Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Antiochos III Đại đế”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
n clean up, replaced: → , → (6) using AWB
Dòng 7:
| cỡ hình =
| ghi chú hình = Đầu tượng Antiochos III.
| chức vị = Vua [[Vương quốc Seleukos|nhà Seleukos]]
| tại vị = 223 TCN – 187 TCN
| kiểu tại vị = Trị vì
Dòng 32:
| nơi mất = [[Susa]], [[Elymais]]
}}
'''Antiochos III Đại đế''' ([[Tiếng Hy Lạp]]: '''{{Polytonic|Ἀντίoχoς Μέγας}}'''), (khoảng 241 TCN – 187 TCN, trị vì từ 222 TCN đến 187 TCN) là con út của [[Seleukos II Kallinikos]], năm 18 tuổi trở thành vị [[vua]] thứ 6 của [[Vương quốc Seleukos]] thời [[Hy Lạp hóa]].
 
Lên kế vị khi còn thanh niên, Antiochos là vua có đầy tham vọng. Dù thất bại trong chiến tranh với [[nhà Ptolemaios|vương quốc Ptolemaios]] trong những năm đầu, vào những năm tiếp theo, Antiochos đã chứng tỏ mình là một trong những ông vua thành công nhất của nhà Seleukos, chỉ sau [[Seleukos I Nikator|Seleukos I]]. Sau cuộc Đông chinh ở Amyzon trong các năm 203 và 202 TCN, ông được đặt ngoại hiệu là ''[[Đại đế]]''. Bản thân ông cũng xưng "Đại vương", tức là ''Basileus Megas'' theo [[tiếng Hy Lạp]] và ''[[Shah]]'' theo [[tiếng Ba Tư]], sau khi chiếm được Koile Syria.
Dòng 57:
 
{{cquote|
''Ông vượt qua dãy Kavkaz (Hindu Kush), nối lại mối quan hệ với nhà vua Ấn Độ [[Sophagasenus]] (Subhashsena trong [[tiếng Phạn]]), nhận được nhiều voi, cho tới khi ông có được hoàn toàn 150 con và nhận được nhiều lương thực cho quân đội của mình.một lần nữa đặt ra một nhiệm vụ cá nhân cho quân đội của mình: để lại [[Androsthenes của Cyzicus]] với nhiệm vụ lấy kho báu mà nhà vua này đã đồng ý giao cho ông ta. ''|||Polybius
}}
 
=== Chiến dịch Ba Tư và Koile Syria ===
[[Tập tin:Seleucid-Empire 200bc.jpg|nhỏ|trái|300px|Vương quốc Seleukos vào năm 200 TCN, (Trước khi vua Antiochos bị người La Mã đánh bại).]]
Từ [[Seleucia bên bờ Tigris]], ông đã tiến hành một cuộc viễn chinh ngắn xuống [[Vịnh Ba Tư]] chống [[người Gerrhae]] bên [[bờ biển Ả Rập]] (205/204 TCN). Vua Antiochos III dường như đã khôi phục được Vương quốc Seleukos ở phía Đông và các chiến tích mang lại cho ông danh hiệu “Đại đế” ([[tiếng Hy Lạp]]: ''Antiochos Megas''). Vào năm 205/204 TCN, vua Ptolemaios IV qua đời, ấu chúa [[Ptolemaios V Epiphanes]] lên ngôi ở Ai Cập. Theo ghi nhận của Polybius thì Antiochos III đã thiết lập một hiệp ước bí mật với vua [[Macedonia]] là [[Philippos V của Macedonia|Philippos V]] về việc phân chia những vùng đất thuộc Ptolemaios. Theo các điều khoản của hiệp ước này, Macedonia được nhận vùng đất của Ai Cập quanh biển Aegean và [[Cyrene]] trong khi Antiochos sẽ có được [[Cộng hòa Síp|Síp]] và Ai Cập.
 
Một lần nữa, Antiochos đã tấn công những tỉnh của triều Ptolemaios ở Kolie Syria và Phoenicia, và vào năm 199 TCN, dường như ông đã chiếm được nó, trước khi những tỉnh này bị tướng Aetolia là Scopas phục hồi cho triều Ptolemaios. Tới năm 198 TCN, Antiochos đại phá quân của Scopas trong [[trận Panium]] gần thượng nguồn [[sông Jordan]], một trận chiến được coi là dấu hiệu đánh dấu sự kết thúc của sự cai trị của triều đình Ptolemaios ở Judea.
 
== Chiến tranh chống La Mã ==
{{Chính|Chiến tranh Syria - La Mã}}
Tiếp theo đó, Đại đế Antiochos III kéo đại quân đến Tiểu Á để chiếm lấy các thị trấn ven biển ở các thuộc địa vùng hải ngoại của triều đình Ptolemaios và các thành bagn Hy Lạp độc lập. Pharaon Ptolemaios V phải cầu cứu [[Cộng hòa La Mã]], dẫn tới cuộc chiến tranh [[Chiến tranh Syria - La Mã|giữa Đại đế Antiochos II và người La Mã]], từ [[Smyrna]] và [[Lampsacus]] khiếu nại đến nước cộng hòa ở phía tây, và đã trở nên căng thẳng hơn sau khi Đại đế Antiochos III chiếm được xứ [[Thracia|Thrace]]. Việc Quân đội La Mã rút khỏi Hy Lạp đã tạo cơ hội cho Antiochos III, trong thời gian này, vị danh tướng [[Hannibal]] đang lánh nạn trong triều đình của ông.
 
Vào năm 192 TCN, ông tiến hành chinh phạt Hy Lạp cùng 10.000 quân, và được bầu làm Tổng chỉ huy của người Aetolia. Tuy nhiên, vào năm 191 TCN, Quân đội La Mã dưới sự chỉ huy của [[Acilius Glabrio]] chặn đứng quân của ông tại [[Trận Thermopylae (191 TCN)|Thermopylae]] và buộc ông rút về châu Á. Cộng hòa La Mã, vốn đang ở thế thượng phong, lại ra quân tấn công vua Antiochos III ở Tiểu Á, và quân Seleukos đại bại trong tay [[Scipio Asiaticus]] tại [[Trận Magnesia|Magnesia ad Sipylum]] (190 TCN), sau khi quân La Mã đánh bại [[Hannibal]] khi đối mặt trên biển, chiếm được Tiểu Á.