trận chiến này với các [[trận Eylau]], Borodino và [[Trận Gettysburg|Gettysburg]] khi cuộc giao tranh diễn ra kinh hoàng và chỉ chấm dứt khi cả hai bên đều bị kiệt quệ nghiêm trọng.<ref>Walter E.] [Day, ''The campaign of Gettysburg'', trang 182</ref> Thương vong của trận này (nhất là với quân Nga<ref name="addington130">Larry H. Addington, ''The patterns of war through the eighteenth century'', trang 130</ref>) thậm chí cao hơn cả những trận đánh khốc liệt của nhà vua Friedrich II Đại Đế tại Leuthen và [[Trận Praha (1757)|Praha]] hồi năm 1757, và ngang bằng với tổn thất trong [[trận Malplaquet]] trong cuộc [[Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha]] hồi năm [[1709]].<ref name="russellweigley188"/> Sự chết chóc quá vô kể của kẻ chiến bại thê lương - quân Nga là tiêu biểu cuả một cuộc đọ sức nảy lửa đến khủng khiếp vào thời ấy,<ref name="johnfuller"/><ref name="rothanberg1317"/> nhưng cho thấy nếu dựa theo tiêu chuẩn của một trận huyết chiến vào thế kỷ thứ 18, thì tổn thất của họ trong trận huyết chiến tại Zorndorf vẫn là một cú sốc.<ref name="Citino96100"/> Tuy trận này là thảm bại của quân Nga, không phải là họ đã bị tàn sát mà không thể chống cự gì trong trận quyết chiến chỉ kéo dài một ngày ấy, vậy mà họ vẫn phải chịu tổn thất chừng 50% quân số, do đó thiệt hại của quân Nga trong thất bại ở Zorndorf được xem là đáng ghi nhận.<ref>John Frederick Charles Fuller, ''The Conduct of War, 1789-1961: A Study of the Impact of the French, Industrial, and Russian Revolutions on War and Its Conduct'', trang 2</ref><ref>M.E. THALHEIMER, ''A MANUAL OF MEDIAEVAL AND MODERN HISTORY'', trang 337.</ref> Cả hai đoàn quân đều chiến đấu như những người anh hùng.<ref name="ThomasCampbell183184"/> Mặc dù trước trận quân Phổ đã mỏi mệt với cuộc hành binh cấp tốc và thậm chí hiện tượng đào ngũ đã diễn ra khi ấy,<ref>André Corvisier, John Childs, ''A dictionary of military history and the art of war'', trang 192</ref> trong cuộc chiến đấu đẫm máu này, Friedrich II Đại Đế giành được chiến thắng, ghi dấu một trong những trận đánh lớn nhất của ông trong cuộc Đại chiến Bảy Năm, một trong những thắng lợi khốc liệt nhất trong đời ông, một trong những trận chiến kinh hoàng bạt vía nhất trong [[thế kỷ]] vì thương vong lớn lao của hai đoàn quân.<ref>Robert Michael Citino, ''The German way of war: from the Thirty Years' War to the Third Reich'', các trang XVI-XVI.</ref><ref>James Charles Roy, ''The vanished kingdom: travels through the history of Prussia'', trang 132</ref><ref>Jonathan R. Dull, ''The French Navy and the Seven Years' War'', trang 124</ref> Một nhà sử học đương thời có lời bàn về tuyên bố thắng trận của quân Nga sau khi chiến sự kết thúc (thoạt đầu Fermor cho làm lễ "mừng chiến thắng" tại đại bản doanh Gross-Kamin<ref name="FranzSzabo168169"/>): ''"Không lúc nào người ta làm nên những thông cáo dối trá nhiều hơn là cuộc Đại chiến Bảy Năm"''. Có lẽ, trong suốt cuộc chiến tranh này, duy chỉ có người Phổ là không nói láo. Nếu thua, họ chấp nhận chiến bại, rồi đợi thời cơ hồi phục.<ref name="Dover98"/> Vả lại, dù sao thì có lá thư của Fermor gửi lên Elizaveta đã viết trận đánh Zorndorf là ''"biến cố rủi ro"'', và theo đó ông ta cho rằng kỷ luật tồi tệ của quân Nga đã khiến ông ta không thể giành được chiến thắng trước Quân đội Phổ dũng mãnh.<ref>Christopher Duffy, ''Russia's military way to the West: origins and nature of Russian military power, 1700-1800'', trang 91</ref> Người ta cũng thường coi thất bại ê chề của người Nga trong trận chiến kinh khiếp này là do thiếu kiểm soát và kỷ cương.<ref name="AngusKonstam1922">Angus Konstam, ''Russian Army of the Seven Years War (2)'', các trang 19-22.</ref> Bên cạnh đó, vị vua - chiến binh đại tài Friedrich II Đại Đế vẫn có sự dấu diếm về những tổn thất lớn lao của quân Phổ trong trận đánh này<ref name="ChristopherDuffy295"/> - vốn cũng có tính chất của một thắng lợi đắt đỏ.<ref>[[Fred Anderson]], ''Crucible of War: The Seven Years' War and the Fate of Empire in British North America, 1754-1766'', trang 301</ref> Theo như sách ''The world's history and its makers'', Tập 5, trận đánh tàn khốc này là thắng lợi toàn diện của ông và cũng là trận chiến đẫm máu nhất trong đời ông, bất chấp sự "ca khúc khải hoàn", ăn mừng chiến thắng của Hoàng hậu Maria Theresia (sách có chép rằng khi ấy người Phổ đang rất gấp rút vì tình hình Sachsen).<ref name>Edgar Sanderson, John Porter Lamberton, John McGovern, ''The world's history and its makers'', Tập 5, trang 304</ref> Trước trận chiến ác liệt này, do ông nhận thấy quân Nga đóng cứ thật kiên cố, và do đó ông quyết định dùng chiến thuật "đánh xiên" là chiến thuật kinh điển của ông trong trận đại thắng tại Leuthen. Nhưng quân Nga đã hoán đổi vị trí của mình. Do đó, khi ông hành binh vòng từ phương Bắc để đánh thốc vào tả quân Nga, ông nhận thấy quân địch đang sẵn sàng đối đầu với quân ông. Hành động này dẫn đến thương vong to lớn cho quân Phổ, song tổn thất của quân Nga còn ghê gớm hơn nhiều và -thực chất các chiến sĩ Phổ của ông đã gần như hoàn toàn hình thành được vòng vây quân Nga<ref>Alfred Schlieffen (Graf von), Robert T. Foley, ''Alfred von Schlieffen's military writings'', tarang 229</ref>.<ref name="Clark203">[[Christopher M. Clark]], ''Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia, 1600-1947'', trang 203</ref><ref name="ReferenceA"/><ref name="russellweigley188"/><ref>David Fraser, ''Frederick the Great: King of Prussia'', trang 372</ref> Song sức kháng cự của người Nga cũng cho thấy điểm yếu của một cơ cấu chỉ huy hoàn toàn phụ thuộc vào một vị lãnh đạo tối cao : khi chiến thuật 'đánh xiên' theo kiểu trận huyết chiến Leuthen trở nên khó thể thực hiện thì ông cũng không thể là tất cả mọi người để điều chỉnh tình hình.<ref name="showalter219"/> Lực lượng Kỵ Binh Nga cũng thể hiện rõ sư cải thiện sức mạnh của họ với trận quyết chiến này.<ref name="AngusKonstam1922"/> Thực chất kế hoạch "đánh xiên" của ông được cho là rất tuyệt vời, nhưng không được thực hiện thật hoàn hảo do ngày thì nóng, địch thì mạnh còn lực lượng Bộ Binh đã bị kiệt quệ sau cuộc hành binh cấp tốc về Zorndorf. Sai lầm của ông trong trận này cũng là việc ông không chớp thời cơ đánh pháp kho quân lương của Nga lúc đầu trận chiến, vì nếu phá nó ông sẽ giành được một chiến thắng không phải đổ máu.<ref name="doughty97"/> Qua các trận đánh trước, các Trung đoàn Đông Phổ của Dohna đã tàn sức và sau khi Đông Phổ quê hương họ bị xâm lược thì họ trở nên nản chí hơn<ref name="ChristopherDuffy295"/> Để rồi chiến thuật "đánh xiên" dần phân hóa thành cuộc tấn công trực diện thiếu kỷ luật vào quân Nga, cho dù quân Phổ đã chiến thắng và tiêu diệt được xiết bao địch quân, và kế hoạch bao bọc quân Nga của ông cuối cùng cũng đã thắng lợi.<ref name="doughty97">Robert A. Doughty, ''Warfare in the Western World: Military operations from 1600 to 1871'', trang 97</ref><ref name="lanning47"/><ref name="materanotra10"/><ref>Gerhard Ritter, ''Frederick the Great: a historical profile'', trang 146</ref>
 
Cũng giống như chiến thắng quyết định của đội Kỵ Binh Hasdrubal trong trận quyết chiến ở Cannae, hoặc là chiến thắng chính Quân đội Phổ dưới thời Friedrich II Đại Đế trong trận thư hùng khốc liệt ở Torgau vào năm [[1760]], nhà vua nước Phổ trong trận tranh hùng này đã thành công trong việc bao bọc hậu binh và các cánh quân địch, đánh tan tác địch.<ref name="materanotra10"/> Sau đại thắng lừng vang, ông ngự bút thư gửi cho Hoàng tỷ của mình là Công chúa [[Wilhelmina của Phổ, Nữ Bá tước xứ Brandenburg-Bayreuth|Wilhelmina]] (làm vợ Bá tước xứ Bayreuth), rằng ông ''"chìm ngập trong niềm hân hoan sau khi đã giành được một chiến thắng vĩ đại vào ngày 25 tháng 8, khi 3 vạn giặc Nga bị tiêu diệt"''. Tuy nhiên, trận này cũng đem lại mối lo sợ cho ông. Tuy ông hãy còn "dị ứng" với người Nga. Rõ ràng, ông bắt đầu lo lắng về ''"những tên cướp ác độc và khét tiếng"'' mà ông đã giao chiến.<ref name="FranzSzabo168169">Franz A. J. Szabo, '' The Seven Years War in Europe: 1756-1763'', các trang 168-169.</ref> Chiến thắng oanh liệt của ông thể hiện ''hiệu quả'' rất cao của những '''chuyển động bước ngoặt'' khiến cho đội quân hùng dũng của ông bao bọc và xé nát quân Nga thành trăm mảnh, tiếp nối những chiến thắng rực rỡ như Praha (1757) và Leuthen (1757) của phương thức cơ động này và còn giúp cho vua Phổ loại trừ hoàn toàn được nước Nga khỏi chiến dịch năm 1758. Thậm chí trong trận thắng lớn ở Zorndorf, ''chuyển động bước ngoặt'' còn mạnh mẽ hơn ở trận đại thắng Leuthen trước kia.<ref name="materanotra10"/> Vị Đại Đế nước Phổ, với chiến thắng tại Zorndorf đánh tan quân Nga, đã giữ vững non sông.<ref name="lindsay21"/> Cả châu Âu khi ấy vô vàn ngưỡng mộ, vì ông là người lãnh đạo tài năng nhất của cả châu lục này trong suốt thời kỳ ấy.<ref name="makersof202"/>
 
Thậm chí nhà sử học [[Liên Xô]] có tinh thần dân tộc là Frumenkov lại còn coi trận huyết chiến Zorndorf là một "chiến thắng của người Nga", trong khi nhà sử học người Anh là Christopher Duffy thì có quan điểm rằng trận này là bế tắc.<ref>William C. Fuller, ''Strategy and Power in Russia 1600-1914'', trang 480</ref> Cuốn ''Warfare: A Chronological History'' tuy ghi hai trận Zorndorf và Hochkirch - hai trận chiến lớn nhất của chiến cuộc năm 1758 - là hai trận tàn sát bế tắc, nhưng đã củng cố uy thế cho vua Phổ tiếp tục chiến tranh.<ref>Robin Cross, ''Warfare: A Chronological History'', trang 123</ref> Nhà sử học [[Christopher M. Clark]] (người [[Úc]]) cũng có phân vân về kết quả của trận đánh<ref name="Clark203"/>, bất chấp Friedrich II Đại Đế đã thắng trận,<ref>[[Hans Delbruck]], ''Delbrück's Modern Military History'', trang 128</ref> đánh lui được quân Nga và chấm dứt cuộc xâm lược Brandenburg của bọn họ (thắng lợi này cùng với trận quân Phổ đánh tan quân Thụy Điển trong năm ấy đã giữ yên vùng này).<ref name="hermann243"/><ref>Robert Michael Citino, ''Death of the Wehrmacht: The German Campaigns of 1942'', trang 2</ref><ref>[[Jeremy Black]], ''Cambridge illustrated atlas, warfare: Renaissance to revolution, 1492-1792'', trang 126</ref> Điều đó khiến người Nga bắt đầu trở nên nổi trội hơn hai đồng minh của họ là Áo và Pháp sau trận chiến kinh hoàng này : họ chiến đấu dũng mãnh, kiên cường hơn cả Quân đội Áo lẫn Pháp. Quân đội Nga đã nói chung cũng tàn nhẫn, hung bạo chẳng khác gì chế độ [[phong kiến]] [[Sa hoàng|Nga hoàng]] thời bấy giờ.<ref name="russellweigley188"/> Do đó, trận huyết chiến Zorndorf có ý nghĩa to lớn hơn bất kỳ một trận đánh nào khác vào thế kỷ thứ 18 về mặt thể hiện sức chiến đấu dũng mãnh của quân Nga gây cho cả châu Âu phaỉ nể phục.<ref name="showalter219">[[Dennis Showalter|Dennis E. Showalter]], ''The wars of Frederick the Great'', các trang 219-220.</ref> Thực chất, thấy quân Nga đại bại trong trận Zorndorf thì người Áo và Pháp không hề buồn đau gì vì họ không muốn nước Nga ngày một lớn mạnh sẽ làm ảnh hưởng đến quyền lợi riêng của họ tại [[Trung Âu]].<ref>Claus Telp, ''The evolution of operational art, 1740-1813: from Frederick the Great to Napoleon'', trang 18</ref> Khi Friedrich II Đại Đế hỏi Seydlitz rằng có nên coi "giặc Nga" là lũ vô dụng không thì Seydlitz liền thẳng thừng chối bỏ quan điểm ấy, vì không một đội quân nào gây khó khăn cho quân Phổ bằng quân Nga trong cuộc Chiến tranh Bảy Năm.<ref name="showalter219"/> Seydlitz - người anh hùng của chiến thắng Roßbach trước đó, hẳn là đã phải trải qua bao hy sinh xương máu trước khi đè bẹp quân Nga ở Zorndorf.<ref>W. Blackwood Ltd. (Edinburgh), ''Blackwood's Edinburgh magazine'', Tập 22; Tập 28, trang 143</ref> Bản thân Quốc vương sau khi thắng trận thì có lời bàn :<ref name="HamishScott4449">Hamish M. Scott, ''The emergence of the Eastern powers, 1756-1775'', các trang 44-49.</ref> (câu nói này đã trở thành minh chứng trong trận huyết chiến ở [[Trận Borodino|Borodino]] vào năm [[1812]] khi quân [[Đế chế thứ nhất|Pháp]] của [[Hoàng đế]] [[Napoléon Bonaparte]] tiêu diệt vô số quân Nga nhưng không thể đánh cho Quân đội Nga ngã quỵ<ref>Roman Johann Jarymowycz, ''Cavalry from hoof to track'', trang 83</ref>)
[[Tập tin:Friedrich wilhelm von seydlitz.jpg|phải|nhỏ|190px|Viên Trung Tướng kỳ tài [[Friedrich Wilhelm von Seydlitz]].]]
{{Cquote|''Tàn sát bọn Nga thì dễ dàng hơn là đánh baị chúng.''|||Friedrich II Đại Đế}}
Dòng 135:
{{Cquote|''Họ dùng bọn [[Kalmuk]], [[Người Tatar|Thát Đát]] - đám người tàn ác đã hủy hoại và đốt phá. Nga là [[cường quốc]] đáng sợ nhất ở châu Âu''.|||Friedrich II Đại Đế (viết vài năm sau)}}
 
Giờ đây thì ông không thể xem nhẹ lực lượng Pháo Binh và Pháo Thủ Nga, hoặc là nguồn nguyên liệu đầy ắp đối với Bộ Tư lệnh của quân Nga. Những cuộc tấn công của Kỵ Binh Nga vào các cánh quân Phổ cũng cho thấy người Nga có sự chủ động chiến thuật ở một mức độ khá cao - điều này được người đương thời rất ấn tượng.<ref name="showalter219"/> Không những thế, nhà vua cũng ngự bút thư gửi Hoàng thân Heinrich rằng: ''"Trong bọn giặc, giặc Áo thâm sâu binh thư nhất, giặc Pháp yếu hèn nhất và giặc Nga ghê tởm nhất"''. Điều này báo trước cho biết rằng người Đức sẽ còn phải chịu nhiều vất vả để đối đầu với quân Nga hùng mạnh.<ref name="russellweigley188"/> Rốt cuộc, cho dù ông đã bẻ gãy cuộc xâm lược của quân Nga ở Zorndorf, trận chiến này cùng với các trận Borodino, [[Cuộc vây hãm Sevastopol (1854–1855)|Sevastopol]] cũng như những cuộc giao tranh đẫm máu ở [[Mãn Châu]] trong cuộc [[Chiến tranh Nga-Nhật]] được xem là những minh chứng cho tinh thần kiên dũng của Quân đội Nga hoàng<ref>Charles à Court Repington, ''The war in the Far East, 1904-1905'', trang 492</ref>.<ref>''The Poliltical Writings of Dr. Johnson'', trang 137</ref> Ông cũng ban huấn dụ cho [[Bộ trưởng]] Bộ Ngoại giao là [[Bá tước Karl-Wilhelm Finck von Finckenstein]] truy tìm tài liệu kể về những vụ thảm sát thường dân của quân Nga, được xuất bản nhiều ở Pháp và Đức. Khi thăm viếng một nhà dân tại Tamsel (chính nơi đây khi xưa gia đình Wreech trọng đãi Friedrich lúc ông bị phụ vương Friedrich Wilhelm I ruồng bỏ) vào ngày 27 tháng 8,nhà vua cũng nhìn thấy xác của một người phụ nữ đã bị quân Cozak Nga giết dã man trong mấy ngày binh lửa. Trong suốt trận chiến, có thể thấy những trò bạo ngược của quân Cozak nói riêng cũng như quân Nga nói chung đã bị quân Phổ báo thù đích đáng bằng những cuộc tàn sát của họ, và việc họ chôn sống thương binh Nga.<ref name="ThomasCampbell183184"/><ref name="WilhelmArchenholz164"/> Mặt khác, ngay cả trước trận chiến đẫm máu này tuy nhà vua thể hiện thái độ khinh bỉ quân Nga của mình lúc đàm luận với Thống chế James Francis Edward Keith, ông vẫn tuyên bố: ''"Trẫm xét cho cùng rằng sau khi Trẫm thăng, hãy đừng làm lễ táng xa hoa cho Trẫm. Trẫm... muốn... được mang về [[cung điện Sanssouci]] trong tĩnh lặng, và táng ở khu vườn Ngự Uyển"'', và thực sự rất có thể là ông không có lệnh giết người Nga không thương tiếc mà người ta tưởng.<ref>Christopher Duffy, ''The military life of Frederick the Great'', trang 162</ref><ref>Simon Millar, Adam Hook, ''Zorndorf 1758: Frederick Faces Holy Mother Russia'', trang 49</ref> Tổn thất khủng khiếp của quân Nga trong trận đánh kịch liệt này cũng cho thấy Bộ Chỉ huy của họ sẵn sàng mua chiến thắng bằng xương máu của người lính. Và đây không phải là lần duy nhất có điều này: trong trận đánh ác liệt tại [[Trận Kunersdorf|Kunersdorf]] vào năm sau tức là năm [[1759]], họ vẫn tiếp tục hứng chịu thương vong ghê gớm.<ref name="HamishScott4449"/> Đồng thời, khó khăn của người Nga về tiếp tế cũng khiến cho họ hoàn toàn thất bại, mặc dù cả trận thua ở Zorndorf lẫn trận thắng ở Kunersdorf đều chứng tỏ bản lĩnh kiên cường của người Nga và báo hiệu cho Friedrich II Đại Đế biết về cái gọi là sức mạnh quân sự của Nga mà ông từng khinh suất.<ref name="ArcherJones302303">Archer Jones, ''The art of war in the Western world'', các trang 302-303</ref><ref>Desmond Gregory, ''Napoleon's Jailer: Lt. Gen. Sir Hudson Lowe : A Life'', trang 94</ref><ref>Arthur James Grant, ''The French monarchy (1483-1789)'', trang 230</ref> Trận huyết chiến Zorndorf này đã thể hiện một trong những sai lầm nghiêm trọng nhất của quân đội Nga hoàng : kinh nghiệm trong cuộc chiến tranh chống Đế quốc Thổ Ottoman đã khiến cho họ đưa cái đuôi lô-gíc, đống xe goòng chứa quân trang, kho lương vào trận, làm tổn hại bước tiến quân của họ.<ref>Angus Konstam, ''Russian Army of the Seven Years War (1)'', trang 13</ref> Ngoài ra, quân Nga đã tập trung 60 cỗ đại bác trong trận chiến Zorndorf này nhưng hỏa lực của họ đã bị phân tán, chứng tỏ việc ''tập trung hỏa pháo'' vào trận địa không phải là lúc nào cũng hiệu quả bất chấp đây là một biện pháp để sử dụng đại bác thuận lợi hơn.<ref>Jonathan B. A. Bailey, ''Field Artillery and Firepower'', trang 112</ref> Về phía Phổ, trận thắng này cũng cho thấy tinh thần táo bạo của Friedrich II Đại Đế ngay cả khi quân thù phòng thủ kiên cố. Đây quả là một chiến thắng hiển hách, dù với tổn thất lớn ở cả hai đoàn quân.<ref name="Fabian241"/><ref>John Keegan, Andrew Wheatcroft, ''Who's who in military history: from 1453 to the present day'', các trang 101-103.</ref> Sau những đợt giao tranh khốc liệt của hai bên, ông đã dám thân chinh xung phong vào đánh địch<ref name="spencertucker776"/>. Nhà vua viết đây là một đại thắng, với lời lẽ tự hào. Khi Mitchell - vốn tận mắt chứng kiến trận đánh - hội kiến với các quan viên Anh Quốc thì vị sứ thần cũng rất mực ca ngợi Đức Vua nước Phổ, với lòng dũng cảm đáng nể, đã dật lấy cờ của một Tiểu đoàn và kêu gọi họ tiến lên :<ref name="DavidFraser393394"/>
{{Cquote|''Đầu óc kiên quyết của Ngài đã cứu nguy cho toàn bộ mọi thứ...''|||Andrew Mitchell}}
 
Sau một cuộc Bắc chinh hiển hách, bằng cuộc tiến công huy hoàng vào địch quân được coi là góp phần thể hiện đại tài thao lược của ông, ông giành chiến thắng to tát, đã xóa bỏ áp lực cho người Phổ ở phương Đông, đồng thời tiêu diệt gần như cả nửa quân Nga, trên một mặt trận hoàn toàn đảo lộn.<ref name="Stone7273"/><ref name="wilhelmleeb"/><ref name="jervis501"/><ref name="lindsay474"/><ref name="caroll70">Warren H. Carroll, Anne Carroll, ''The Revolution Against Christendom: A History of Christendom'', trang 70</ref> Quân của Fermor đã không bị hủy diệt hoàn toàn, nhưng mà bị đập nát, loại trừ khỏi vòng chiến của năm 1758 và cũng bị thiệt hại đáng kể, dù trận thua này đã cho thấy khả năng phòng vệ rất tốt của quân ông và trở thành một trong những chiến thắng khó nhọc hơn cả của Friedrich II Đại Đế.<ref name="Stone7273"/><ref name="wilhelmleeb"/><ref name="materanocannae298">Alfred Schlieffen (Graf von), United States. Command and General Staff School, Fort Leavenworth, ''Cannae'', trang 298</ref><ref>Andrew Boyle, ''The Everyman encyclopædia'', Tập 11, trang 403</ref><ref>George Park Fisher, ''Outlines of universal history: designed as a text-book and for private reading'', trang 477</ref> Dẫu sao đây nữa thì chiến thuật 'đánh xiên' (thực ra ở dạng hơi khác với chiến thắng Leuthen trước đây) cuối cùng đã mang lại thắng lợi cho ông trong trận này,<ref name="pois10"/> ông đã cho quân bao bọc lần lượt đánh thắng cả hai đội hữu quân và tả quân Nga, và việc ông tung được đội hữu quân tinh nhuệ vào trận tiền đã quyết định trận chiến.<ref name="materanocannae298"/><ref name="Haythornthwaite133">Philip J. Haythornthwaite, ''Invincible generals: Gustavus Adolphus, Marlborough, Frederick the Great, George Washington, Wellington'', trang 133</ref> Trận Leuthen, trận Zorndorf cùng với [[trận Torgau]] ([[1760]]) trở thành những chiến thắng của chiến thuật 'đánh xiên' của ông, khác với thảm họa ở Kunersdorf (1759)<ref name="lindsay474">J. O. Lindsay, ''The New Cambridge Modern History: The old regime, 1713-63, edited by J. O. Lindsay'', các trang 472-474.</ref>. Chỉ có điều là quân Phổ đã mỏi mệt nên không thể tổ chức một cuộc tấn công cuối cùng quét sạch hoàn toàn địch quân, nhưng trong lúc ấy quân Phổ đã toàn thắng trận thư hùng đẫm máu này.<ref name="materanocannae298"/> Ngoài ra, chiến thắng của quân Phổ trong trận này cũng phần lớn là nhờ chút am hiểu của ông về địa hình chiến trận.<ref name="pois10">Robert A. Pois, Philip Langer, ''Command failure in war: psychology and leadership'', trang 10</ref> Việc ông dày công huấn lệnh lực lượng Kỵ Binh đã mang lại nhiều thành quả chói lọi cho ông, và trong đó có cả chiến thắng lừng lẫy tại Zorndorf này: họ sẵn sàng đánh bại kẻ cường địch phía trước họ.<ref>Claus Telp, ''The evolution of operational art, 1740-1813: from Frederick the Great to Napoleon'', các trang 17-18.</ref> Những chiến công vang dội như thế đã khẳng định niềm tin của Quân vương vào đội Kỵ binh hùng mạnh của ông.<ref name="dornbrose">Eric Dorn Brose, ''The Kaiser's Army: The Politics of Military Technology in Germany During the Machine Age, 1870-1918''</ref><ref name="weekley128"/><ref>Hew Strachan, ''From Waterloo to Balaclava: Tactics, Technology, and the British Army, 1815-1854'', trang 65</ref> Lòng can trường và tài nghệ chiến đấu tuyệt vời của lực lượng Kỵ Binh Phổ trong trận đánh vang danh này khiến nó trở thành một kỳ tích rạng rỡ của họ - theo như [[Bộ Tổng Tham mưu Đức]] sau này nhận định. Họ - dưới sự lãnh đạo quyết đoán của vị kiệt tướng Seydlitz - đã hoàn toàn khiến trận ác chiến không thể là một thất bại của người Phổ. Và, không lâu sau, ông sẽ tiếp tục lập đại công trong [[trận Hochkirch]] tàn khốc cũng vào năm 1758.<ref>John Keegan, Andrew Wheatcroft, ''Who's who in military history: from 1453 to the present day'', trang 270</ref> Lời từ chối quân lệnh của ông ("''...Ngài sẽ tùy tiện xử lý cái đầu của Ta..."''), thể hiện sự bất tuân phục đầy sáng suốt, tinh thần điềm tĩnh sẵn sàng chủ động của vị tướng soái giữa lúc thời thế không thuận lợi.<ref name="nazareth62"/><ref name="romanjohann70"/> Seydlitz qua trận đánh này cũng cho chúng ta thấy một trường hợp lịch sử trong đó một vị bộ tướng không thể tuân theo mệnh lệnh được ban cho ông, vì ông có ý tưởng đúng đắn hơn. Nếu thua trận, ông không thể nào tuyên bố rằng thất bại là do ông phải thực thi trách nhiệm của mình với "Đức Vua" thay vì ý nghĩ của chính mình. Trong trường hợp ấy ông chỉ có thể bị bắt tội "bất tuân" và thậm chí là có thể bị "chém đầu", và điều này chứng tỏ rằng ''thành công'' phụ thuộc vào độ chuẩn xác của một quyết định.<ref>[[Erich Manstein]], Anthony G. Powell, ''Lost Victories'', các trang 361-362.</ref> Thành thử, sự không tuân thủ đúng đắn của vị tướng lĩnh Kỵ binh Phổ trước lệnh vua ở trận Zorndorf được xem là một tấm gương sáng để đời sau noi theo.<ref>''Cavalry in Future War'', trang 87</ref> Có ý kiến coi rằng trong thắng lợi lớn này, vị Đại đế nước Phổ nhờ có Seydlitz giúp rập mà may mắn thoát khỏi chiến bại.<ref name="andrewsro">Andrew Roberts (ed), ''The Great Commanders of the Early Modern World 1567-1865: 1583 to 1865''</ref> Ngay từ đợt tấn công mãnh liệt lần đầu tiên của ông vào quân Nga, Seydlitz - người đã nhấn mạnh tầm quan trọng của cơ cấu chiến tranh "Kỵ binh" ''Auftragstaktik''<ref name="romanjohann70"/> - đã thể hiện tài năng chỉ huy độc đáo của ông, sẵn sàng chiến đấu vì Quân vương. Kỳ tích hiển hách của ông trong trận chiến Zorndorf đáng được so sánh với những chiến công của [[Oliver Cromwell]] trong [[trận Marston Manor]] thời [[Nội chiến Anh]] và [[Hadrusbal]] trong [[trận Cannae]] thời [[Chiến tranh Punic lần thứ hai]] thưở xa xưa mơ hồ. Không có Seydlitz, lực lượng Kỵ Binh Phổ cũng không lập nên được những chiến tích tuyệt diệu, làm chấn động cả thế gian, mà điển hình là trận Zorndorf nơi vua Phổ đánh tan quân Nga.<ref>Gene Smith, ''Mounted Warriors: From Alexander the Great and Cromwell to Stuart, Sheridan, and Custer'', trang 67</ref><ref>George Herbert Perris, ''Germany and the German emperor'', trang 76</ref> Sức chiến đấu dũng mãnh của họ trong trận thắng này đã chứng tỏ với vị Đại Đê nước Phổ rằng ông đang nắm giữ một đội Kỵ binh tinh nhuệ nhất trời Âu.<ref name="stanhope371p"/> Những chiến công hiển hách ở Hohenfriedberg, [[Trận Kesselsdorf|Kesselsdorf]], Roßbach, Leuthen và Zorndorf đã làm nên một giai đoạn huy hoàng nhất trong lịch sử của lực lượng Kỵ binh Phổ, đó là thời đại của Friedrich II Đại Đế.<ref>Peter Biegel, ''Booted and spurred: an anthology of riding'', trang 134</ref> Các trận đánh tại Hohenfriedberg và Zorndorf thể hiện rằng, tuy các lực lượng Bộ binh thời đó thường vững tin vào súng đạn của mình và chống lại được các đợt tấn công của Kỵ binh, một khi quân Kỵ binh đã chọc phá được đối phương thì họ thừa sức gây ra đại thảm họa.<ref>George Ripley, Charles Anderson Dana (biên tập), ''The new American cyclopaedia: a popular dictionary of general knowledge'', Tập 4, trang 640</ref> Hai chiến tích hiển hách này được xem là sự minh chứng tuyệt vời cho khẩu hiệu cuả lực lượng Kỵ binh Phổ: "''Wenn alles wankt und scliwauk't / Dann wage nicht und zahle nicht, dann d'ranf !"''<ref>Day Otis Kellogg, William Robertson Smith, ''The Encyclopaedia Britannica: latest edition. A dictionary of arts, sciences and general literature'', Tập 2, trang 596</ref>. Với chiến công oanh liệt của quân Kỵ binh Phổ đánh tan nát hàng ngũ quân Nga thì họ đã chứng nhận rằng thất bại của riêng họ trong [[trận Mollwitz]] hồi năm [[1741]] đã hoàn toàn là một quá khứ, mặc dầu họ có điểm yếu là nguồn nguyên liệu thiếu hụt nên khó thể giúp gì thêm cho Bộ Binh.<ref name="showalter219"/> Biểu dương sức mạnh của lực lượng Kỵ binh và chuyển bại thành thắng cho toàn quân Phổ, cuộc tiến công của Seydlitz vào Zorndorf đã từng được so sánh với cuộc công kích của Kỵ binh Pháp dưới quyền tướng [[François Étienne de Kellermann]] trong [[trận Austerlitz]] vào năm [[1805]].<ref>Arthur William Alsager Pollock, ''The United service magazine: with which are incorporated the Army and navy magazine and Naval and military journal'', Tập 171, trang 597</ref> Lực lượng Pháo Binh Phổ cũng chiến đấu huy hoàng góp phần lại chiến thắng lớn lao này, khiến Quốc vương phải thừa nhận rằng hỏa lực là rất quan trọng và phải triển khai thêm lực lượng Pháo Binh.<ref name="ChristopherDuffy167"/><ref>John Childs, ''Armies and warfare in Europe, 1648-1789'', trang 110</ref> Trong khi ấy, đại bại của quân Nga ở Zorndorf cũng như nhiều thất bại khác của họ đã cho thấy sự tấn công thất bại của họ, chứng tỏ quân Nga có khả năng ''phòng thủ'' hơn là ''tiến công''<ref>William Chambers, Robert Chambers, ''Chambers's journal'', Tập 48, trang 251</ref>. Trận Zorndorf được xem là một bài học khủng khiếp cho quân đội Nga hoàng về việc rời bỏ địa hình thuận lợi của mình.<ref>[[Karl Marx]], Eleanor Marx Aveling, Edward Aveling, ''The Eastern Question'', trang 593</ref> Song, trận chiến này vẫn được coi là chiến thắng đắt giá nhất của Friedrich II Đại Đế và đoàn quân của ông.<ref>Richard K. Riehn, ''1812: Napoleon's Russian campaign'', trang 83</ref> Với các trận đánh tại Zorndorf và Kunersdorf trong các cuộc chiến tranh của nhà vua nước Phổ và các trận đánh tại Eylau và Borodino trong [[các cuộc chiến tranh của Napoléon|những cuộc chiến tranh của Napoléon]], người Nga đã trở nên gắn liền với những trận chiến đẫm máu nhất trong lịch sử thế giới cận đại.<ref>Day Otis Kellogg, William Robertson Smith, ''The Encyclopaedia Britannica: latest edition. A dictionary of arts, sciences and general literature'', Tập 2, trang 611</ref>
 
Chiến thắng rực rỡ ở Zorndorf cùng với những chiến tích vàng son ở Roßbach và Leuthen của Friedrich II Đại Đế đã được các Viện Hàn lâm quân sự lớn trên khắp thế giới học hỏi, như những chiến công huy hoàng và mẫu mực của một bậc đại kiệt tướng.<ref>Robert George Leeson Waite, ''The psychopathic god: Adolf Hitler'', trang 309</ref><ref>Philip Alexander Prince, ''Parallel universal history, an outline of the history and biography of the world divided into periods'', trang 433</ref> Bằng tài thao lược của ông, ông đại thắng quân Nga nối tiếp những trận phá quân Pháp và Áo, khiến ông trở nên ''bách chiến bách thắng'' trong mắt người đời, trở nên một "Người thắng trận Roßbach và Zorndorf" nổi danh.<ref name="makersof202"/><ref name="simonmillar88"/><ref>Pennsylvania State Educational Association, ''Report of the Proceedings'', trang 308</ref> Qua đó, chiến thắng Zorndorf nói riêng - được xem là một trong những thảm họa đúng vào những năm tháng huy hoàng của Quân đội Nga<ref>Edward Nevil Macready, ''A sketch of Suwarow, and his last campaign'', trang 223</ref> - và cả chiến dịch năm 1758 một lần nữa chứng tỏ thiên tài chiến lược của ông và sức chiến đấu mạnh mẽ của các chiến binh dưới ngọn cờ của ông, sau đại thắng ở Leuthen, và góp phần làm nên danh sách hàng loạt thắng lợi vẻ vang của ông kể từ đầu cuộc chiến.<ref name="elihurich"/><ref name="britannica635"/> Ông đã giành được hàng loạt thắng lợi huy hoàng như ba trận chiến này mặc dù bị áp đảo nghiêm trọng về quân số.<ref>''The Twentieth century'', Tập 7-8, trang 134</ref> Nhìn chung, thắng lợi to lớn và đẫm máu ở Zorndorf kết hợp với hai đại thắng trước được xem là một chiến dịch cầm cự của vua Phổ, chứ không chỉ nêu cao danh tiếng của ông như là một nhà chỉ huy quân sự tài năng.<ref>George F. E. Rudé, ''Europe in the Eighteenth Century: Aristocracy and the Bourgeois Challenge'', trang 228</ref> Với đại thắng của ông thì trận chiến Zorndorf phá Nga quả thật là một trận đánh hiếm có trong [[thời kỳ cận đại]], mà quân Kỵ binh chiến đấu dũng mãnh đến mức phi thường.<ref name="singleton627">Esther Singleton, ''A. D. 1704'', trang 1627</ref><ref name="AntoineJomini377382"/> Trong khi ba chiến thắng ấy đã trở nên gắn bó với cơ cấu quân sự của Nhà nước phong kiến Phổ thưở đó,<ref>''The Illustrated naval and military magazine: A monthly journal devoted to all subjects connected with Her Majesty's land and sea forces'', Tập 5, trang 333</ref> sự đứng vững của ông trên bãi chiến trường Zorndorf, sẵn sàng xả thân vì đất nước, đã được xem là một biểu tượng cho tình đoàn kết dân tộc Đức<ref>Whitney Smith, ''Flags through the ages and across the world'', trang 118</ref>. Bên cạnh ông, một vị cứu tinh không thể thiếu được khác của Quân đội Phổ trong trận đánh này chính là Vương công Moritz, với chiến công đánh lùi cuộc truy kích của người Nga.<ref name="SimonMillar6270"/><ref>Christopher Duffy, ''Frederick the Great: A Military Life'', trang 177</ref> Đây là vị Thống chế kiệt xuất chẳng kém các anh trai của ông, cũng như cha quá cố của ông là [[Vương công Leopold I xứ Anhalt Dessau]] ; ông có công lớn trong việc khích lệ ba quân chiến đấu, được Quốc vương khen ngợi : ''"Vương công Moritz, can trường chẳng kém thanh gươm của ông, là một con người ''lạ thường''. Không có ngày nghỉ nào đối với ông ấy tốt hơn một cuộc chiến chinh"''.<ref name="DavidFraser393394"/> Pháo Binh là lực lượng đóng góp cho các cuộc tấn công của quân Phổ hiệu quả hơn, và nếu không có họ thì hẳn là đợt tấn công cuối cùng của Dohna sẽ tiêu tùng luôn. Những Sĩ quan Pháo binh coi nhiệm vụ của họ là một [[khoa học]] và họ thường hoán chuyển vị trí liên tục để tránh bị thất vọng những tính toán kỹ lưỡng của họ<ref name="showalter219"/> Song, khi nhận định về chiến thắng vang lừng này thì Seydlitz xét: ''"Đức Vua! Chính Đức Vua mới là người duy nhất thắng trận này"''. Ông nói cũng không sai. Nhà vua Friedrich II Đại Đế - với tài mưu lược của mình - đã tổ chức cuộc hành binh tuyệt vời về Zorndorf để đánh Nga. Là một vị vua nhạy bén, ông vượt qua sông Oder ngay cả khi quân Nga chưa thể nắm rõ sự tiến quân của người Phổ.<ref name="AntoineJomini377382"/> Tuy cuộc hành binh này dài và gian nan, quân Phổ hủy diệt quân thù nhiều hơn là bị tổn thương, mang lại thắng lợi oanh liệt cho nhà vua. Chiến công ấy đã chứng tỏ sự năng động và quyết đoán đến vô song của ông trong suốt tháng 8 năm 1758.<ref>Simon Millar, Adam Hook, ''Zorndorf 1758: Frederick Faces Holy Mother Russia'', trang 37</ref> Do đó, Nhà vua - có nhẽ là người sáng lập ra [[chủ nghĩa quân phiệt]] Phổ<ref name="romanjohann70"/> - đóng vai trò không thể thiếu đối với thắng lợi vẻ vang này: trận đánh đã ghi dấu ông rất sâu đậm, công lao của ông mang lại chiến thắng cho người Phổ là hoàn toàn không nhỏ.<ref name="nazareth62"/><ref name="DavidFraser396"/> Nhờ có năng lực và sự nhanh trí đến phi thường của ông, các Sĩ quan và chiến sĩ dễ dàng nỗ lực lại sau bước đầu không thành, để rồi đánh đuổi cái đội quân mà ông hay gọi là "quân man tộc".<ref name="Soterios179"/><ref name="showalter219"/> Nhà vua đau buồn trước những mất mát của ba quân trong trận chiến này, trong số đó một viên sủng thần của ông là phụ tá Von Oppen (giữ chức ''Flügel-Adjutant'') có đến 27 vết thương và hy sinh. Nhà vua từng sai Oppen gửi thông điệp cho Seydlitz nhưng Oppen không thể nào quay trở lại. Oppen được quấn một cái mền lên người và khiêng vào đại ban doanh của nhà vua, trong khi ông phải che giấu nỗi xót xa cho người trung thần xấu số này.<ref name="ChristopherDuffy167"/> Tuy nhiên, vào ngày [[28 tháng 8]] năm 1758, Quốc vương triệu viên thư lại Henri Alexandre de Catt đến chầu. Ông vẫn điềm nhiên thuật lại trận chiến đấu cho Catt. Vua tôi giao tiếp thân mật với nhau và qua đó nêu lên cái bùi mù ghê rợn của chiến tranh: khi nhà vua hỏi: ''"Đây là một ngày ghê gớm! Ái Khanh có biết chuyện gì đã xảy ra chứ?"'' thì viên thư lại tâu: ''"Khải bẩm [[Bệ hạ]], Hạ Thần thấu hiểu về cuộc hành quân ban đầu, và những kế hoạch đầu tiên cho trận chiến. Nhưng mọi thứ khác đều qua mắt Thần. Thần chẳng thể biết gì về nhiều chuyển động khác"''. Nhà vua ân cần phán: ''"Bạn hiền ạ, Khanh không phải là người duy nhất. Hãy bình tĩnh, hẳn Khanh không phải là người duy nhất"''.<ref name="ChristopherDuffy167"/> Ông đã hứa sẽ kể cho Catt nghe về binh thư và ông hiếm khi quên việc này. Quân vương trêu Catt: ''"Aí Khanh có thấy bậc đế vương nào chuyên sâu bằng Ta không?"'' Ông cũng hài lòng với sách lược của mình trong trận thắng tại Zorndorf.<ref name="DavidFraser396"/> Nhưng khi Catt nghi ngờ rằng Nhà vua không bằng lòng với chiến thắng này ông có lý giải:<ref name="ChristopherDuffy167"/>
{{Cquote|''Mọi thứ sẽ mất hết, hỡi bạn hiền, nhưng nhờ có dũng tướng Seydlitz và lòng can trường của quân cánh hữu của Ta, đặc biệt là những Trung đoàn do hiền đệ của Ta [Prinz von Preussen, 18] và Forcade [23] chỉ huy. Trẫm nói cho Ái Khanh biết, họ đã giải nguy cho đất nước và Trẫm sẽ luôn cảm tạ họ chừng nào niềm huy hoàng mà họ đạt được trong ngày hôm ấy sẽ còn mãi.''|||Friedrich II Đại Đế}}
 
Dù sao thì với chiến thắng vinh quang và định đoạt này, tiếng tăm lẫy lừng của Friedrich II Đại Đế đã tăng vọt và<ref name="thomas963"/> lên đến tột đỉnh. Cuộc trò chuyện với người bạn Catt của ông thể hiện nỗ lực hết mình của ông trong việc làm chủ bản thân và ba quân trên trận tiền - đây là mộ yếu tố quan trọng khiến cho ông chiến thắng kẻ thù. Có nhẽ sau khi đàm luận với Catt ông đã tiếp tục đàm luận với mọi vị võ tướng của Vương quốc Phổ.<ref name="ChristopherDuffy167"/><ref name="frenchmo"/> Nhờ tài nghệ quân sự kiệt xuất của mình, ông đã sử dụng chiến lược ''[[nội tuyến]]'' một cách hiệu lực trong trận Zorndorf phá Nga<ref name="thomas963"/> này, cũng như nhiều trận khác trong cuộc chiến tranh tàn khốc.<ref name="ArcherJones302303"/><ref>[[Norman Davies]], ''Europe: A History'', trang 648</ref> Trong vài tháng sau đó, không còn có mối nguy hại nào từ phía Đông, trong khi thần dân nước Phổ hân hoan ăn mừng chiến thắng - nếu chiến thắng lẫy lừng trong trận thư hùng Leuthen đã giải phóng cho ông khỏi quân Áo thì chiến thắng to lớn trong trận tranh hùng Zorndorf đã giải phóng cho ông khỏi quân Nga, buộc họ phải lui binh.<ref name="innes333">Arthur Donald Innes, ''A general sketch of political history from the earliest times'', trang 333</ref><ref name="materanotra10"/> Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn từ cuối năm 1757 cho đến giữa năm 1758 (chưa đầy một năm), ông đã đánh bại ba nền quân chủ hùng mạnh và hiếu chiến là Pháp, Áo và Nga trong một loạt các trận đánh vang danh tại Roßbach, Leuthen, và Zorndorf, bất chấp họ có đông quân hơn ông. Điều đó thể hiện bản lĩnh kiên cường, quyết đoán của ông, lần lượt hành binh thần tốc đi đánh các cường địch ấy, và lần lượt lập nên ba chiến công hiển hách nêu trên khiến cho ông được khen ngợi như một người anh hùng.<ref name="dean251"/><ref>Egon Friedell, Allan Janik, ''A Cultural History of the Modern Age: Baroque, Rococo and Enlightenment'', các trang 215-216.</ref><ref>John Quincy Adams, ''Letters on Silesia: written during a tour through that country in the years 1800, 1801'', trang 372</ref> Những chiến thắng ấy đã trở nên những "thiên sử ca" ăn sâu vào tâm trí dân tộc Đức, ít nhất là phải đến năm [[1945]].<ref>Charles S. Maier, ''The Unmasterable Past: History, Holocaust, and German National Identity'', trang 116</ref> Nhân dân Anh Quốc - đồng minh của Phổ - khi hay tin thắng trận cũng mừng vui không kém.<ref name="Macaulay209"/> Ở [[thủ đô]] [[Luân Đôn]], nàng [[Georgiana Caroline Fox, Nữ Nam tước thứ nhất của Holland]] viết vào tháng 9 năm 1758 về "tin tốt" Friedrich II Đại Đế.<ref>Stephen Conway, ''War, state, and society in mid-eighteenth-century Britain and Ireland'', trang 14</ref> Dù quân Nga tuyên bố thắng trận như ngay đến Trung tướng [[Nikita Ivanovich Panin]] của bọn họ phải viết: ''"Những binh sĩ trên bãi chiến trường đều hy sinh, bị thương hoặc là say rượu"''. Quân Nga cũng hoàn toàn suy sụp với chiến bại thê thảm này, nên mới phải thoái lui.<ref name="JayLuvaas7"/> Ít ra, trận đánh đẫm máu và đắt giá tại Zorndorf cũng giúp cho nhà vua nước Phổ tồn vững được trên chiến trường phía Đông của cuộc chiến.<ref>John Cannon, ''A Dictionary of British History''.</ref> Khi nhân dân Phổ ăn mừng đại thắng thì giáo sĩ Sack có bài thuyết giảng ngợi ca chiến công hào hùng của nhà vua, liền được dịch sang [[tiếng Anh]] tại Luân Đôn. Vị bộ tướng can trường của Seydlitz trong trận chiến này là Wakenitz cũng được nhà vua thăng chức Trung tá. Người đương thời ai cũng xem trận này là thắng lợi của ông.<ref name="GilesMacDonogh275276"/> Không những xóa tan mọi ý đồ mở chiến dịch của quân Nga mà chiến thắng to lớn này còn giúp ông được tự do đối phó với mối hiểm họa từ quân Áo tại xứ Sachsen.<ref name="Haythornthwaite133"/> Và, cho đến năm [[1826]], đài kỷ niệm chiến tích của nhà vua được dựng nên tại Friedrichsberg, với dòng chữ: ''"Nơi đây Friedrich Đại Đế chiến đấu trong trận đánh ngày 25 tháng 8 nắm 1758"''.<ref name="ThomasCampbell183184"/> Rõ ràng, đây là chiến tích hiển hách nhất của ông và các đoàn binh trăm thắng của mình trong chiến dịch năm 1758 của cuộc Đại chiến Bảy Năm.<ref name="emoryallen"/><ref>[[Louis Leo Snyder]], Ida Mae Brown, ''Frederick the Great; Prussian warrior and statesman'', trang 142</ref> Và, có lẽ là trận đánh ác liệt nhất trong cuộc Chiến tranh Baỷ Năm,<ref name="JayLuvaas7"/> trận này cũng thu hút nghiên cứu [[lịch sử|sử học]] quân sự Phổ - Đức hậu thế vì có vai trò quan trọng trong lịch sử quân sự Phổ - Đức, và theo nhà lý luận quân sự thiên tài Phổ là [[Carl von Clausewitz|Karl von Clausewitz]], đây là ''"trận chiến này rõ ràng là nổi bật nhất cuả cuộc Chiến tranh Bảy Năm, có lẽ là trong toàn bộ lịch sử quân sự cận đại, vì diễn biến đáng nhớ của nó"''.<ref name="Citino96100"/> Cũng giống như chiến thắng của Friedrich II Đại Đế ở Torgau về sau (1760), chiến thắng này nhờ có sự can thiệp của Kỵ Binh lúc lâm nguy.<ref>Jay Luvaas, ''Frederick the Great on the Art of War'', trang 156</ref>
Vào nửa cuối [[Thế kỷ 19|thế kỷ thứ XIX]], sau khi [[Thủ tướng]] [[Đế quốc Đức|Đức]] là [[Otto von Bismarck]] bị [[Hoàng đế Đức|Hoàng đế]] (''[[Kaiser]]'') [[Wilhelm II của Đức|Wilhelm II]] sa thải, ông từng nói : ''"Chúng ta hãy hy vọng rằng trong cơn khủng hoảng [[Hoàng đế]] sẽ dũng cảm và sẵn sàng hy sinh như Friedrich II Đại Đế ở Zorndorf, Hochkirch và Kunersdorf,"''.<ref>Bernhard Bülow (Fürst von), Fritz August Voigt, Geoffrey Dunlop, ''Memoirs: Early Years and Diplomatic service, 1849-1897'', trang 642</ref> Trong cuộc [[Chiến tranh thế giới thứ nhất]], Quân đội Đức dưới quyền Thống chế [[Paul von Hindenburg]] đã đánh bại quân Nga trong nhiều trận vẻ vang hơn hẳn chiến thắng của vua Phổ ở trận Zorndorf - nhưng xét ra thì tình hình của Friedrich II Đại Đế trước trận thắng tại Zorndorf bất lợi hơn nhiều so với tình thế quân Đức trên [[Mặt trận phía Đông (Chiến tranh thế giới thứ nhất)|Mặt trận phía Đông]] của cuộc Đại chiến.<ref>Arden Bucholz, ''Hans Delbrück & the German military establishment: war images in conflict'', trang 90</ref> Ngoài ra, dù hai trận thư hùng ác liệt ở Zorndorf (1758) và Kunersdorf (1759) được xem là hai trận đánh khó nhọc nhất trong những trận chiến chứng tỏ thiên tài quân sự của Friedrich II Đại Đế đánh bại cả liên quân chống Phổ (mặc dù đều bộc lộ đại tài dụng binh của ông xét về bối cảnh của thời đại), sau hai trận chiến đó thì quân Nga không bao giờ dám chiến đấu trực tiếp với vua Phổ nữa.<ref name="materanocannae298"/><ref>Sir John Alexander Hammerton (biên tập), ''Peoples of All Nations'', trang 438</ref><ref>William Milligan Sloane, ''The life of Napoleon Bonaparte'', trang 267</ref>
 
=== Những gì sau đó ===
Dòng 152:
{{Cquote|''Một vị Tướng gây con quỷ xấu số này chú ý. Hắn tiến đến và nhào vào nói với ông bằng những lời lẽ mà loài người chẳng thể hiểu được. Thấy một hình thượng đeo ở cổ của hắn, vị Tướng vươn tay tới dùng gậy thọc vào nó. Tên tù binh ôm chặt hai bàn tay của hắn vào đầu cái gậy, vì nghĩ rằng ông muốn tống cổ vị thánh quan thầy của hắn ra khỏi hắn. Điều này khiến cho vị Tướng nổi cơn thịnh nộ, và ông đánh dữ dội vào tay hắn đến mức chúng sưng lên và biến thành màu đen. Tên [[Kalmykia]] đó vẫn đứng vững, và giữ tay vào hình vị Thánh của hắn trong khi bằng đôi mắt đẫm lệ nhìn chằm chằm vào vị Tướng đã tra tấn hắn quá dã man. Vị Tướng quá căm giận đến mức ông ấy liên tiếp giáng những đòn đánh chí mặt vào khuôn mặt hắn, làm cho máu me bao phủ toàn bộ mặt hắn. Tôi bật thốt lên khi thấy cảnh tượng này, và hỏi vị Tướng rằng phải chăng những hành động ấy nhằm công kích những tên Cozak và Kalmykia vì sự man rợ của hắn. Tôi nghĩ rằng có những người còn man rợ hơn.''|||Henri Alexandre de Catt}}
 
Trong đám tù binh Nga có năm viên tướng phải đến chầu vua trên bãi chiến trường. Đó là Saltykov, [[Zakhar Grigoryevich Chernyshov|Chernyshyov]], Manteuffel, Tiesenhausen và Sievers. Đồng thời, có nhiều Sĩ quan Nga khác cũng đến trình diện Bộ Tư lệnh Quân đội Phổ, trong số đó có Vương công Nga Sulkowski. Dĩ nhiên, Vua Phổ rất căm ghét bọn họ vì sự tàn bạo của người Nga khi tàn phá đất Brandenburg. Và, vốn đã giáng cho quân Nga một thất bại toàn diện và thảm hại ở Zorndorf,<ref>Bradley Allen Fiske, ''The art of fighting: its evolution and progress, with illustrations from campaigns of great commanders'', trang 187</ref> ông phán quyết: ''"Trẫm xin lỗi rằng Trẫm không có một [[Xibia]] nào để giam chúng bay vào, để chúng bay có thể bị đối đãi như các Sĩ quan của Trẫm tại nước bay, vì vậy bọn bay phải bị tống giam vào nhà ngục tại Cüstrin."'' Thoạt đầu họ phản đối kịch liệt, nhưng viên Sĩ quan chỉ huy của thành này đã thuyết phục họ chịu tội: ''"Tôi không còn một căn nhà nào nằm ở thị trấn, ở đó các ông có thể được tha, và do đó các ông phải mãn nguyện với nơi này"''. Không hề để tâm đến thái độ phản kháng của người Nga, người Phổ dứt khoát đẩy người Nga vào đó.<ref name="WilhelmArchenholz164"/> Sau ba ngày, họ được tha bổng, và ở mướn nhà trọ ở ngoại ô thành trì Cüstrin mà không hề bị đốt phá gì. Nhà vua cũng không ít lần dong ngựa quanh khu này, và mọi tù binh Nga đều đổ xô ra xem vị chủ tướng vĩ đại nhất của thời đại. Nhà vua ít để ý đến họ nhất trong những dịp này. Khi hay tin tốt rằng các tù binh Phổ được đối xử hậu hĩnh tại đô thành Sankt-Peterburg, nhà vua lập tức truyền cho các tướng lĩnh Nga về nước, lại còn tham dự mọi lễ hội cung đình Nga. Trong lúc đó, tù binh của hầu hết mọi nước Âu châu tuyên thệ trung thành với [[Hoàng hậu]] tại kinh thành Berlin.<ref name="FranzKugler383"/><ref name="ThomasCampbell183184"/> Như đã nói, không lâu sau chiến thắng Vua Phổ lập tức thân hành kéo binh mã về xứ Sachsen. Điều này cho thấy ông không hề chậm chân trong việc quét sạch quân thù ra khỏi bờ cõi.<ref name="AlbertSeaton29"/> Ông cứ mặc kệ để cho quân thù ăn mừng cái chiến thắng vô hình của bọn họ, trong khi ông phát huy lợi thế của ông giành được sau chiến thắng vẻ vang.<ref name="WilhelmArchenholz164"/> Trong khi đó, Fermor đưa quân vào tỉnh Pomerania và công hãm thành Kolberg cùng quân Thụy Điển. Quân dân Phổ anh dũng chống trả, đánh lùi địch. Quân Nga tháo lui, một binh đoàn đặc nhiệm Phổ cũng chặn đứng được quân Thụy Điển.<ref name="FranzKugler383"/> Như vậy là trận đánh Zorndorf đã tạo lợi thế cho nhà vua : ông đã hoàn thành sứ mạng của mình với sự rút lui của quân Nga về Ba Lan<ref name="ronaldhamilton72"/>. Quân Nga đại bại thì biên cương phía Bắc đã ổn định.<ref name="doughty97"/> Sau đại thắng tại Zorndorf, Friedrich II Đại Đế có lời bàn về việc ông cứ liên tục phải điều binh đánh dẹp hết nơi này đến nơi khác:
{{Cquote|''Trẫm thật đa tạ với [[Voltaire|nhà ẩn dật chốn Les Délices]] (tức Voltaire bạn thân của vua), vì ông để tâm đến những cuộc phiêu lưu của [[Đôn Kihôtê|Đông Kisốt]] của phương Bắc (ám chỉ chính vua). Đông Kisốt này sống đời ngao du của một nghệ sĩ hài, khi thì diễn ở một nhà hát, lúc thì ở nơi khác, đôi khi bị huýt sáo chê bai, đôi lúc được vỗ tay tán thưởng. Vở diễn cuối cùng của anh là ''Thébaïde'' (một vở bi kịch của [[Jean Racine]] mà mọi nhận vật chính đều [[chết]]); thật ít người ở lại để tắt đèn cầy...''|||Friedrich II Đại Đế ([[tháng mười|tháng 10]])<ref>George Peabody Gooch, ''Frederick the Great: the ruler, the writer, the man'', trang 199</ref>}}
 
Dòng 158:
{{Cquote|''Từ những gì Ta thấy vào ngày 25 tháng 8, Ta phải khuyên em nên áp đặt kỷ cương chặt chẽ vào lực lượng Bộ Binh. Hãy nhớ lời Ta nói, và làm cho họ sợ đòn roi. Và hãy để cho các binh sĩ của em sát cánh bên mọi khẩu đại bác mà em có thời gian thu thập, không kể đường kính nòng súng ra sao.''|||Friedrich II Đại Đế}}
Như vậy là với chiến thắng khốc liệt tại Zorndorf của người Phổ thì quân Đồng minh Nga - Áo đã không thể hợp binh với nhau.<ref name="Fabian241"/> Một lần nữa, những cuộc hành chinh thần tốc dũng mãnh của vua Phổ đã khiến cho ông phát huy hai chiến thắng Roßbach và Leuthen mà gặt hái thành công vẻ vang trong mục tiêu này<ref>David Pryde, ''European history in a series of biographies'', trang 159</ref>. Cứ theo đó quân Liên minh hoàn toàn mất đi một cơ hội để áp đảo quân Phổ bằng quân số.<ref name="spencertucker776">Spencer Tucker, ''A global chronology of conflict: from the ancient world to the modern Middle East'', Tập 2, trang 776</ref> Chiến thắng của quân Phổ ở trận đánh đẫm máu này cũng được coi là sự kiện tiêu biểu nhất của chiến cuộc năm 1758 của chiến tranh.<ref name="white586h"/> Nhà vua nước Phổ đã đánh bại quân Nga tại Zorndorf chỉ trong vòng 10 ngày sau khi quân Nga vây hãm thành Küstrin.<ref name="letissier">Tony Le Tissier, ''The Siege of Kurstrin: Gateway to Berlin, 1945'', trang 3</ref> Trong khi khắp trời Âu đều phải thừa nhận ông là một trong những vị tướng giỏi nhất thế giới,<ref name="tuttle12"/> Friedrich II Đại Đế không hề phải bận tâm về sự tập hợp của quân Đồng minh Nga - Áo nữa trong suốt năm 1758, và điều ông mong muốn đã thành hiện thực là quân Nga không thể tiến vào miền [[Mark]] thuộc lãnh địa Brandenburg do chính ông cai quản, và thua chạy.<ref name="willard315"/><ref name="Schieder130">[[Theodor Schieder]], Sabina Berkeley, Hamish M. Scott, ''Frederick the Great'', trang 130</ref> Trong suốt một thời gian dài sau đó, Triều đình Sankt-Peterburg luôn cảm thấy nhục nhã bởi lẽ các tướng lĩnh quân Nga thật quá ư là khoác lác khi công bố thắng trận tại Zorndorf.<ref>Johann Wilhelm von Archenholz, ''The history of the Seven Years War in Germany'', trang 265</ref> Phá tan quân Nga, chiến thắng này là một thành công ban đầu của ông trong giai đoạn mới của cơn binh đao,<ref name="kelly396chris"/><ref>John Frederick Charles Fuller, ''A Military History of the Western World: From the defeat of the Spanish Armada, 1588, to the Battle of Waterloo, 1815'', trang 214</ref> góp phần mang lại thắng lợi cho chiến dịch năm 1758 của Friedrich II Đại Đế chống quân Liên minh Áo - Nga - Thụy Điển - Pháp, tuy nhiên mất mát của quân đội ông trong các trận đánh lớn ở Zorndorf và Hochkirch, cùng với cái chết của Vương tỷ Wilhelmina, khiến cho đây trở thành một chiến dịch đắt đỏ và bản thân ông cũng cảm thấy rất đau buồn, dù vậy, sau đó, ông hồi phục lại nhuệ khí chiến đấu.<ref name="Ritter116"/><ref name="richarddupuy735"/> Trước đó, trong khi vua em giành chiến thắng ở Zorndorf nối tiếp các thắng lợi tại Roßbach, Leuthen, Wilhelmina đã quá ốm yếu đến mức lá thư của bà nhằm chúc tụng chiến thắng Zorndorf của ông có thể bị lãng quên.<ref>Wilhelmine (Margravine, consort of Friedrich, Margrave of Bayreuth), Voltaire, Georg Horn, ''The Margravine of Baireuth and Voltaire'', các trang 124-125.</ref> Ông vẫn còn có 15 vạn quân sĩ trên trận tiền.<ref name="richarddupuy735"/> Kể từ trận thắng tại Zorndorf, ông biết rằng người Nga khi xâm phạm đất Phổ thường hay sát hại cư dân, do đó ông càng để tâm đến "họa Nga" hơn.<ref>David Fraser, ''Frederick the Great: King of Prussia'', trang 415</ref> Vào năm sau tức là năm [[1759]], cách phía Nam bãi chiến trường ác liệt Zorndorf không xa, một trận đánh kịch liệt khác diễn ra giữa người Phổ và quân Đồng minh Nga - Áo tại [[Trận Kunersdorf|Kunersdorf]].<ref>Giles MacDonogh, ''Frederick The Great'', trang 284</ref> Dù quân Liên minh Nga - Áo thắng trận này, cũng như trận Zorndorf tình hình trở nên bế tắc do quân Nga tổn thất quá nhiều lại còn gặp khó khăn về tiếp tế nên Bộ Tư lệnh của Quân đội Nga nản quá lui quân (trận Kunersdorf nối tiếp trận Zorndorf như một điển hình về sự tổn thất to lớn thường thấy của Quân đội Nga buổi ấy).<ref name="emil128rei"/><ref>John Childs, ''Armies and warfare in Europe, 1648-1789'', các trang 128-129</ref> Chiến thắng Zorndorf, cũng như mọi chiến thắng khác của quân Phổ trong cuộc Chiến tranh Bảy Năm, đều cứu thoái Vương quốc Phổ khỏi nguy cơ thất bại.<ref>William Young, ''German Diplomatic Relations 1871-1945: The Wilhelmstrasse and the Formulation of Foreign Policy'', trang 5</ref> Tuy nhiên, một hệ quả của chiến thắng ác liệt tại Zorndorf, thất bại thảm khốc tại Kunersdorf và chiến thắng đắt đỏ tại [[Trận Torgau|Torgau]] ([[1760]]) là thể hiện những điểm không hay của chiến thuật "đánh xiên" lừng danh của Nhà vua. Sau ba trận đánh kinh hồn bạt vía này, ông sẽ không còn đánh những trận tương tự và vào năm [[1762]], sau khi máu người Nga đã đổ xuống ở Zorndorf và Kunersdorf, Nga hoàng Elizaveta qua đời và cháu bà là [[Pyotr III của Nga|Pyotr III]] - một người vô cùng ngưỡng mộ vua nước Phổ - đã lên nối ngôi và chấm dứt chiến tranh với ông.<ref>Edgar Sanderson, John Porter Lamberton, John McGovern, ''The world's history and its makers'', Tập 5, trang 330</ref> Khi sắp toàn thắng cuộc đại chiến, ông đánh tan nát quân Áo trong trận đánh tại [[Trận Burkersdorf|Burkersdorf ở Schliesen]] trong năm đó, một chiến thắng nhỏ nhoi nhưng lại có tầm quan trọng vô cùng lớn lao.<ref>Christopher Duffy, ''Frederick the Great: A Military Life'', trang 240</ref><ref>Christopher Duffy, ''Frederick the Great: A Military Life'', trang 312</ref>
 
Ngoài ra, chính chiến thuật "đánh xiên" mà ông đã áp dụng trong trận thư hùng long trời lở đất ở Zorndorf,<ref>Gerhard Ritter, ''Frederick the Great: a historical profile'', trang 107</ref> đã gặt hái thành công ở mức độ nhỏ hơn trong trận long hổ tranh hùng ở Kunersdorf, và dần dần gặp phải bao vấn đề trục trặc. Một phần lớn là do quân Áo đã đổi mới chiến thuật của họ, qua đó dễ dàng tiếp cận và đánh bại chiến thuật "đánh xiên".<ref>Christopher Duffy, ''Frederick the Great: A Military Life'', các trang 312-313.</ref> Chính vì thế, trong năm 1762 Friedrich II Đại Đế một lần nữa huy hoàng chiến thắng kẻ thù nhờ có những chiến thuật khác hẳn, chứ không còn là "đánh xiên" nữa.<ref>Linas Eriksonas, Leos Müller, ''Statehood before and beyond ethnicity: minor states in Northern and Eastern Europe, 1600-2000'', trang 171</ref> Về sau, trong cuộc [[Chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ (1877–1878)]], có tư liệu gọi chiến thắng của quân Ottoman trong [[trận Plevna lần thứ ba]] là thất bại nặng nề nhất của quân Nga kể từ sau khi bị Friedrich II Đại Đế đánh tan tác trong trận Zorndorf này.<ref>''The Academy'', Tập 47, trang 292</ref>