Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hồ Chí Minh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Bolocom (thảo luận | đóng góp)
Đã lùi lại sửa đổi 13975894 của Bolocom .................. thêm nội dung không nguồn
Dòng 246:
Trong khi Hồ Chí Minh đang ở Pháp, các lãnh tụ [[Việt Nam Quốc dân Đảng]] và [[Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội]] lần lượt rời bỏ Chính phủ vì bất đồng với [[Việt Minh]] về việc ký [[Hiệp định sơ bộ Pháp-Việt (1946)]] cho phép quân Pháp quay trở lại Việt Nam. Sau đó xảy ra [[Vụ án phố Ôn Như Hầu]]. Công an khám xét trụ sở [[Việt Nam Quốc dân Đảng]] và [[Đại Việt Quốc dân đảng|Đại Việt Quốc dân Đảng]] với lý do hai đảng này âm mưu đảo chính nhằm lật đổ [[Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến Việt Nam Dân chủ Cộng hòa|Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]]. Các thành viên Việt Nam Quốc dân Đảng và Đại Việt Quốc dân Đảng có mặt tại trụ sở cũng bị bắt trong đó có đại biểu của Việt Nam Quốc dân Đảng trong [[Quốc hội Việt Nam khóa I]] là [[Phan Kích Nam]]. Sau sự kiện này các lãnh đạo [[Việt Nam Quốc dân Đảng]] và [[Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội]] từng tham gia Chính phủ đã lưu vong sang [[Trung Quốc]].
 
[[Hội nghị Fontainebleau 1946]] thất bại vì Pháp chần chừ ấn định thời hạn thực hiện cuộc trưng cầu dân ý ở Nam Kỳ về việc sáp nhập Nam Kỳ vào Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do họ đòi hỏi phải tái lập trật tự trước khi tổ chức trưng cầu dân ý khiến đoàn Việt Nam bỏ Hội nghị về nước nhưng Hồ Chí Minh vẫn nán lại Pháp để ký [[Tạm ước Việt - Pháp]] với nước này. Ngày [[14 tháng 9]] năm [[1946]], ông ký với đại diện chính phủ Pháp, bộ trưởng Thuộc địa Marius Moutet, bản [[Tạm ước Việt - Pháp]] (''Modus vivendi''). Trong bản Tạm ước này, hai bên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Pháp cùng bảo đảm với nhau về quyền tự do của kiều dân, chế độ tài sản của hai bên; thống nhất về các vấn đề như: hoạt động của các trường học Pháp, sử dụng đồng bạc Đông Dương làm tiền tệ, thống nhất thuế quan và tái lập cải thiện giao thông liên lạc của Liên bang Đông Dương, cũng như việc thành lập ủy ban tạm thời giải quyết vấn đề ngoại giao của Việt Nam. Chính phủ Việt Nam cam kết ưu tiên dùng người Pháp làm cố vấn hoặc chuyên môn, và hai bên đã đồng ý chấm dứt mọi hành động xung đột, vũ lực cũng như tuyên truyền chống đối nhau, phóng thích tù nhân chính trị, bảo đảm không truy bức người của bên kia, và hợp tác để những kiều dân hai bên không làm hại nhau. Tạm ước cam kết sẽ có một nhân vật do Việt Nam chỉ định và Chính phủ Pháp công nhận được uỷ nhiệm cạnh thượng sứ để xếp đặt cộng tác thi hành những điều thoả thuận này. Cuối cùng, Chính phủ hai bên sẽ sớm tiếp tục đàm phán (chậm nhất là vào tháng 1 năm 1947) để tìm cách ký kết những bản thoả thuận riêng nhằm dọn đường cho một hiệp ước chung dứt khoát.<ref>Ban nghiên cứu lịch sử Đảng. Văn kiện Đảng (1945-1954). NXB Sự thật. Hà Nội. 1978, trang 256-260</ref><ref>Hồ Chí Minh. Toàn tập - Tập 4. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội. 2000. trang 328-330</ref>
 
Thế nhưng những nhân nhượng đó cũng không tránh nổi chiến tranh. Sau khi nhận được liên tiếp 3 tối hậu thư của Pháp trong vòng chưa đầy một ngày, ông kí lệnh kháng chiến. Tối ngày [[19 tháng 12]] năm 1946, [[Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến]] do ông chấp bút được phát trên đài phát thanh. 20h tối cùng ngày, kháng chiến bùng nổ.