Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đa Văn thiên vương”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Trong tôn giáo Ấn Độ: Thêm thể loại, replaced: trái đất → Trái Đất using AWB
n clean up, replaced: → , : → : (2) using AWB
Dòng 21:
 
Đa Văn Thiên Vương còn được thờ với hiển tướng là hộ thần phương Bắc, thân mang giáp trụ, tay phải cầm thương và tay trái cầm bảo tháp. Bảo tháp này chứa châu báu mà ngài gìn giữ. Trong các chùa ở [[Châu Á]], ngài là vị thần bảo vệ và che chở cho các hình tượng thờ ở chính điện có khi thờ trước cổng môn chùa hoặc bên trái hoặc phải mỗi bên hai vị khi phối thờ chung với nhau.
[[Hình:Todaiji13s4592.jpg|nhỏ|250px|phải|Khi xuất hiện là hộ thần Phương Bắc, Đa Văn Thiên Vương mang giáp trụ tay phải cầm thương và tay trái cầm bảo tháp - tượng thờ tại chùa [[Tōdai-ji]], cố đô [[Nara]]-[[Nhật Bản]] thế kỷ 12]]
 
Đa Văn Thiện Vương thường được phối thờ chung cùng 3 vị thiên vương kia nhưng có khi được thờ riêng biệt<ref>Phật Giáo và Đạo Giáo [[Trung Quốc]] và [[Việt Nam]] thường phối thờ chung, riêng [[Ấn Độ]] và [[Trung Á]] thường thờ riêng trong [[Phật giáo Bắc Tông]]. Đây chính là vị thần duy nhất thờ riêng được trong [[Tứ Đại Thiên Vương]]</ref>. Ở [[Nhật]], ngài được thờ riêng độc lập với các vị khác từ thế kỷ thứ 9. Ngài là thần chiến tranh và là thần chữa bệnh cho các hoàng đế. Thế kỷ 17, ngài là người ban phát giàu sang và hạnh vận, ngài trở thành 1 trong 7 vị thần phúc thần <ref>gọi là ''Shichifukujin''</ref>.
 
Theo thời gian, với sự ảnh hưởng của [[Phật giáo Đại thừa]], [[Tứ Đại Thiên Vương]] cũng được hóa thân thành những vị thần canh giữ Thượng giới, nơi mà [[Ngọc Hoàng Thượng Đế]] ngự trị trong thần thoại Trung Hoa. Đa Văn Thiên Vương trấn phương Bắc, thuộc nhâm quý '''Thủy''', mang sắc '''Đen''', tay cầm lọng báu, biểu tượng cho sự che chở, mưa móc sinh sôi, nên còn được mệnh danh cho chữ "'''Vũ'''" (''雨'').
Dòng 38:
Ngoài các kinh điển Phật giáo, hình ảnh về Đa Văn Thiên vương trong thần thoại Trung Hoa được mô tả nhân vật trong tác phẩm [[Phong thần diễn nghĩa]].
 
[[Phong thần diễn nghĩa]] mô tả Đa Văn Thiên Vương xuất thân tên gọi là Ma Lễ Hải, theo phò nhà Thương dưới trướng [[Hoàng Phi Hổ]] cùng 3 người anh em, gọi chung là "Ma gia Tứ tướng". Ma Lễ Hải là người thứ 3, vũ khí là một cây giáo và một cây [[đàn tỳ bà]]. Bốn dây đàn chia ra: địa, thủy, hỏa, phong. Nếu khảy đàn thì gió, lửa nổi dậy (Hồi 40). Khi [[Khương Tử Nha]] phò Võ Vương, dự định khởi binh phạt Trụ, Ma Lễ Hải cùng các anh em mang quân tấn công Tây Kỳ, về sau tử trận được phong làm Bắc Thiên Vương, giữ ''Hỗn Nguyên Tán'', cai quản Thiên Môn.<ref>Xem : [[Phong thần diễn nghĩa]] của [[Hứa Trọng Lâm]] hồi 40,41: ''Bốn tướng cậy phép đoạt thành, Văn Trọng đi ngang Huỳnh Hoa Trại''</ref>.
 
Trong [[Tây Du Ký]], Đa Văn Thiên vương không được mô tả hình dáng một cách chi tiết, ngoài một số lần giáp chiến với [[Tôn Ngộ Không]] cùng các vị thiên vương khác như các lần bao vây ở Hoa Quả sơn, Đại náo thiên cung.<ref>Xem [[Tây Du Ký]] của [[Ngô Thừa Ân]] - Hồi 4 - 7 : 大圣闹天宫 – ''Đại Thánh náo thiên cung''</ref>
 
==Chú thích==