Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tâm trạng khi yêu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 30:
 
== Tên phim ==
Tựa đề [[tiếng Trung Quốc|tiếng Trung]] của phim là ''Hoa dạng niên hoa'' (''花样年华''). Thông thường đây là cụm từ dùng để chỉ người phụ nữ ở giai đoạn đẹp nhất của họ tuy nhiên theo Vương Gia Vệ, tựa đề này dùng để chỉ giai đoạn những năm 1960 ở Hồng Kông, giai đoạn theo ông là đẹp nhất của hòn đảo này.<ref name=interview/>
 
Trong phim đạo diễn cũng sử dụng bài hát tiếng Trung ''Hoa dạng đích niên hoa'' do [[Chu Tuyền]] trình bày trong một số cảnh phim, bài hát này được mở đầu bằng đoạn nhạc dạo lấy từ ''[[Happy Birthday]]'' và là ca khúc thích hợp nhất để ca ngợi vẻ đẹp và tuổi trẻ của người phụ nữ ở giai đoạn ''hoa dạng niên hoa''.<ref name=music/>
 
Tựa đề [[tiếng Anh]] của phim dùng để phát hành quốc tế là ''In the Mood for Love'' (''Tâm trạng khi yêu''). Vốn suy nghĩ về tựa đề tiếng Anh của phim từ lâu, Vương Gia Vệ tình cờ mua được một đĩa nhạc của [[Bryan Ferry]] trong đó có ca khúc ''I'm in the Mood for Love''. Ngay lập tức đạo diễn cảm thấy tên này phù hợp với phim vì tựa đề phim là để nói tới "tâm trạng" (''mood'') của bộ phim, của giai đoạn chứ không phải đề cập tới nội dung phim.<ref name=report/>
Dòng 68:
 
=== Kịch bản ===
Sau thành công của ''[[A Phi chính truyện]]'' ([[1990]]), đã có nhiều ý kiến đề nghị Vương Gia Vệ làm phần hai của bộ phim này và tới năm [[1999]] thì ông quyết định thực hiện ''Tâm trạng khi yêu'', tác phẩm được coi là phần tiếp theo của ''A Phi chính truyện''. Cùng lấy bối cảnh là Hồng Kông những năm 1960, điểm khác biệt đầu tiên của ''Tâm trạng khi yêu'' so với ''A Phi chính truyện'' là bộ phim năm 1999 nói về những người đã lập gia đình trong khi bộ phim năm 1990 đề cập tới những thanh niên độc thân. Do đã có rất nhiều phim khai thác đề tài quan hệ ngoại tình của những người đã lập gia đình nên Vương Gia Vệ quyết định nói tới một khía cạnh khác của những chuyện tình vụng trộm, đó là cách mọi người suy nghĩ và cư xử trong những câu chuyện này. Ông không muốn phán xét việc ai đúng, ai sai trong chuyện ngoại tình vì cho rằng đó là một ý tưởng nhàm chán, vì vậy Vương không cho nhân vật chồng của Tô Lệ Trân và vợ của Chu Mộ Văn xuất hiện trong ''Tâm trạng khi yêu'', ông chỉ đề cập tới câu chuyện tình thông qua hai người trong cuộc là Tô và Chu.<ref name=interview/>
 
Từ năm [[1996]] Vương Gia Vệ đã lập kế hoạch thực hiện một phim ở [[Bắc Kinh]] có tựa đề ''Mùa hè Bắc Kinh'' với Lương Triều Vĩ và Trương Mạn Ngọc thủ vai chính, tuy nhiên do nhiều khó khăn nên Vương đã phải bỏ dự án này và tới [[Argentina]] quay ''[[Xuân quang xạ tiết]]''.<ref name=music/><ref name=tr26>Jousse, Thierry, tr. 26</ref> Tới cuối [[thập niên 1990]] thì Vương Gia Vệ quay lại với đề tài cũ, ông dự định thực hiện một phim gồm ba phần xoay quanh ẩm thực, trong đó một phần nói về nhà hàng và tiệm mì, một phần nói về chủ tiệm ăn nhanh cùng khách hàng và một phần nói về kẻ bắt cóc và người bị bắt cóc. Phần có những cảnh trong nhà hàng và ở tiệm mì ban đầu được dự định kéo dài khoảng 30 phút, nhưng sau đó Vương Gia Vệ quyết định kéo dài câu chuyện để thực hiện ''Tâm trạng khi yêu''. Phần nói về chủ tiệm ăn nhanh và khách hàng sau đó cũng được Vương phát triển thành ''[[My Blueberry Nights]]'' ([[2008]]), phim nói tiếng Anh đầu tiên của đạo diễn.<ref name=interview/> Ẩm thực trong ''Tâm trạng khi yêu'' được dùng như yếu tố thời gian vì thông qua những món ăn truyền thống Trung Hoa vốn thay đổi theo mùa, người xem có thể xác định được thời điểm của câu chuyện. Ví dụ khi bà Tôn mời Tô Lệ Trân ăn bánh, người xem có kiến thức về ẩm thực sẽ biết đó là thời điểm tháng 6, tháng 7 vì những loại rau nguyên liệu của món bánh đó chỉ có vào các tháng này trong năm. Là một bộ phim có phần lớn bối cảnh, chi tiết, âm nhạc, thời gian lặp đi lặp lại, theo Vương Gia Vệ, ''Tâm trạng khi yêu'' đề cập tới sự thay đổi thông qua những chi tiết nhỏ và tinh tế, đó là thực phẩm, trang phục của Tô Lệ Trân và nhất là những thay đổi rất nhỏ trong quan hệ giữa Tô và Chu Mộ Văn.<ref name=interview/>
Dòng 145:
Sau khi công chiếu, ''Tâm trạng khi yêu'' đã nhận được đánh giá cao từ giới phê bình. Thống kê từ trang web phê bình điện ảnh [[Rotten Tomatoes]] cho thấy phim được chấm 88%.<ref name=Rotten>{{chú thích web|url=http://uk.rottentomatoes.com/m/1104325-in_the_mood_for_love/|title=In the Mood for Love (2001)|publisher=[[Rotten Tomatoes]]|accessdate=2009-08-20}}</ref> Điểm của ''Tâm trạng khi yêu'' trên một trang web phê bình khác là [[Metacritic]] cũng rất cao, 85%, thống kê từ 27 bài phê bình.<ref>{{chú thích web|url=http://www.metacritic.com/video/titles/inthemoodforlove?q=in%20the%20mood%20for%20love|title=In the Mood for Love|publisher=[[Metacritic]]|accessdate=2009-08-20}}</ref> Trong số báo ra tháng 2 năm 2001, [[time (tạp chí)|tạp chí Time]] đánh giá ''Tâm trạng khi yêu'' là bộ phim "không thể bỏ lỡ" đầu tiên của năm 2001 với cách xây dựng hết sức nghệ thuật thế giới của sự quyến rũ, giả dối và đau khổ.<ref name=time>{{chú thích web|url=http://www.time.com/time/magazine/shorttakes/0,9485,1101010219,00.html|title=IN THE MOOD FOR LOVE|publisher=[[Time (tạp chí)|Tạp chí Time]]|author=Richard Corliss|date=2001-02-19|accessdate=2009-08-20}}</ref> Edward Guthmann trên tờ ''[[San Francisco Chronicle]]'' cho rằng ''Tâm trạng khi yêu'' tương tự như ''Brief Encounter'' của David Lean cùng là những bộ phim đề cập tới tình cảm bị kìm nén, và mặc dù Vương Gia Vệ không cho khán giả được thỏa mãn bằng một cái kết dứt khoát, đạo diễn đã quá hào phóng khi chia sẻ cho người xem tài năng của ông trong việc chuyển tải cảm xúc, sự khao khát và tâm trạng lên màn ảnh.<ref name=sfc>{{chú thích web|url=http://www.sfgate.com/cgi-bin/article.cgi?file=/chronicle/archive/2001/02/16/DD120349.DTL&type=movies|title=Moody 'Love' Cheung, Leung star in hypnotic tale of sexual anticipation |author=Edward Guthmann|publisher=''[[San Francisco Chronicle]]''|date=22001-02-16|accessdate=2009-08-20}}</ref> Bộ phim của Vương Gia Vệ được Desson Howe của tờ ''[[The Washington Post|Washington Post]]'' đánh giá là bộ phim gợi cảm nhất của năm vì Vương Gia Vệ đã biết cách khơi gợi cảm xúc mà không cần tới diêm hay gỗ, Howe cho rằng bộ phim đề cập tới mối tình của Tô và Chu một cách tinh tế thông qua tâm trạng của mỗi người, thêm vào đó là những góc quay đáng nhớ khiến phim chắc chắn sẽ khiến người xem phải xúc động.<ref name=wpost>{{chú thích web|url=http://www.washingtonpost.com/wp-srv/entertainment/movies/reviews/inthemoodforlovehowe.htm|title=A Smoldering 'Mood for Love' |author=Desson Howe|publisher=''[[The Washington Post|Washington Post]]''|date=2001-02-23|accessdate=2009-08-20}}</ref> Nhà phê bình [[Roger Ebert]] chấm phim 3/4 sao, ông cho rằng đây là một bộ phim của cảm xúc không thể bùng nổ với một tình yêu không được đáp lại, Ebert đánh giá cảnh sáng tạo nhất của phim là khi Tô và Chu đóng giả cảnh vợ chồng vì đó chính là thời điểm hai người thực sự bộc lộ cảm xúc của mình.<ref name=ebert>{{chú thích web|url=http://rogerebert.suntimes.com/apps/pbcs.dll/article?AID=/20010216/REVIEWS/102160303/1023|title=In The Mood For Love |author=[[Roger Ebert]]|publisher=''[[Chicago Sun-Times]]''|date=2001-02-16|2009-08-20}}</ref> ''Tâm trạng khi yêu'' chỉ được chấm 2/4 sao trên tờ ''[[USA Today]]'', tờ báo này cho rằng việc tập trung khai thác nỗi đau của cặp tình nhân khiến không khí phim trở nên nặng nề, kịch bản của ''Tâm trạng khi yêu'' cũng bị cho là miên man khiến độc giả không biết đâu là kết phim, nhà phê bình Mike Clark thậm chí còn cho rằng đáng tiếc là [[Thành Long]], bạn diễn của Trương Mạn Ngọc trong ''[[Câu chuyện cảnh sát]]'', đã không có vai diễn trong phim để nó thêm hấp dẫn.<ref name=usatoday>{{chú thích web|url=http://www.usatoday.com/life/movies/2001-02-02-also-opening.htm|title=In the Mood for Love|publisher=[[USA Today]]|author=Mike Clark|date=2001-02-01|accessdate=2009-08-20}}</ref>
 
Trên trang Film.com, ''Tâm trạng khi yêu'' được chọn vào danh sách 20 phim hay nhất của bộ sưu tập Criterion DVD, người biên tập danh sách Amanda Mae Meyncke cho rằng qua bộ phim, Vương Gia Vệ đã chứng tỏ mình là bậc thầy trong phim lãng mạn khi ông tạo nên được sự tương tác hoàn hảo giữa những khoảnh khắc rất nhỏ của vẻ đẹp bằng phần hình ảnh xúc động và âm nhạc hợp lí.<ref name=filmcom>{{chú thích web|url=http://www.film.com/features/story/the-top-20-criterion-dvds/29602053|title=The Top 20 Criterion DVDs|publisher=Film.com|author=Amanda Mae Meyncke|date=2009-08-12|accessdate=2009-08-20}}</ref>
 
''Tâm trạng khi yêu'' cũng được Steven Jay Schneider chọn vào tác phẩm đồ sộ của ông ''1001 Movies You Must See Before You Die'' (''1001 phim phải xem trước khi chết''), ông cho rằng hầu như mọi cảnh trong phim đều tỏa sáng nhờ diễn xuất tuyệt vời của Trương Mạn Ngọc, Lương Triều Vỹ cùng những cảnh quay nghệ thuật và phần nhạc phim lôi cuốn.<ref name=1000films>{{chú thích sách|author=Steven Jay Schneider|title=1001 Films à voir avant de mourir|publisher=Omnibus|pages=905|year=2007|location=Paris|isbn=978-2-258-07529-0}}</ref>
 
''Tâm trạng khi yêu'' được những người yêu phim chấm 8,1/10 điểm, xếp hạng #233 tại trang web điện ảnh [[Internet Movie Database|IMDb]]<ref name="imdb">{{chú thích web|url=http://www.imdb.com/title/tt0118694/|title=Fa yeung nin wa (2000)|publisher=[[Internet Movie Database|IMDb]]|accessdate=2009-08-20}}</ref> ngang điểm với siêu phẩm [[Vô gian đạo]] và vượt mặt cả bộ phim cùng năm [[Ngọa hổ tàng long (phim 2000)|Ngọa Hổ Tàng Long]] của đạo diễn [[Lý An]].
Dòng 156:
Gần như đồng thời với ''Tâm trạng khi yêu'', Vương Gia Vệ cũng bắt đầu thực hiện bộ phim tiếp theo của ông là ''[[2046 (phim)|2046]]'', tác phẩm này còn có thời gian quay kéo dài hơn cả ''Tâm trạng khi yêu'' và mãi tới Liên hoan phim Cannes năm 2004 nó mới được ra mắt công chúng. Trong nhiều cuộc phỏng vấn Vương Gia Vệ đã khẳng định rằng ''2046'' không phải là phần tiếp theo của ''Tâm trạng khi yêu'' mà nó đúng hơn là một biến thể hay một hệ quả của bộ phim ra đời năm 2000.<ref name=tr24>Jousse, Thierry, tr.24</ref> Trong cả hai tác phẩm, chi tiết cất giấu bí mật vào một cái lỗ rồi lấp kín lại đều được nhắc tới, theo Vương Gia Vệ thì ông bắt gặp chi tiết này trong một cuốn sách và muốn sử dụng nó đồng thời cho cả hai tác phẩm.<ref name=interview/>
== Giải thưởng ==
Tuy được coi là một trong những phim xuất sắc nhất của Hồng Kông năm 2000 nhưng tại các [[giải thưởng điện ảnh]] và [[liên hoan phim]] ở [[châu Á]], ''Tâm trạng khi yêu'' thường thất bại trong các hạng mục quan trọng trước một bộ phim nổi tiếng khác đó là ''[[Ngọa hổ tàng long (phim 2000)|Ngọa hổ tàng long]]'' của đạo diễn [[Lý An]]. Trong lễ trao [[Giải thưởng Điện ảnh Hồng Kông lần thứ 20]], ''Tâm trạng khi yêu'' được đề cử ở hầu hết các giải thưởng chính nhưng tác phẩm của đạo diễn Vương Gia Vệ chỉ giành được 5 giải với hai hạng mục diễn xuất chính cho Lương Triều Vĩ và Trương Mạn Ngọc. Ở [[Liên hoan phim Châu Á - Thái Bình Dương]] tổ chức tại [[Hà Nội]], phim đã giành giải Quay phim xuất sắc nhất (cho Christopher Doyle, Lý Bình Tân) và Biên tập phim xuất sắc nhất (cho Trương Thúc Bình), Trương Thúc Bình cũng là người được trao [[giải Kim Mã]] cho trang phục và hóa trang xuất sắc, hạng mục mà ông từng chiến thắng ở Giải thưởng Điện ảnh Hồng Kông. Vốn là một đạo diễn quen thuộc ở [[Liên hoan phim Cannes]], Vương Gia Vệ từng từng được trao giải Đạo diễn xuất sắc nhất ở Cannes năm [[1997]] cho ''Xuân quang xạ tiết''. ''Tâm trạng khi yêu'' trong [[Liên hoan phim Cannes năm 2000]] đã được trao hai giải gồm Vai nam xuất sắc nhất (cho Lương Triều Vĩ) và Kĩ thuật xuất sắc nhất (cho Christopher Doyle, Lý Bình Tân và Trương Thúc Bình), tại [[Pháp]] tác phẩm này còn giành được giải Phim nước ngoài xuất sắc nhất trong lễ trao [[Giải César]]. Do thành công lớn của ''Ngọa hổ tàng long'' tại [[Hoa Kỳ|Hoa Kì]] nên ''Tâm trạng khi yêu'' hầu như không có tên trong danh sách các giải thưởng quan trọng như [[giải Oscar]] hay [[giải Quả cầu vàng]], bộ phim chỉ chiến thắng ở hạng mục Phim ngoại ngữ hay nhất và Quay phim xuất sắc nhất tại một số giải nhỏ hơn như [[giải Tinh thần độc lập]] hay giải của các hội phê bình Mỹ.<ref name=awardcd/>
 
{| class="wikitable collapsible collapsed" style="clear:none; font-size:90%; padding:0 auto; width:50%; margin:auto"