Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trạng thái oxy hóa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Trang mới: “'''Số ôxy hóa''' là số chỉ mức ôxy hóa của nguyên tử của nguyên tố hóa học trong một hợp chất hóa học. Con số này ch…”
 
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
'''Số ôxy hóa''' là số chỉ mức ôxy hóa của nguyên tử của [[nguyên tố hóa học]] trong một [[hợp chất]] hóa học. Con số này chính là điện tích theo lý thuyết của nguyên tử của nguyên tố đó nếu giả sử toàn bộ số liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử hợp chất đều là [[liên kết ion]]. Số ôxy hóa thường là số nguyên, có thể dương, âm hoặc bằng 0. Trong một số trường hợp số ôxy hóa là phân số, ví dụ trường hợp sắt có số ôxy hóa bằng 8/3 trong hợp chất [[ôxít sắt từ]] ({{chem|Fe|3|O|4}}). Số ôxy hóa cao nhất là dương +8 (gặp ở các nguyên tố [[rutheni]], [[xenon]], [[osmi]] và [[iridi]] trong các hợp chất tetraôxít của chúng) trong khi số ôxy hóa thấp nhất là -4 (gặp ở một số nguyên tố trong nhóm cacbon).
 
Trong phản ứng ôxy hoáhóa - khử diễn ra sự thay đổi số ôxy hóa của nguyên tử. Số ôxy hóa giảm thì gọi là sự khử, trong khi số ôxy hóa tăng thì gọi là sự ôxy hóa.
 
Quy tắc xác địnhgán số ôxy hóa cho nguyên tử của nguyên tố như sau:<ref>Lê Xuân Trọng (chủ biên) (2007), Sách giáo khoa ''Hóa học 10'' Nâng cao'', tái bản lần 1, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, trang 89</ref>
# Số ôxy hóa của nguyên tố trong đơn chất thì bằng 0.
# Tổng Sốsố ôxy hóa của các nguyên tố trong một phân tử thì bằng 0.
# Trong các ion đơn nguyên tử, Sốsố ôxy hóa của nguyên tố bằng điện tích của ion đó. Trong các ion đa nguyên tử, tổng Sốsố ôxy hóa của các nguyên tố bằng điện tích của ion.
# Trong hầu hết các hợp chất thì Sốsố ôxy hóa của hydrôhidrô là bằng +1, trừ trường hợp hiđrua kim loại (ví dụ natri hyđrua NaH, canxi hyđrua {{chem|Ca|1|HCaH|2}}). Số ôxy hóa của ôxy bằng -2, trừ trường hợp ôxy florua {{chem|O|1|FOF|2}} và perôxít (ví dụ [[hiđrô perôxít|hyđrô perôxít]] {{chem|H|2|O|2}})).
 
== Quy tắc chung xác định số ôxy hóa mà không dùng cấu trúc Lewis ==
Năm 1990, [[IUPAC]] chọn dùng các quy tắc sau nhằm xác định số ôxy hóa của nguyên tử của nguyên tố trong các hợp chất hóa học đơn giản mà không sử dụng công thức cấu tạo Lewis:<ref name=goldbook>''[[Gold Book]]'', [[IUPAC]], [http://goldbook.iupac.org/O04365.html Mục ''oxidation state''] &nbsp;[http://www.iupac.org/goldbook/O04365.pdf PDF]</ref>
 
* Bất kỳ đơn chất nào - dù có cấu tạo gồm hai nguyên tử, ví dụ khí clo {{chem|Cl|2}} - đều có SOXH bằng 0.
* Trong các ion đơn nguyên tử, SOXH bằng bới điện tích của ion. Ví dụ, anion sunfit S<sup>2−</sup> có SOXH bằng -2; cation liti Li<sup>+</sup> có SOXH bằng +1.
* Tổng SOXH của tất cả các nguyên tử trong phân tử hoặc ion đa nguyên tử thì bằng với điện tích của phân tử (bằng 0) hay ion đa nguyên tử đó. Do đó, có thể tính ra SOXH của một nguyên tố dựa vào SOXH của các nguyên tố khác.
# Tổng SOXH của tất cả các nguyên tử trong một phân tử thì bằng 0. Ví dụ, xét phân tử hợp chất cacbon điôxít {{chem|CO|2}}. Trong phân tử này, ôxy có SOXH bằng -2. Từ đó có thể tính ra SOXH của cacbon bằng +4 từ phương trình SOXH (C) + 2(-2) = 0.
# Tổng SOXH của các nguyên tử của các nguyên tố trong một ion đa nguyên tử bằng tổng điện tích của ion đó. Ví dụ, xét anion S<sup>2−</sup> (trong công thức SO<sub>3</sub><sup>2-</sup>). Theo quy tắc thì tổng SOXH ở đây phải bằng -2, từ đó suy ra SOXH của lưu huỳnh ở đây là +4 thông qua phương trình SOXH (S) + 3(−2) = −2.
 
Một số nguyên tố hầu như luôn luôn chỉ có một SOXH nhất định (do có khả năng mất electron hoặc khả năng hút electron rất cao). Do vậy, khi kết hợp điều này với các quy tắc trên thì có thể xác định được SOXH của nguyên tử của nguyên tố còn lại (ví dụ xác định SOXH của kim loại chuyển tiếp) trong hợp chất hóa học đơn giản.
 
Dưới đây là một số quy tắc khác có thể dùng lúc ban đầu nhằm xác định SOXH của nguyên tử của một số nguyên tố trong hợp chất đơn giản:
 
* Flo có SOXH bằng -1 do nó có khả năng hút electron cao nhất.
* Các nguyên tố nhóm [[halogen]] (trừ flo) có SOXH bằng -1 trừ các trường hợp khi liên kết với ôxy, với nitơ hoặc với các halogen khác có khả năng hút electron mạnh hơn. Ví dụ, trong hợp chất brôm clorua (BrCl) thì SOXH của clo là -1, nhưng SOXH của clo trong hợp chất clo florua (ClF) lại là +1 (do khả năng hút electron của flo mạnh hơn clo).
* Hiđrô có SOXH là +1 trừ trường hợp khi liên kết với các nguyên tử của nguyên tố có khả năng mất electron mạnh hơn như natri, nhôm và bo, ví dụ NaH, {{chem|NaBH|4}} và {{chem|LiAlH|4}} (hiđrô khi này có SOXH bằng -1).
* Ôxy trong hợp chất nhìn chung có SOXH bằng -2 mặc dù cũng có các ngoại lệ như {{chem|OF|2}} và perôxít như {{chem|H|2|O|2}}.
* Kim loại kiềm có SOXH bằng +1 trong hầu như tất cả các hợp chất có mặt chúng, trừ trường hợp hợp chất [[alkalide]] (hợp chất mà trong đó kim loại kiềm đóng vai trò là anion).
* Kim loại kiềm thổ có SOXH bằng +2 trong hầu như tất cả các hợp chất có mặt chúng.
 
== Tham khảo ==