Khác biệt giữa bản sửa đổi của “HMS Prince of Wales (53)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
Dòng 79:
Những con tàu này được gửi đến Singapore để "dọa nạt" Nhật Bản và răn đe họ ý định tấn công [[Mã Lai]] và [[Đông Ấn Hà Lan|Đông Ấn thuộc Hà Lan]]. Tuy nhiên, người Nhật không dễ bị ngăn cản, vẫn tiến hành cuộc tấn công đổ bộ vào ngày [[8 tháng 12]] cùng ngày họ [[trận Trân Châu Cảng|tấn công]] [[Trân Châu Cảng]] phía bên kia [[Đường đổi ngày quốc tế]]. Đô đốc Phillips quyết định cố gắng đánh chặn hạm đội đổ bộ, nên ''Prince of Wales'' và ''Repulse'' lên đường cùng với bốn tàu khu trục HMS ''Electra'', ''Express'', [[HMS Tenedos (H04)|''Tenedos'']] và [[HMAS Vampire (D68)|HMAS ''Vampire'']] để tìm kiếm lực lượng Nhật. Tuy nhiên họ đã không thành công, và bị tàu ngầm Nhật [[I-65 (tàu ngầm Nhật)|''I-65'']] phát hiện trên đường quay trở về Singapore. Máy bay và tàu ngầm Nhật đã dõi theo hạm đội Anh, và vào ngày [[10 tháng 12]] năm [[1941]], không được bất kỳ sự che chở nào trên không, cả ''Prince of Wales'' và ''Repulse'' đều bị [[Đánh chìm Prince of Wales và Repulse|tấn công và đánh chìm]] bởi 86 máy bay ném bom và máy bay ném ngư lôi thuộc Không đoàn Hải quân 22 của [[Hải quân Đế quốc Nhật Bản]] đặt căn cứ tại [[Thành phố Hồ Chí Minh|Sài Gòn]].
[[Tập tin:Prince of Wales-4.jpg|nhỏ|trái|Nghi lễ tôn giáo trên sàn phía sau của HMS ''Prince of Wales'', trong giai đoạn diễn ra hội nghị Newfoundland.]]
Là một thiết giáp hạm hiện đại, ''Prince of Wales'' được kỳ vọng sẽ thể hiện tốt hơn so với ''Repulse'', một cựu binh của thời [[Chiến tranh thế giới thứ nhất|Chiến tranh Thế giới thứ nhất]]. Ở một số góc độ điều này đã không trở thành hiện thực. Ngay trước khi xuất phát, dàn [[ra đa|radar]] dò tìm mặt biển của ''Prince of Wales'' đã không hoạt động, lấy đi khỏi Lực lượng Z một trong những thiết bị cảnh báo sớm có khả năng nhất. Rất sớm vào đầu trận đánh, ''Prince of Wales'' bị bất động khi một quả ngư lôi đã may mắn đánh trúng vào đúng nơi một trục chân vịt gắn vào lườn tàu, làm ngập nước lan rộng và khiến cho bánh lái không thể điều khiển cũng như mất nguồn điện cung cấp cho dàn pháo hạng hai 133 mm (5,25 inch) đa dụng. Có lẽ nghiêm trọng hơn là việc là việc các máy phát điện không hoạt động làm vô hiệu nhiều máy bơm của chiếc ''Prince of Wales''. Việc mất điện còn khiến nhiều phần của con tàu hoàn toàn bị tối đen tăng thêm phần khó khăn cho các đội kiểm soát hư hỏng của ''Prince of Wales'' trong nỗ lực làm ngập đối xứng để cân bằng con tàu. Tổng cộng, nó đã trúng bốn [[ngư lôi]] và một quả bom trong trận chiến cuối cùng. Hàng trăm người đã thiệt mạng khi con tàu bị chìm, và Đô đốc Phillips cùng Thuyền trưởng [[John Leach (sĩ quan hải quân)|John Leach]] nằm trong số những người tử trận khi họ có thể đã chọn chết theo con tàu hay đã quyết định rời tàu quá trễ. Tuy nhiên, lườn tàu chắc chắn và sự phân ngăn bên dưới mực nước tốt hơn của ''Prince of Wales'' cho phép nó duy trì sự nổi lâu hơn so với đồng đội ''Repulse'' đã lớn tuổi, giúp cho một phần lớn thủy thủ đoàn được cứu sống; tương phản rõ rệt với ''Repulse'' phải chịu đựng tổn thất nhân mạng nặng nề khi nó bị chìm nhanh chóng.
 
[[Tập tin:Prince of Wales and Repulse.jpg||nhỏ|phải|Thiết giáp hạm [[HMS Prince of Wales (1939)|''Prince of Wales'']] (bên trái, phía trước) và tàu chiến-tuần dương [[HMS Repulse (1916)|''Repulse'']] (bên trái, phía sau) đang bị máy bay Nhật Bản tấn công vào ngày [[10 tháng 12]] năm [[1941]]. Một tàu khu trục (có thể do họa sĩ thêm thắt vào)<ref>Stephen, Martin. ''Sea Battles in Close-up: World War 2'' (Shepperton, Surrey: Ian Allan, 1988), Tập 1, trang 111,</ref> đang ở tiền cảnh bên phải.]]