Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lê Văn Trung (Quyền Giáo Tông)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Nal-Bot (thảo luận | đóng góp)
n →‎Thân thế: Replace Thân mẫu -> Mẹ using AWB
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 16:
Ngày 18 tháng 5 năm [[1912]], chính phủ [[Pháp]] ban thưởng cho ông [[Bắc Đẩu Bội tinh|Bắc Đẩu Bội Tinh]] Đệ ngũ đẳng vì những đóng góp cho nhà nước Pháp tại thuộc địa Nam Kỳ.
Năm [[1914]], ông được cử làm [[Nghị viên]] [[Hội đồng Soái phủ Đông Dương]] (''Conseil du Gouvernement de l'Indochine'', còn gọi là [[Hội đồng Thượng Nghị viện Đông Dương]]).
 
Kể từ năm 1920 trở đi, công việc kinh doanh của ông gặp nhiều khó khăn, đến cuối năm 1924 thì bế tắc, hoàn toàn bị lỗ lã. Ông đau buồn, bắt đầu hút thuốc phiện, thị lực yếu đi rất nhiều, chỉ thấy mọi vật lờ mờ. Được sự giới thiệu của một người họ hàng, ông bắt đầu có thiên hướng tâm linh nhiều hơn, bỏ thuốc phiện, chú ý giữ gìn sức khỏe và tu tập. Thị lực của ông dần tốt trở lại và sức khỏe phục hồi.
 
== Sự nghiệp đạo ==
Theo tài liệu của tôn giáo Cao Đài thì ngày [[7 tháng 1]] năm [[1926]] (tức 23 tháng 11 năm [[Ất Sửu]]), các ông [[Cao Quỳnh Cư]], [[Phạm Công Tắc]] đem [[Đại Ngọc Cơ]] đến nhà ông Trung để cầu cơ. Tại lần [[cầu cơ]] này, ông được nhận làm môn đồ. Từ đó, ông bắt đầu lập bàn thờ đạo tại tư gia, dốc lòng cùng với các ông Phạm Công Tắc và Cao Quỳnh Cư lo việc mở đạo.
 
Ngày 21 tháng 2 năm 1926, trong một buổi cầu cơ tại nhà ông Vương Quang Kỳ, một bài thơ được lưu truyền là cơ giáng của [[Thượng đế]], trong đó có tên của 13 người, về sau được tín đồ [[Cao Đài]] xưng tụng là những tín đồ đầu tiên của đạo, với ông [[Ngô Minh Chiêu|Ngô Văn Chiêu]] được tôn xưng Anh Cả. Ông Lê Văn Trung là người được xưng danh thứ 3, chỉ sau ông Ngô Văn Chiêu và ông Thượng Kỳ Thanh ([[Vương Quang Kỳ]]).
Dòng 27:
Từ đó, ông là một trong số các môn đồ tích cực đi truyền đạo khắp các tỉnh [[Nam Kỳ]]. Chính vì vậy, đêm [[23 tháng 4]] năm 1926 (tức [[12 tháng 3]] năm [[Bính Dần]]), ông được cơ bút phong làm Thượng Đầu sư, với Thánh danh là Thượng Trung Nhựt, cùng lượt với Ngọc Đầu sư [[Lê Văn Lịch]], thánh danh Ngọc Lịch Nguyệt. Ông được xem là người được phong phẩm vị thứ 2 sau phẩm vị [[Giáo tông]].
 
Dù về sau, một số tín đồ được phong chức phẩm Chưởng pháp, trên cả chức phẩm Đầu sư, nhưng trên thực tế, ông được xem như là tín đồ tiếp quản điều hành sau khi ông Ngô Văn Chiêu từ chối ngôi vị Giáo tông. Ông chính là người chủ chốt cùng 27 đệ tử Cao Đài khác, gởi [[Tờ Khai Đạo]], kèm [[Tờ Khai tịch Đạo]], lên [[Thống đốc Nam Kỳ]] [[Le Fol]] vào ngày 7 tháng 10 năm 1926 (tức ngày mùng [[1 tháng 9]] năm [[Bính Dần]]). Sau đó, ngày 15 tháng 10 năm Bính Dần (tức ngày [[19 tháng 11]] năm 1926), ông cùng các môn đồ chủ chốt khác tổ chức Lễ Khai Đạo rất trọng thể tại [[chùa Gò Kén]] ([[Tây Ninh]]).
 
Với nỗ lực phát triển đạo của các tín đồ, đạo Cao Đài nhanh chóng phát triển về số lượng. Tuy nhiên, dù đã hình thành tổ chức Hội Thánh, các tín đồ cao cấp lại có những bất đồng về cách thức nghi lễ, truyền giáo, tổ chức giáo hội. Điều này dẫn đến việc hoạt động độc lập của nhiều nhóm tín đồ khác nhau. Với sự giúp đỡ của các chức sắc cao cấp [[Hiệp Thiên Đài]], ông đã có nhiều cố gắng ngăn chặn xu hướng ly khai của các tín đồ, cũng như đối ngoại với chính quyền, nhằm giữ gìn và phát triển nền đạo non trẻ. Trong buổi cầu cơ ngày [[22 tháng 11]] năm [[1930]], một đạo nghị định được ban ra, phong cho ông ''thi hành các phận sự Giáo Tông về phần xác''<ref>Bát Đạo Nghị định, ''"Đạo Nghị định thứ Nhì"'', Điều thứ nhứt.</ref> để chính thức điều hành các hoạt động của Hội Thánh.