Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sukhoi Su-33”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 12:
|được phát triển từ=[[Sukhoi Su-27]]
}}
'''[[Sukhoi]] Su-33''' ([[tên ký hiệu của NATO]] 'Flanker-D') là một máy bay chiến đấu hải quân được sản xuất ở [[Nga]] bởi hãng [[Sukhoi]] vào năm [[1982]] cho [[tàu sân bay]]. Đây là một máy bay có thiết kế bắt nguồn từ [[Sukhoi Su-27]] 'Flanker' và ban đầu nó được biết đến với tên gọi '''Su-27K'''. Sự khác biệt chính giữa Su-27 và Su-33 là Su-33 có thể hoạt động trên tàu sân bay. Không giống như Su-27, Su-33 có khả năng tiếp nhiên liệu trên không.
 
==Sự phát triển==
[[Tập tin:Sukhoi Su-33 on Admiral Kuznetsov-1.jpg|250px|phải|nhỏ|Su-33 trên tàu sân bay đô đốc Kuznetsov.]]
[[Tập tin:Sukhoi Su-33 on Admiral Kuznetsov-2.jpg|250px|phải|nhỏ|Su-33 chuẩn bị cất cánh.]]
Su-33 bay lần đầu tiên vào [[tháng năm|tháng 5]]-[[1985]], và bắt đầu phục vụ trong [[Hải quân Nga]] vào năm [[1994]]. Một trung đoàn gồm 24 chiếc đã được biên chế hoạt động trên [[tàu sân bay]] duy nhất của Hải quân Nga, chiếc [[Hàng không mẫu hạm Đô đốc Kuznetsov|Đô đốc Kuznetsov]].
 
Trong suốt quá trình thử nghiệm, mỗi phi công phải thực hiện 400 lần thao tác hạ cánh trên những đường băng giả định được xây dựng với kích thước đúng như đường băng trên tàu sân bay, họ phải tập các bài tập kỹ thuật hạ cánh không có đèn báo hiệu trước khi thực hiện hạ cánh trên boong tàu sân bay thật. Trong suốt thời gian đó, chỉ có 1 tai nạn nhỏ xảy ra, khi máy bay định đáp xuống thì gió thổi mạnh một góc 45° ở mạn trái của sàn tàu đã khiến mẫu thử nghiệm (khi đó gọi là T-10K), do phi công Victor Pugachev điều khiển trượt quá vạch dừng 3 m, suýt gây thành tai nạn. Khi máy bay rời sàn đáp, một ống giảm xóc của hệ thống hạ cánh va chạm với những thanh chống sườn vỏ tàu. Các phi công của cả [[Mikoyan MiG-29|MiG-29K 'Fulcrum-D']] và Su-27K đều đã thấy những thanh chống này mà cũng không hề phàn nàn gì vì nó ở phía dưới sàn đáp, họ chỉ phàn nàn về sự nhiễu loạn không khí xảy ra do các sườn tàu mà sau này được sửa đổi.
Dòng 38:
==Hợp đồng xuất khẩu==
 
Vào [[23 tháng 10]]-2006, báo [[Kommersant]] thông báo Công ty Xuất khẩu Vũ khí Nhà nước Nga (Rosoboronexport) đã kết thúc đàm phán với [[Trung Quốc]], một hợp đồng được ký với việc Nga cung cấp cho Trung Quốc 50 máy bay chiến đấu Su-33 với giá trị lên đến 2,5 tỷ USD.[http://www.kommersant.com/p715509/r_528/China_jet_fighters_export/] Lúc đầu Trung Quốc chỉ định mua 2 chiếc với giá 100 triệu USD để thử nghiệm và sau đó họ đã tăng thêm 12-48 chiếc. Những máy bay chiến đấu này sẽ được sử dụng trong chương trình hàng không mẫu hạm Trung Quốc mới ra đời.
 
Tại [[triển lãm hàng không]] [[Zhuhai]] lần thứ 6 vào năm [[2006]], Phó giám đốc Thứ nhất của Văn phòng Hợp tác Kỹ thuật Quân sự [[Nga|Liên bang Nga]], [[Trung tướng]] [[Không quân Nga]] Aleksander Denisov, đã xác nhận trong một cuộc họp báo công khai rằng phía Trung Quốc đã tiếp xúc Nga cho việc dự định mua Su-33, và các cuộc thảo luận sẽ được bắt đầu vào năm [[2007]]. [[Tân Hoa xã|Tân Hoa Xã]] sau đó đăng thông tin trên vào cùng ngày [[1 tháng 11]]-[[2006]] trên trang web quân sự của họ, và đây cũng là thông tin chính thức duy nhất từ chính phủ Trung Quốc. Nhưng cả tướng Aleksander Denisov lẫn các quan chức Trung Quốc đều không để lộ ra bất kỳ chi tiết nào về thỏa thuận, như là mua sắm trực tiếp, lắp ráp theo giấy phép hay hợp đồng chuyển giao công nghệ; chỉ đơn giản nói là Trung Quốc sẽ đưa Su-33 vào hoạt động.