Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến dịch Phụng Hoàng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n clean up, replaced: → (3) using AWB
Dòng 14:
Mạng lưới cơ sở cách mạng cung cấp lương thực và vật dụng cho các lực lượng vũ trang địa phương hoặc các lực lượng từ các căn cứ gần biên giới; cung cấp thông tin tình báo, dẫn đường cho quân đội [[giải phóng quân|quân Giải phóng]]; động viên nhân lực cho du kích và bộ đội chủ lực vùng; huy động đóng góp của quần chúng, duy trì một dạng chính quyền thô sơ ở địa phương.
 
Hệ thống kể trên đã hoạt động ở miền Nam Việt Nam từ nhiều năm và thành thạo trong các phương pháp hoạt động bí mật. Chương trình Phụng Hoàng được chính phủ [[Việt Nam Cộng hòa]] phát triển nhằm đương đầu với hệ thống cơ sở cách mạng kể trên. Khác với các nỗ lực quân sự, Phụng Hoàng là hoạt động mang tính chiến dịch của Cảnh sát quốc gia và được chỉ đạo bởi các ủy ban Phượng Hoàng bao gồm đại diện phía dân sự và các tổ chức quân sự bao gồm cứu tế xã hội, các cơ quan tình báo và tuyên truyền. Chính quyền [[Việt Nam Cộng hòa]] thực thi những điều luật riêng biệt áp dụng cho tội xúi giục chống đối và yêu cầu các công dân ủng hộ bằng cách cung cấp thông tin.
 
Chương trình Phụng hoàng bắt đầu hoạt động từ cuối năm [[1966]]. Ngày [[20 tháng 12]], 1967 Hoa Kỳ mới chính thức hỗ trợ với phương thức, thu thập tin tức, và trắc nghiệm.<ref name="UV"/>
 
== Mục đích và hoạt động ==
{| class="wikitable" style="float:right; margin:1em; margin-top:0;"
|-
! colspan="9" | '''Số liệu viên chức địa phương VNCH bị ám sát'''<ref>Thayer, Thomas. ''War Without Fronts''. Boulder, CA: Westview Press, 1985. tr 51</ref>
Dòng 42:
Với hệ thống [[Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam|Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam]] nằm vùng là một đối thủ có kinh nghiệm và tổ chức chặt chẽ, chính phủ Việt Nam Cộng hòa cần phải có các chuyên gia chiến tranh chính trị (''political warfare'') để đối phó. Trong hai năm 1967 và 1968, nỗ lực phối hợp tình báo (dựa chủ yếu vào các hoạt động của CIA) chống lại các cơ sở cách mạng được chủ trì bởi Tư lệnh quân đội viễn chinh Mỹ - tướng [[William Westmoreland]]. Đây là chương trình hợp tác quân sự và dân sự mang tên "Phối hợp và Khai thác tình báo" (Intelligence Coordination and Exploitation – ICEX) với nhiệm vụ là giúp đỡ và hỗ trợ chính phủ Miền Nam đương đầu với các mạng lưới cơ sở cộng sản này. Lúc đầu, chương trình này (ICEX) nhận được rất ít chú ý và ủng hộ của chính quyền Nam Việt Nam. Chỉ khoảng vài chục đối tượng của Mặt trận Dân tộc nằm vùng bị bắt giữ mỗi tháng bởi các hành động đột kích và bắt bớ chủ yếu do các đơn vị CIA.
 
{| class="wikitable" style="float:right; margin:2em; margin-top:0;"
|-
! colspan="5" | Số liệu kết quả của Chiến dịch Phụng Hoàng<ref name="">Cheryl Bernard, et al. ''The Battle Behind the Wire''. Santa Monica, CA: Rand Corporation, 2011. tr 41</ref>
Dòng 67:
Đến khi hàng ngàn cơ sở cách mạng tự lộ mình để tham gia [[Sự kiện Tết Mậu Thân|Cuộc tổng tấn công Mậu thân 1968]], chương trình Phụng Hoàng bắt đầu thu được kết quả cao. Sự hỗ trợ và quan tâm của chính quyền Việt Nam Cộng hòa cũng lên cao, chương trình này được chính thức phê chuẩn và mở rộng. Từ đó, các thành phần cảnh sát, quân đội và các tổ chức chính quyền cộng tác để đóng góp thông tin và hành động chống lại hạ tầng cơ sở của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam.
 
Thành phần tham gia là các viên chức hội đồng xã, trưởng xóm, cảnh sát địa phương và lực lượng dân vệ. Khi có tin từ địa phương chỉ điểm thì quân đội được báo cáo để đối phó. Riêng năm 1968 sau cuộc Tổng công kích Tết Mậu Thân, hơn 13.000 cán bộ nằm vùng bị bắt hoặc giết qua chiến dịch Phụng hoàng.<ref name="UV"/>
 
Chương trình Phụng Hoàng là nỗ lực sử dụng các nguồn tin tình báo, tiêu diệt các cá nhân trong mạng lưới Việt Cộng nằm vùng. Một biện pháp của quân đội Mỹ nhằm vào mạng lưới Việt Cộng cơ sở là bố ráp và truy lùng. Theo biện pháp này, quân đội bao vây một làng nghi vấn có Mặt trận Dân tộc hoạt động, sau đó tra hỏi rồi dời dân chúng đi nơi khác. Một số chiến dịch của chương trình Phụng Hoàng cũng dùng các biện pháp quân sự ví dụ như phục kích quân Giải phóng ở khoảng trống giữa các thôn ấp.
Dòng 73:
Trên giấy tờ, những cán bộ Mặt trận Dân tộc bị bắt giữ, đối xử như tội phạm hình sự, bị xử án và tù đày (hoặc hành hình), hoặc bị thuyết phục để ly khai hàng ngũ những người cộng sản và quy hàng chính phủ.<ref name="Phoenix">Spencer Tucker.''The encyclopedia of the Vietnam War: a political, social, and military history''. Santa Barbara, CA: ABC-CLIO, LLC, 2011. tr 909-910.</ref> Tuy nhiên, trên thực tế, rất nhiều người bị giết trong các cuộc đọ súng, đột kích hoặc bị hành hình tức khắc.
 
Tới năm 1969, khi chương trình Phụng Hoàng mất đi tính bí mật và thu hút sự chú ý của báo chí, [[Cơ quan Tình báo Trung ương (Hoa Kỳ)|CIA]] dần rút khỏi chương trình này. Các tổ chức bí mật của Mỹ được thế chân bởi các cố vấn tình báo quân sự Mỹ (quá trình này phát triển cùng tiến trình "[[Chiến tranh Việt Nam#Việt Nam hóa chiến tranh|Việt Nam hóa chiến tranh]]") và chú trọng vào huấn luyện, tổ chức nhân viên chính quyền Việt Nam Cộng hòa để duy trì áp lực với hệ thống cơ sở của Mặt trận Dân tộc. Các lực lượng chủ yếu được giao phó là Bảo an và Cảnh sát đặc biệt. Tháng 1 năm 1970, có khoảng 450 cố vấn quân sự Mỹ hỗ trợ chính quyền Việt Nam Cộng hòa trong khuôn khổ chương trình Phụng Hoàng. Sang năm 1972 thì Chiến dịch Phụng Hoàng được giao cho Cảnh sát Quốc gia điều hành. Cũng năm đó, cố vấn Mỹ rút khỏi vị trí trong Kế hoạch Phụng Hoàng. Một số rời sang các chương trình bình định nông thôn. Cho đến thời điểm quân đội Mỹ rút khỏi [[Việt Nam]] năm 1973, kết quả của chương trình Phụng Hoàng không đều khắp thậm chí khá khiêm tốn. Điều này là do hoàn cảnh nhiều hơn là do không còn thích hợp: hình thái chiến tranh đã thay đổi và mạng lưới cơ sở của Mặt trận Dân tộc Giải phóng không còn phổ biến nữa. Phần lớn cán bộ nằm vùng được đưa ra vùng giải phóng.
 
Theo phân tích khác thì Chiến dịch Phụng Hoàng là một phương cách hữu hiệu để diệt trừ ổ cán bộ nằm vùng, nên khi lực lượng cộng sản mở [[Chiến dịch Xuân - Hè 1972]] và ba năm sau, năm [[1975]] thì nguồn nhân lực không còn là cư dân địa phương nữa mà Miền Bắc phải đưa người vào chiến trường miền Nam tham chiến vì đơn vị cộng sản nằm vùng trong Nam đã bị vô hiệu hóa.<ref>[http://www.globalsecurity.org/intell/ops/vietnam-phoenix.htm Phoenix 1967-1971]</ref>
 
== Chỉ trích ==
Trong thời gian diễn ra chiến dịch Phượng Hoàng, CIA bị tố cáo là đã sử dụng các hình thức tra tấn một cách có hệ thống. Theo lời K. Barton Osborn, một sĩ quan tình báo quân đội tham gia chiến dịch thì đã có nhiều hình thức tra tấn dã man như đóng đinh vào tai người bị hỏi cung cho tới chết, trích điện vào chỗ kín của đàn ông và đàn bà... Trong suốt 18 tháng viên sĩ quan này tham gia chiến dịch, anh ta không thấy bất cứ người nào còn có thể sống sót sau quá trình hỏi cung. Để lấy lại thể diện, CIA cũng đã tiến hành một cuộc điều tra toàn diện về những khai nhận của Osborn và bác bỏ một số chi tiết nhỏ trong lời nói của sĩ quan này nhưng về toàn cục sự tàn bạo của cả chương trình là không thể chối bỏ.<ref>{{chú thích sách|title=A Question of Torture: CIA Interrogation, from the Cold War to the War on Terror|author=Alfred W. McCoy|publisher=Macmillan|year=2006|isbn=0805082484|pages=68}}</ref><ref>{{chú thích sách|title=Light at the End of the Tunnel: A Vietnam War Anthology|author=Andrew Jon Rotter|publisher=Rowman & Littlefield|year=1999|isbn=0842027130|pages=154}}</ref>
 
Không chỉ đích thân thực hiện, các viên chức CIA còn huấn luyện cho các đơn vị địa phương của Việt Nam Cộng hòa những hình thức khủng bố (bao gồm ám sát, tra tấn, tống tiền và các "kỹ thuật" khác) để đối phó với cán bộ nằm vùng, việc này giúp các viên chức Mỹ đẩy những phần việc họ không thể làm một cách hợp pháp cho các lực lượng nước ngoài<ref>{{chú thích sách|title=Predatory states: Operation Condor and covert war in Latin America|author=J. Patrice McSherry|publisher=Rowman & Littlefield|year=2005|isbn=0742536874|pages=50}}</ref>.
Dòng 89:
Có ý kiến còn cho rằng, chương trình này gây mất lòng dân chúng hơn bất kỳ hành động nào khác của quân đội viễn chinh Mỹ và chính quyền Sài Gòn.<ref>[http://www.cuttingedge.org/news/n1996.cfm Nhìn lại Chiến dịch Phượng Hoàng, một chương trình tương tự ở Iraq?]</ref>
 
Chương trình Phụng Hoàng thường được gọi bằng cái tên "chiến dịch ám sát", và bị chỉ trích là một ví dụ tiêu biểu của những hành động tàn bạo xâm phạm nhân quyền mà [[Cơ quan Tình báo Trung ương (Hoa Kỳ)|CIA]] và các tổ chức của nó đã tiến hành. Theo thống kê của Mỹ, trong năm 1969, 19.534 người bị coi là Việt Cộng đã bị ''"vô hiệu hóa"'' (từ sử dụng trong chương trình Phụng Hoàng): 6.187 người bị giết, 8.515 bị bắt, 4.832 người về theo chương trình [[chiêu hồi]]. Tới năm 1971, [[William Colby]] đưa ra con số người bị giết trong chương trình này là 20.857. Con số của chính quyền Sài Gòn còn cao hơn rất nhiều: 40.994<ref>[http://www.serendipity.li/cia/operation_phoenix.htm CIA và chiến dịch Phượng Hoàng]</ref>. Cá biệt, một nhóm dưới sự chỉ đạo của Karl Sherrick và Gary Leroy giết tới 23 người trong một tháng. Các đơn vị của hai người này chịu trách nhiệm về 200 cái chết trong các đợt hành động của họ. Tuy nhiên, chỉ có dưới 10% số nạn nhân của chương trình Phượng Hoàng đã thực sự là mục tiêu của chương trình này. Phần còn lại bị gán là cơ sở của Mặt trận Dân tộc sau khi họ đã bị giết hại. Các nỗ lực của các tỉnh trưởng nhằm đạt chỉ tiêu giao phó cũng dẫn đến sự phóng đại con số thống kê bằng cách tính cả các vụ bắt giữ người không theo Mặt trận Dân tộc, bắt giữ nhiều lần một đối tượng, và đưa cả số người chết từ các hoạt động quân sự vào kết quả chương trình Phụng Hoàng.
 
Theo báo cáo của Hoa Kỳ, tổng kết thời gian 1968-1972, có 26.000 quân đối phương bị giết, 34.000 bị bắt, trong số đó 22.000 quy hàng.<ref name="Phoenix"/>