Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vùng đặc quyền kinh tế”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n using AWB
Dòng 1:
{{Bài về luật}}
[[Tập tin:Zonmar vi.svg|phải|nhỏ|300px|Các vùng biển theo luật quốc tế]]
Trong [[luật biển quốc tế]], '''vùng đặc quyền kinh tế''' ([[tiếng Anh]]: ''Exclusive Economic Zone - EEZ''; [[tiếng Pháp]]: ''zone économique exclusive- ZEE'') là vùng biển mở rộng từ các [[quốc gia ven biển]] hay [[quốc gia quần đảo]], nằm bên ngoài và tiếp giáp với [[lãnh hải]]. Nó được đặt dưới chế độ pháp lý riêng được quy định trong '''phần V - Vùng đặc quyền kinh tế''' của [[Công ước Liên hiệp quốc về luật biển 1982]], trong đó các quyền và quyền [[tài phán]] của quốc gia ven biển (hay quốc gia quần đảo), các quyền cũng như các quyền tự do của các quốc gia khác đều được điều chỉnh bởi các quy định thích hợp của Công ước này. Vùng biển này có chiều rộng 200 hải lý (khoảng 370,4  km) tính từ [[đường cơ sở (biển)|đường cơ sở]], ngoại trừ những chỗ mà các điểm tạo ra đó gần với các quốc gia khác. Trong khu vực đặc quyền kinh tế, quốc gia có đặc quyền khai thác và sử dụng các tài nguyên biển. Nó là một trong các vùng mà quốc gia có quyền chủ quyền.
 
Khái niệm này của các quốc gia được phân chia vùng đặc quyền kinh tế đã cho phép kiểm soát tốt hơn các vấn đề trên biển (nằm ngoài giới hạn lãnh thổ mà quốc gia có đầy đủ chủ quyền) đã thu được sự chấp thuận của đa số quốc gia vào cuối [[thế kỷ 20]] và đã được gắn với sự thừa nhận quốc tế theo [[Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển|Công ước Liên hiệp quốc về luật biển]] thứ ba năm [[1982]].
Dòng 45:
* ''[[Luật về biển và các vùng đất chìm ngập dưới biển]] năm [[1973]]''
 
[[Úc]] là quốc gia lớn thứ ba về diện tích của Vùng đặc quyền kinh tế, sau [[Hoa Kỳ|Mỹ]] và [[Pháp]], và đứng trên [[Nga]], với tổng diện tích thực tế còn lớn hơn diện tích vùng đất liền của mình. Theo công ước của [[Liên Hiệp Quốc|Liên hiệp quốc]], vùng đặc quyền kinh tế của Úc nói chung mở rộng thêm 200 hải lý (370,4  km) từ bờ biển của Úc cũng như các lãnh thổ ben ngoài của quốc gia này, ngoại trừ các khu vực mà theo thỏa thuận giữa Úc và các quốc gia liên quan thì nó nhỏ hơn. Úc cũng đòi hỏi trong các đệ trình của mình tới Ủy ban của Liên hiệp quốc về biển dành cho các giới hạn về [[thềm lục địa]] và vùng đặc quyền kinh tế tới 200 hải lý đối với [[Lãnh thổ Nam Cực thuộc Úc]] nhưng yêu cầu này không được chấp nhận do các quy định trong [[Hệ thống Hiệp ước Vùng Nam Cực|Hiệp ước Nam Cực]]. Tuy vậy, Úc vẫn duy trì được quyền khai thác và thám hiểm đáy biển và vùng nước trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế này.
{|class="wikitable"
|-
Dòng 66:
 
=== Pháp ===
Do có nhiều các lãnh thổ bên ngoài chính quốc trên tất cả các [[đại dương]] của [[Trái Đất]] nên Pháp chiếm giữ vị trí thứ hai về vùng đặc quyền kinh tế trên thế giới, với diện tích 11.035.000  km² (4.260.000 dặm vuông), chỉ sau diện tích các vùng đặc quyền kinh tế của Mỹ (11.351.000  km² / 4.383.000 dặm vuông), nhưng đứng trên [[Úc]]. Theo tính toán khác đưa ra bởi ''Pew Research Center'', diện tích vùng đặc quyền kinh tế của Pháp là 10.084.201  km² (3.893.532 dặm vuông), sau Mỹ (12.174.629  km² / 4.700.651 dặm vuông), nhưng trên Úc (8.980.568  km² / 3.467.416 dặm vuông) và Nga (7.566.673  km² / 2.921.508 dặm vuông).
 
Tổng diện tích vùng đặc quyền kinh tế của Pháp chiếm khoảng 8% tổng diện tích bề mặt của tất cả các vùng đặc quyền kinh tế trên thế giới, trong khi diện tích của Cộng hòa Pháp chỉ chiếm 0,45% tổng diện tích Trái Đất.